2. Dealing Desk và No Dealing Desk

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,061
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Trước khi chọn broker, bạn hãy phân biệt các dạng broker khác nhau để chắc chắn cho các lực chọn khác. Mỗi broker khác nhau như mỗi vị đầu bếp, cùng một món ăn nhưng trình bày, cách chế biến khác nhau mang đến hương vị khác nhau. Bạn chỉ phân biệt được khi bạn là khách quen thân thuộc, chính vì vậy bạn nên phân biệt ít nhất là trên danh nghĩa kiến thức hoặc đọc thật kĩ menu khi chọn món.

- Có 2 loại môi giới tài chính:
  • Dealing Desks (DD)
  • No Dealing Desks (NDD).
- Các broker Dealing Desks (DD) chính là Market Makers.
- No Dealing Desks gồm 2 loại:
  • Straight Through Processing (STP)
  • Electronic Communication Network + Straight Through Processing (ECN+STP)
1603968947174.png

Dealing Desk – DD Broker là gì?
- Các nhà môi giới ngoại hối DD kiếm lợi nhuận thông qua Spread và cung cấp thanh khoản cho khách hàng. Chính vì vậy, họ được gọi là những nhà tạo lập thị trường.
- Các nhà môi giới Dealing Desk thực sự tạo ra một thị trường cho khách hàng, có nghĩa là họ thường đảm nhận khía cạnh khác của giao dịch từ phía khách hàng.
-
Nhiều người sẽ nghĩ việc này gây xung đột lợi ích nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Những Broker DD cung cấp cả giá bán lẫn giá mua; họ thờ ơ với quyết định của các nhà giao dịch.
- Nhờ có các Broker DD mà thị trường luôn vận hành thông suốt từ 2 chiều mua và bán; đơn hàng 2 chiều luôn được xử lý có thể hàng triệu hàng tỷ nên họ ít rủi ro thiết lập FIXED spreads.
- Nhiều người lo ngại rằng họ không biết được lãi suất kiên ngân hàng nhưng bạn cũng nên yên tâm vì cạnh tranh khốc liệt nên mức lãi suất này của các Broker DD rất sát với lãi suất liên ngân hàng, nếu không muốn nói là giống nhau.

1603968956135.png

- Nếu bạn mua 200.00 EUR/USD với Broker DD. Nhà môi giới sẽ tìm lệnh bán phù hợp từ các khách hàng khác hoặc chuyển tiếp lệnh giao dịch của bạn cho nhà cung cấp thanh khoản, một thực thể tài chính rất lớn có thể đáp ứng mua bán khối lượng lớn tài sản tài chính.
- Họ không giữ lệnh cho riêng mình nên họ rất ít có rủi ro và họ tìm được lợi nhuận từ phí chênh lệch giá mà không đi ngược với giao dịch từ bạn.
- Tuy nhiên, nếu vị thế của bạn không có lệnh khớp, họ sẽ đi ngược lại với vị thế của bạn. Ví dụ, khi bạn mua thì họ sẽ bán và khi bạn bán thì họ sẽ mua.
- Hãy lưu ý rằng các nhà môi giới ngoại hối khác nhau có các chính sách quản lý rủi ro khác nhau, vì vậy hãy chắc chắn bạn sẽ kiểm tra nhà môi giới của mình thật kĩ lưỡng.

No Dealing Desk Broker là gì?
- Các nhà môi giới NDD không đẩy lệnh của bạn như các nhà môi giới DD.
- Nhiệm vụ của họ là trung gian liên kết đứng giữa. Họ không đứng ở vị thế đối lập với giao dịch khách hàng.
- No Dealing Desk không phải là một Market Maker.


1603969012779.png

- Họ như cầu nối giữa liên thị trường và nhà giao dịch: Họ xây dựng cấu trúc, nền tảng để kết nối bất chấp không gian và thời gian.
- NDD tìm được lợi nhuận thông qua phí hoa hồng và tăng phí chênh lệch spread.
- No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.

Nhà môi giới STP là gì?

- Một số nhà môi giới tuyên bố họ chính là ECN thực thụ nhưng sau lời quảng cáo hoa mỹ, họ đơn thuần chỉ là hệ thống Straight Through Processing.

1603969053018.png

- Đơn giản họ sử dụng hệ thống định tuyến hỗ trợ chuyển tiếp lệnh sang cho các nhà cung cấp thanh khoản – họ mới chính là đơn vị trực thuộc hệ thống liên ngân hàng. (interbank market)
- NDD STP Broker thường liên kết với nhiều nhà cung cấp thanh khoản dẫn đến họ tiếp cận nhiều mức giá Bid & Ask khác nhau.

Bid​
Ask​
Nhà cung cấp thanh khoản A
1.2998​
1.3001​
Nhà cung cấp thanh khoản B
1.2999​
1.3001​
Nhà cung cấp thanh khoản C
1.3000​
1.3002​

- Hệ thống sẽ tự động sắp xếp giá thầu này và yêu cầu báo giá từ tốt đến tệ nhất.
- Trong trường hợp trên, giá tốt nhất ở phía giá bid là 1.3000 (bạn muốn bán đắt) và giá tốt nhất ở phía ask là 1.3001 (bạn muốn mua rẻ). Giá bid/ask hiện là 1.3000 / 1.3001.
- Bạn sẽ không thấy mức giá này trên nền tảng MT4? Hiển nhiên là không. Họ cần phải làm việc để tìm lợi nhuận, chính vì vậy broker thêm một đánh dấu (markup) nhỏ, thường là cố định. Nếu chính sách của họ là thêm đánh dấu 1 pip, báo giá bạn sẽ thấy trên nền tảng của mình là 1.2999 / 1.3002.
- Mức spread 1 pip biến thành spread 3 pips khi đến tay bạn.
- Nếu đơn đặt hàng của bạn được xác nhận, Nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B sẽ có một vị thế bán là 100.000 đơn vị EUR / USD 1.3001 và bạn sẽ có một vị thế mua 100.000 đơn vị EUR / USD tại 1.3002. Bên môi giới có được lợi nhuận 1 pip.
- Mức thay đổi Bid/Ask này khiến cho các broker loại STP có mức spread biến động. Nếu chênh lệch từ các nhà cung cấp thanh khoản giãn đồng nghĩa, broker không còn lựa chọn nào ngoài việc giãn spread.
- Nhà môi giới STP cung cấp chênh lệch cố định đều có phí spread biến đổi.

Nhà môi giới ECN là gì?

- Các nhà môi giới ECN cho phép đơn đặt hàng của khách tương tác với đơn đặt hàng của khách hàng khác trong hệ thống.
- Các đơn vị tham gia bao gồm: ngân hàng, thương nhân bán lẻ, quỹ phòng hộ và thậm chí các nhà môi giới khác.
- Những người cùng giao dịch với nhau bằng cách đưa ra bid/ask tốt nhất.

1603969139654.png

- ECN cũng cho nhà giao dịch thấy được độ sâu của thị trường – “Depth of Market”. Mức độ này thể hiện qua các lệnh mua bán.
- Do tính chất của ECN nên họ không thể tăng spread đảm bảo thu nhập thay vào đó, các sàn ECN kiếm lợi nhuận thông qua phí commission.
 

Bài học tiếp theo:

3. Dealing Desk vs No Dealing Desk Broker

Mỗi loại hình môi giới không nhất thiết là tốt hơn những loại còn lại bởi vì tương tự cũng tồn tại những nhà giao dịch khác nhau. Bài học này sẽ giúp bạn xác định yếu tố nào là quan trọng nhất đối với bạn.

Bên trên