5. Tổng kết Kháng cự - Hỗ trợ

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,322
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Trong các bài học trước, bạn đã học về hỗ trợ - kháng cự trong giao dịch. Hãy xem bạn đã học được những gì.
- Khi giá tăng và sau đó giảm trở lại, vùng giá cao nhất đạt được trước khi giảm được gọi là vùng kháng cự (Resistance Zone).
- Khi giá tiếp tục tăng trở lại, vùng giá thấp nhất đạt được trước khi giá tăng là vùng hỗ trợ (Support Zone).

Kháng cự - hỗ trợ là các vùng:
-
Một điều cần ghi nhớ là hỗ trợ - kháng cự thường không phải các con số chính xác.
- Bạn hãy nghĩ kháng cự - hỗ trợ chính là các “vùng tương đối”.

- Biểu đồ đường dùng để xác định vùng kháng cự - hỗ trợ dễ dàng hơn biểu đồ nến.

Kháng cự - hỗ trợ có thể đảo ngược vai trò:
- Khi giá phá qua vùng kháng cự thì vùng kháng cự đó sẽ trở thành vùng hỗ trợ mới.

1604055033973.png

- Tương tự như vậy, nếu vùng hỗ trợ bị phá vỡ thì vùng đó sẽ trở thành vùng kháng cự mới.

1604055039479.png

- Khái niệm này chính là “đảo ngược vai trò”.

Trend Lines:

- Đường xu hướng tăng vẽ dọc theo đáy của các vùng hỗ trợ.

1604055206079.png

- Đường xu hướng giảm vẽ dọc theo đỉnh của các vùng kháng cự.

1604055212675.png

- Các dạng đường xu hướng chính:
  • Uptrend (higher lows): xu hướng tăng (vùng hỗ trợ cao dần)
  • Downtrend (lower highs): xu hướng giảm (vùng kháng cự thấp dần)
  • Sideways trend (ranging): xu hướng đi ngang (giá đi ngang trong một phạm vi nhất định).
Kênh giá:
- Kênh giá có độ dốc đi xuống (Down Channel) được xem là giá có xu hướng giảm.
- Kênh giá có độ dốc đi lên (Up Channel) được xem là giá có xu hướng tăng.
- Kênh giá đi ngang (Sideway Channel) được xem là giá đang đi ngang trong một giới hạn.
- Để vẽ một kênh tăng dần, đầu tiên bạn sẽ phải vẽ được một đường xu hướng tăng, sau đó vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng đó, và gán vào vị trí chạm đỉnh gần nhất.

1604055241933.png

- Tương tự với kênh giá giảm, bạn cần có một đường xu hướng giảm, sau đó vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng đó, và gán đường vừa vẽ vào điểm chạm đáy gần nhất.

1604055252198.png

Giao dịch theo kháng cự - hỗ trợ:
-
Bao gồm 2 phương pháp:
  • Cú Bật (Bounce)
  • Cú Phá (Break)
- Các nhà giao dịch theo kháng cự - hỗ trợ sẽ giao dịch theo các Cú Bật (Bounce) sau khi đường giá chạm cản đã xác định.
- Khi giao dịch với cú bật giá, chúng ta cần một vị trí đảm bảo tỉ lệ thắng và xác nhận rằng giá đã thực sự bật lại sau khi chạm vào vùng cản.
- Với sự cẩn thận cần thiết này, tài khoản của bạn sẽ an toàn hơn khi giao dịch. Nếu không bạn sẽ là một kẻ bắt dao rơi, và trò chơi đó thì hẳn là nguy hiểm khôn lường.

1604055278718.png

- Giao dịch theo Cú Phá Giá (Break):
  • Dạng trực diện: bạn mua – bán bất cứ khi nào giá phá vùng kháng cự - hỗ trợ một cách mạnh mẽ.
  • Dạng an toàn: thay vì vào lệnh ngay lập tức, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi giá “test lại” cản (pullback) và vào lệnh ở khoảng giá đó để tạo ra lợi thế cho lệnh của mình.
1604055289840.png


Dạng trực diện

1604055296676.png


Dạng an toàn​
 
Tiểu học

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên