Aave Arc: Cầu nối Defi và Nhu cầu đầu tư từ các tổ chức tài chính

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 875
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

*Bài viết được thành viên Nguyet Hoang (Ca Chua) thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu “Aave Arc: Bridging DeFi & Institutional Demand” của Will Comyns, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

1629534603972.png

Tổng quan Aave

Aave là một giao thức mã nguồn mở và non-custodial để kiếm lãi suất từ tiền gửi và vay tài sản với tỉ lệ lãi suất thay đổi hoặc ổn định. Aave cũng cho phép các khoản vay nhanh không thế chấp, thời hạn cực ngắn, được thiết kế để tích hợp vào các sản phẩm và dịch vụ khác.

Aave bắt đầu với tên gọi ETHLend vào năm 2017, sau khi huy động được 16.2 triệu USD thông qua ICO với mục tiêu tạo ra một nền tảng cho vay ngang hàng phi tập trung. Sau đó, dự án đổi tên thành Aave khi chuyển sang mô hình pool thanh khoản. Aave đã ra mắt Aave Protocol vào năm 2020.

Nhà tài trợ chính

Các nhà tài trợ chính cho dự án bao gồm
  • Blockchain Capital
  • Blockchain.com Ventures
  • DTC Capital
  • Defiance Capital
  • Framework Ventures
  • ParaFi Capital
  • Standard Crypto
  • Three Arrows Capital
Token Economic

Token Usage


Token Type: ERC-20

Mục đích sử dụng: Discount và Thanh toán

LEND token dùng để quản lý giao thức. Các tính năng bao gồm đề xuất, bỏ phiếu và quyết định những bổ sung, tính năng, nội dung mới và quyết định các tham số trong giao thức. Ngoài ra, LEND bị burn dựa trên các khoản phí thu bởi giao thức.

LEND và AAVE được hoán đổi với tỉ lệ 1:1.

1630595563013.png


1630595581001.png


Aave và những giao thức cho vay DeFi khác

Aave
, cùng với Compound và MakerDAO, tiếp tục là trở thành một trong những giao thức cho vay DeFi được sử dụng nhiều nhất. Gần đây, Aave và các giao thức khác đã theo đuổi các giải pháp để giảm chi phí giao dịch với mục đích tăng khả năng tương tác giữa những người dùng bán lẻ.

Vào đầu tháng 4, Aave đã triển khai trên Polygon một biến thể của sidechain được gọi là “commit chain ” (xem thêm thông tin) chạy song song với Ethereum. Nó đã chứng minh là thành công vang dội, dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong hoạt động của người dùng bằng cách cho phép những người từng được định giá ngoài DeFi sử dụng Aave mà không giới hạn phí giao dịch.

Hiện tại, trọng tâm của Aave là tạo ra một nền tảng có thể đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức và DeFi. Aave hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư tài chính rộng rãi của các tổ chức đối với DeFi thông qua sản phẩm mới nhất của mình, Aave Arc, trước đây được gọi là Aave Pro.

Aave Arc lên kế hoạch với mục tiêu Aave có thể tiếp cận được với các khách hàng cấp tổ chức bằng cách cung cấp thị trường tư nhân theo yêu cầu KYC, giúp những người tham gia có thể tương tác với DeFi trong khi vẫn tuân thủ quy định. Kể từ cuối tháng 7, Aave Arc được ra mắt “trong vòng vài tuần” (tham khảo nguồn).

Aave là một giao thức thanh khoản phi tập trung, nơi người dùng có thể tham gia với tư cách là người gửi tiền hoặc người đi vay.Người gửi tiền cung cấp tính thanh khoản cho thị trường và đổi lại kiếm được một phần lãi được chia bởi những người đi vay.Lãi suất mà người đi vay trả được tính bằng cách nhân tỷ lệ sử dụng của một tài sản nhất định U với tỷ lệ đi vay trung bình như sau:


Mỗi tài sản có một lãi suất sử dụng tối ưu được xác định trước. Khi lãi suất sử dụng hiện tại nhỏ hơn lãi suất sử dụng tối ưu cho một thị trường nhất định, lãi suất đi vay sẽ tăng chậm lại.Tuy nhiên, khi lãi suất sử dụng hiện tại vượt qua lãi suất sử dụng tối ưu, lãi suất đi vay sẽ tăng đột biến cùng với hiệu suất sử dụng ngày càng tăng. Ví dụ về đường cong lãi suất cho một tài sản nhất định được hiển thị:


Nguồn: Aave
Giống như Compound, Aave tổng hợp các khoản cho vay để đảm bảo rằng nếu người đi vay không trả lại được khoản vay của họ, thì giao thức này có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khác với Compound, Aave cung cấp Flash Loans, Flash Loan là một tính năng cho phép người dùng vay bất kỳ một lượng tài sản có sẵn nào từ một hay nhiều nhóm hợp đồng thông minh được chỉ định trước mà không yêu cầu tài sản thế chấp, miễn là khoản vay được hoàn trả trong cùng một giao dịch blockchain. Một tính năng độc đáo khác của Aave là nó cung cấp cả lãi suất thay đổi và ổn định cho người vay. Mặc dù sự biến động của lãi suất ổn định thấp hơn nhiều, nhưng nó lại có giá cao hơn so với lãi suất thay đổi.


Nguồn: Aave
Tăng trưởng và phát triển thị trường Aave

Trong vài tháng qua, Aave đã phát triển tính thanh khoản cho giao thức của mình thông qua việc bổ sung các thị trường ngoài giao thức Aave V2 bằng việc mở rộng sang Polygon. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường Polygon của Aave đã giảm đáng kể phí giao dịch và chiếm gần 20% tổng thanh khoản của Aave.

Ngoài ra, Aave đã ra mắt automated market maker (AMM) vào tháng 3. Thị trường Aave AMM được thiết kế để cho phép các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider - LP) sử dụng LP token của họ từ các AMM như Uniswap và Balancer làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tuy nhiên, trái ngược với thị trường Aave Polygon, nó được người dùng Aave sử dụng ít nhất.


Ngoài việc giới thiệu các thị trường mới với giao thức Aave, một trong những bước phát triển thành công nhất là việc giới thiệu chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản cho những người tham gia thị trường Aave V2. Trước khi chương trình ra mắt vào ngày 26 tháng 4, khoảng 40% thanh khoản của Aave đã được phân bổ cho thị trường Aave V1 mặc dù Aave V2 đã hoạt động trong nhiều tháng trước đó (tham khảo nguồn). Vì vậy, mục tiêu chính của chương trình là khuyến khích người dùng di chuyển tiền của họ từ V1 sang V2. Chương trình cũng tìm cách giảm rủi ro vay bằng cách thưởng không cân xứng cho những người dùng vay stablecoin so với các tài sản khác nhau.

Hơn nữa, chương trình tập trung vào việc phân cấp giao thức bằng cách phát hành phần thưởng dưới dạng stkAAVE (staked AAVE ) từ Ecosystem Reserve cũng như tăng hoạt động thị trường tổng thể.

Aave Arc

Chương trình khai thác thanh khoản đã thành công rực rỡ và đạt được thành quả là hơn 2 tỷ USD được chuyển từ Aave V1 sang V2,tăng gần gấp đôi (tham khảo nguồn) so với V2 TVL, tăng trưởng lớn về lượng USD cung cấp cho thị trường USDC và DAI, phân phối được 82 triệu USD phần thưởng và tăng đáng kể việc sử dụng giao thức nói chung.Dựa trên thành công của chương trình, vào ngày 25 tháng 7, cộng đồng Aave đã bỏ phiếu để kéo dài chương trình ưu đãi thêm một tháng.


Sự hài lòng với tải sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng,lo ngại lạm phát và lãi suất bị kìm hãm đã khiến nhiều nhà đầu tư khám phá các hoạt động cho vay, đi vay, khai thác thanh khoản và staking trên các giao thức DeFi như một phương tiện thay thế để tạo ra lợi nhuận.Với hy vọng tận dụng được nhu cầu đầu tư từ các tổ chức tài chính, Aave đã thông báo rằng họ sẽ tung ra Aave Arc (tham khảo nguồn).

Aave Arc sẽ cung cấp các nhóm thanh khoản riêng cho các nhà đầu tư, cho phép truy cập trực tiếp vào các thị trường phi tập trung (tham khảo nguồn). Các nhóm thanh khoản này sẽ tách biệt với các nhóm hiện có trên Aave và yêu cầu KYC (know-your-customer) mở rộng do các quy định được áp dụng khi cung cấp sản phẩm cho các tổ chức.

Giảm thiểu rủi ro

Trong khi 31% quỹ đầu cơ (thông tin từ nguồn) dựa trên tiền điện tử đã bắt đầu sử dụng các sàn giao dịch phi tập trung, chẳng hạn như Uniswap hoặc 1inch, nhiều nhà đầu tư vẫn ngần ngại nhảy vào DeFi do rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Aave mong muốn giảm thiểu những lo ngại của các quỹ đầu cơ và các tổ chức tài chính khác bằng cách tiến hành KYC nghiêm ngặt cho tất cả người dùng tham gia trong nhóm Aave Arc. Vì các nhóm Aave Arc không phải là không cần cấp phép, các tổ chức sẽ vẫn có thể có được lợi ích từ việc Aave không giám sát và minh bạch mà không có rủi ro về các đối tác bất hợp pháp tiềm ẩn sử dụng các nhóm.

Aave Arc cũng có thể giảm thiểu rủi ro cho người dùng bằng cách hạn chế một cách thận trọng các tài sản ban đầu mà họ có.Mặc dù stablecoin là tài sản được sử dụng nhiều nhất trên Aave V2, USDC sẽ là stablecoin duy nhất được cung cấp trên Aave Arc.USDC được quảng bá tích cực bởi Coinbase, được hỗ trợ bởi tập đoàn CENTER và được quản lý chặt chẽ, khiến nó trở thành một stablecoin phù hợp cho các tổ chức từ góc độ quản lý rủi ro (
tham khảo nguồn).

Ngược với USDC, Tether, một trong những stablecoin khác được sử dụng nhiều nhất trên Aave V2, được coi là rủi ro không thể chấp nhận cho đối tác đối với nhiều nhà đầu tư.Tether được kiểm soát bởi Tether Limited và Bitfinex, cả hai đều đã phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra pháp lý và cáo buộc hành vi bất hợp pháp, trong đó một cáo buộc đáng chú ý cho rằng USDT không được hậu thuẫn đã thao túng giá Bitcoin một cách bất hợp pháp (
tham khảo nguồn).

Ngoài các yêu cầu nghiêm ngặt về KYC và lựa chọn tài sản thận trọng, Aave đã có thể hoạt động liên tục trong thời gian thị trường biến động gần đây, điều này càng chứng minh khả năng tồn tại và bảo mật của các giao thức.


Khuyến khích các thể chế tài chính nắm giữ AAVE

Một vấn đề quan trọng tồn tại trong hệ sinh thái DeFi ngày nay là nhiều tổ chức, chẳng hạn như quỹ mạo hiểm, sẽ nắm giữ token quản trị nhưng không sử dụng hoặc bỏ phiếu cho các đề xuất trong các giao thức.Đối với hầu hết các giao thức DeFi, phần lớn doanh thu được phân phối cho các nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài, trong khi chỉ một phần nhỏ có thể được coi là “doanh thu giao thức” do chủ sở hữu token kiểm soát.


Bởi vì phần lớn doanh thu được phân phối cho các nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài, các tổ chức đã từng sở hữu token Aave nhưng không sử dụng giao thức thì được khuyến khích chỉ bỏ phiếu theo cách mà dẫn đến giá trị được tích lũy vào AAVE. Việc sử dụng Aave Arc theo thể chế nhiều hơn có thể khuyến khích các tổ chức này tăng quyền sở hữu giao thức của họ để kiểm soát việc quản trị và tối đa hóa lợi nhuận của họ.

Mối quan tâm tiềm ẩn

Do các nhóm riêng trên Aave Arc có thể sẽ có lãi suất khác với các nhóm công cộng trên Aave V2, vì vậy sẽ tạo ra cơ hội chênh lệch giá cho những người có quyền truy cập vào cả hai nhóm sau khi Aave Arc ra mắt. Các cơ hội lớn nhất cho hoạt động chênh lệch giá có thể sẽ được tung ra, để tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư tổ chức hơn so với người dùng bán lẻ, nhiều người trong số họ ban đầu sẽ không có quyền truy cập vào các nhóm tư nhân này.

Dù Aave Arc là một bước tiến đáng kể trong việc giới thiệu các tổ chức với DeFi, nó cũng không thực sự là phi tập trung vì công ty lưu ký tài sản kỹ thuật số, Fireblocks, sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu các khách hàng mới. Nếu Aave Arc thành công và các giao thức khác theo mô hình của nó, sự gia tăng tập trung có hệ thống sẽ có thể xảy ra do các giao thức thuê ngoài các yêu cầu KYC cho các bên thứ ba tập trung và có khả năng phân mảnh tính thanh khoản giữa các tổ chức tài sản bán lẻ và tổ chức.

Cạnh tranh: Compound Treasury

Dù Aave Arc là một sự phát triển đáng kể hướng tới việc giới thiệu các tổ chức vào hệ sinh thái DeFi, nhưng nó không phải là sản phẩm duy nhất đang được tung ra nhắm mục tiêu đến việc áp dụng DeFi có tổ chức.Sản phẩm mới nhất của Compound, Compound Treasury, cho phép các tổ chức cung cấp USD vào tài khoản Compound Treasury của họ để có quyền truy cập vào lợi nhuận hàng năm 4% có nguồn gốc từ giao thức Compound (tham khảo nguồn).

Trái ngược với Aave Arc, mục tiêu của Compound Treasury là cho phép các tổ chức kiếm được lợi nhuận mà không cần tương tác với tiền điện tử. Bởi vì tiền được cung cấp bằng USD và lãi suất được trả bằng USD, người dùng sẽ chỉ tương tác với USD trong tài khoản ngân hàng của họ. Do đó, khách hàng sẽ có thể kiếm được lợi nhuận mà không phải đối mặt với sự phức tạp của việc tương tác trực tiếp với các hợp đồng thông minh của giao thức Compound. Điều này có thể làm cho Compound Treasury trở thành cầu nối hợp lý cho các tổ chức tài chính non-crypto để có được quyền truy cập vào lợi tức DeFi.

Mặc dù Aave Arc và Compound Treasury có thể cạnh tranh trực tiếp, nhưng cả hai rất có thể sẽ cùng tồn tại vì chúng cung cấp các chức năng khác nhau và phục vụ cho các khách hàng khác nhau.Aave Arc có thể sẽ hấp dẫn hơn đối với các tổ chức hiểu biết về tiền điện tử, những người không ngại tương tác trực tiếp với các hợp đồng thông minh của giao thức, tìm kiếm một khoản tiền gửi có thể thay đổi APY và / hoặc muốn khám phá hoạt động vay phi tập trung. Ngược lại, Compound Treasury có thể sẽ thu hút nhiều hơn các tổ chức tài chính được đào tạo non-crypto đang tìm kiếm một tỷ lệ hoàn vốn cố định.

Dòng chảy thanh khoản bằng USD thông qua Aave Arc và Compound Treasury chắc chắn sẽ làm giảm bớt lợi tức cho người gửi tiền (tham khảo nguồn). Trong lịch sử, đã có sự thiếu hụt đáng kể nguồn cung cấp stablecoin cho người vay trên Aave và Compound, dẫn đến tỷ lệ lãi suất cao. Mặc dù người gửi tiền có thể không nhận được cùng một lợi suất trước đây, nhưng điều này có thể sẽ chứng minh giá trị cao trong việc thúc đẩy việc tiếp tục áp dụng các giao thức cho vay DeFi.

Kết luận

Mối quan tâm của tổ chức DeFi đã tồn tại, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ liệu các thủ tục KYC và các địa chỉ trong danh sách trắng sẽ chỉ dẫn đến một số tổ chức chấp nhận DeFi hay liệu điều này có tiềm năng mở ra các cơ hội cho việc áp dụng DeFi của các tổ chức hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là lãi suất DeFi vẫn vượt trội hơn nhiều so với lãi suất TradFi tại thời điểm này và việc tìm kiếm cách thay thế để tạo ra lợi suất cao hơn luôn tăng lên. Nhờ Aave Arc, Aave đang ở một vị trí quan trọng để nắm bắt giá trị thu được từ việc áp dụng DeFi có tổ chức.

Tham gia thảo luận về Crypto tại nhóm Telegram: https://t.me/fxcecrypto
 

Đính kèm

Xem nhiều nhất
Last edited:

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên