Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo SCMP
Chưa đầy 3 tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, "con tàu" chống Trung Quốc ở Washington đang tăng ga hết công suất để tiến về phía trước. Mặc dù vậy, cả Washington và Bắc Kinh vẫn “sống chết” bấu víu vào thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai bên đạt được hồi đầu năm 2020.
Từ các lệnh cấm của Mỹ đối với gã khổng lồ công nghệ Huawei cũng như các ứng dụng TikTok và Wechat của Trung Quốc đến những khuyến nghị loại bỏ cổ phiếu của Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ và hủy các cuộc đàm phán thương mại, đó là chưa kể đến các cuộc tập trận ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và các đòn trừng phạt đối với giới chức Hong Kong liên quan luật an ninh quốc gia mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực sự vượt ra khỏi cách hành xử thông thường để biến việc chỉ trích Trung Quốc trở thành một ưu tiên chính sách trong nhiệm kỳ hai, nếu ông tái đắc cử.
Tuy nhiên, người dân Mỹ lại không hài lòng về cách hành xử của Trump với Trung Quốc. Họ ngày càng đặt câu hỏi liệu Mỹ được lợi gì từ việc biến Bắc Kinh trở thành một kẻ thù thời chiến tranh lạnh, cũng như đặt câu hỏi về việc liệu chính phủ Mỹ có đang tiêu tốn quá nhiều thời gian và nỗ lực để buộc Trung Quốc phải thay đổi hay không, trong khi bỏ bê những vấn đề cấp thiết cần xử lý ở trong nước.
Lấy ví dụ, trọng tâm trong chính sách kinh tế của Trump là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Các đòn “ăn miếng trả miếng” thuế quan đã làm suy giảm dòng chảy thương mại giữa hai nước. Liệu Mỹ có được lợi lớn hơn từ cuộc chiến này? Một nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang cho thấy gần như hầu hết doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải hứng chịu những thiệt hại do đòn thuế quan cao mà Trump đánh vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một điều mà đòn thuế quan chắc chắn làm được là hất cẳng Bắc Kinh ra khỏi thị trường của Mỹ. Do đó, nếu cuộc chiến thương mại nhằm làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ đối với hàng hóa “sản xuất từ Trung Quốc” thì điều này đã thành công ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, các đòn thuế quan của Trump lại không giúp thu hẹp sự bất bình đẳng thương mại Mỹ-Trung, cũng như không đem được công ăn việc làm và chuỗi cung ứng trở lại Mỹ như Trump nhắm đến ban đầu.
Mặc dù vậy, cả hai nước vẫn trông cậy vào thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đạt được hồi tháng 1/2020. Giải thích về điều này, một bài viết khác đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời giới phân tích và chuyên gia kinh tế cho rằng Trump cần Trung Quốc duy trì hoạt động nhập khẩu hàng nông sản Mỹ để coi đây là cơ hội tái đắc cử trong cuộc đua tổng thống vào tháng 11 tới. Về phần mình, Bắc Kinh muốn duy trì thỏa thuận giai đoạn 1 này bằng mọi giá nhằm ngăn chặn nguy cơ mối quan hệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc không bị sụp đổ hoàn toàn.
Những tuyên bố mang tính khuôn phép từ cả hai bên đánh dấu cuộc đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, tái khẳng định thực tế rằng thương mại vẫn là lĩnh vực còn lại duy nhất để hai bên tiến hành đối thoại mang tính xây dựng trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai siêu cường này đang đổ vỡ.
Sau cuộc điện đàm bị trì hoãn vào sáng 25/8 giữa Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ra thông báo nêu rõ “cả hai bên đều chứng kiến tiến triển và cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết đê đàm bảo thỏa thuận thành công”. Về phía Trung Quốc, một thông báo ngắn nói rằng các nhà đàm phán hai bên đã “tiến hành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về nhiều vấn đề như tăng cường phối hợp song phương về các chính sách kinh tế vĩ mô và việc triển khai thỏa thuận thương mại giai đoạn 1”.
Kelly-Ann Shaw, cựu quan chức thương mại Nhà Trắng, nhận định rằng thỏa thuận này vẫn được hai bên thực hiện, cho thấy cả hai đều cam kết thỏa thuận này bất chấp căng thẳng lan rộng trên nhiều lĩnh vực. Một bản phân tích dữ liệu bỏ phiếu cho cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, vốn được đưa ra sau báo cáo dữ liệu xuất khẩu hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận giai đoạn 1, giúp giải thích vì sao chính quyền Trump kiên định theo đuổi một thỏa thuận mà Trung Quốc không có khả năng để thực hiện. Theo Clark Jennings, từng là cố vấn thương mại Nhà Trắng thời Tổng thống Barack Obama, Trump cần giữ hình ảnh là người đem lại chiến thắng cho nền tảng chính trị của mình, nhất là những nông dân ở các bang miền Trung Tây nước Mỹ vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại, cũng như về việc Trung Quốc sẽ mua hàng nông sản Mỹ với số lượng lớn.
Trong khi đó, cơ quan tham vấn kinh tế có trụ sở ở Bắc Kinh, Trivium China, tuần này đã ghi nhận rằng “Bắc Kinh muốn thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tồn tại bằng mọi giá. Đó là điểm sáng duy nhất trong một mối quan hệ song phương khủng khiếp hơn trước. Chính quyền Trump cũng không muốn thỏa thuận này bị đánh chìm”. Tuy nhiên, một thực tế là Trung Quốc nhập khẩu ít hơn một nửa mức hàng hóa cần phải mua để đáp ứng các mục tiêu về tỷ lệ mà thỏa thuận đặt ra trong năm 2020. Ngoài ra, những vấn đề liên quan yêu cầu cải cách cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc đã không được đả động đến. Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation và từng là nhà đàm phán thương mại Mỹ, đánh giá: “Các tham vấn thực thi thỏa thuận giai đoạn 1 dường như hoàn toàn mang tính chiếu lệ, cho dù gần như chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không thể thực hiện được các nghĩa vụ của họ và cho dù các tuyên bố trước đó của Trump về việc ông sẽ cứng rắn như thế nào để thỏa thuận được thực thi”. Cũng theo quan sát của nhà nghiên cứu này, các cuộc đàm phán về thỏa thuận giai đoạn 2, vốn nhằm giải quyết một số vấn đề thương mại cốt yếu, đã không được đoái hoài. Vì vậy, trước thềm cuộc bầu cử Mỹ, các nhận định cho rằng chính quyền Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy một chính sách đối ngoại mang tính quyết đoán và tập trung vào vấn đề Trung Quốc.
Một cố vấn chính phủ Trung Quốc cảnh báo: “Bắc Kinh cần thận trọng trước nguy cơ chính quyền Mỹ có thể biến những lời đe dọa của Trump về việc phân tách hai nền kinh tế thành hành động, và điều này sẽ phụ thuộc vào tình cảm cũng như cách hai bên đối đầu nhau”. Một lĩnh vực được thảo luận phổ biến hiện nay là việc loại bỏi ngành ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế dùng đồng USD và coi đây là một “lựa chọn hạt nhân” vì điều này có thể đồng nghĩa với việc tạo thêm những rào cản mới cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, nếu Trump lựa chọn việc này thì đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không thể thực hiện hoạt động mua bằng đồng USD các mặt hàng nông sản Mỹ cũng như các mặt hàng khác theo quy định của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Chưa đầy 3 tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, "con tàu" chống Trung Quốc ở Washington đang tăng ga hết công suất để tiến về phía trước. Mặc dù vậy, cả Washington và Bắc Kinh vẫn “sống chết” bấu víu vào thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà hai bên đạt được hồi đầu năm 2020.
Từ các lệnh cấm của Mỹ đối với gã khổng lồ công nghệ Huawei cũng như các ứng dụng TikTok và Wechat của Trung Quốc đến những khuyến nghị loại bỏ cổ phiếu của Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ và hủy các cuộc đàm phán thương mại, đó là chưa kể đến các cuộc tập trận ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và các đòn trừng phạt đối với giới chức Hong Kong liên quan luật an ninh quốc gia mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực sự vượt ra khỏi cách hành xử thông thường để biến việc chỉ trích Trung Quốc trở thành một ưu tiên chính sách trong nhiệm kỳ hai, nếu ông tái đắc cử.
Tuy nhiên, người dân Mỹ lại không hài lòng về cách hành xử của Trump với Trung Quốc. Họ ngày càng đặt câu hỏi liệu Mỹ được lợi gì từ việc biến Bắc Kinh trở thành một kẻ thù thời chiến tranh lạnh, cũng như đặt câu hỏi về việc liệu chính phủ Mỹ có đang tiêu tốn quá nhiều thời gian và nỗ lực để buộc Trung Quốc phải thay đổi hay không, trong khi bỏ bê những vấn đề cấp thiết cần xử lý ở trong nước.
Lấy ví dụ, trọng tâm trong chính sách kinh tế của Trump là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Các đòn “ăn miếng trả miếng” thuế quan đã làm suy giảm dòng chảy thương mại giữa hai nước. Liệu Mỹ có được lợi lớn hơn từ cuộc chiến này? Một nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang cho thấy gần như hầu hết doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải hứng chịu những thiệt hại do đòn thuế quan cao mà Trump đánh vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một điều mà đòn thuế quan chắc chắn làm được là hất cẳng Bắc Kinh ra khỏi thị trường của Mỹ. Do đó, nếu cuộc chiến thương mại nhằm làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ đối với hàng hóa “sản xuất từ Trung Quốc” thì điều này đã thành công ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, các đòn thuế quan của Trump lại không giúp thu hẹp sự bất bình đẳng thương mại Mỹ-Trung, cũng như không đem được công ăn việc làm và chuỗi cung ứng trở lại Mỹ như Trump nhắm đến ban đầu.
Mặc dù vậy, cả hai nước vẫn trông cậy vào thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đạt được hồi tháng 1/2020. Giải thích về điều này, một bài viết khác đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời giới phân tích và chuyên gia kinh tế cho rằng Trump cần Trung Quốc duy trì hoạt động nhập khẩu hàng nông sản Mỹ để coi đây là cơ hội tái đắc cử trong cuộc đua tổng thống vào tháng 11 tới. Về phần mình, Bắc Kinh muốn duy trì thỏa thuận giai đoạn 1 này bằng mọi giá nhằm ngăn chặn nguy cơ mối quan hệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc không bị sụp đổ hoàn toàn.
Những tuyên bố mang tính khuôn phép từ cả hai bên đánh dấu cuộc đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, tái khẳng định thực tế rằng thương mại vẫn là lĩnh vực còn lại duy nhất để hai bên tiến hành đối thoại mang tính xây dựng trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai siêu cường này đang đổ vỡ.
Sau cuộc điện đàm bị trì hoãn vào sáng 25/8 giữa Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ra thông báo nêu rõ “cả hai bên đều chứng kiến tiến triển và cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết đê đàm bảo thỏa thuận thành công”. Về phía Trung Quốc, một thông báo ngắn nói rằng các nhà đàm phán hai bên đã “tiến hành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về nhiều vấn đề như tăng cường phối hợp song phương về các chính sách kinh tế vĩ mô và việc triển khai thỏa thuận thương mại giai đoạn 1”.
Kelly-Ann Shaw, cựu quan chức thương mại Nhà Trắng, nhận định rằng thỏa thuận này vẫn được hai bên thực hiện, cho thấy cả hai đều cam kết thỏa thuận này bất chấp căng thẳng lan rộng trên nhiều lĩnh vực. Một bản phân tích dữ liệu bỏ phiếu cho cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, vốn được đưa ra sau báo cáo dữ liệu xuất khẩu hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận giai đoạn 1, giúp giải thích vì sao chính quyền Trump kiên định theo đuổi một thỏa thuận mà Trung Quốc không có khả năng để thực hiện. Theo Clark Jennings, từng là cố vấn thương mại Nhà Trắng thời Tổng thống Barack Obama, Trump cần giữ hình ảnh là người đem lại chiến thắng cho nền tảng chính trị của mình, nhất là những nông dân ở các bang miền Trung Tây nước Mỹ vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại, cũng như về việc Trung Quốc sẽ mua hàng nông sản Mỹ với số lượng lớn.
Trong khi đó, cơ quan tham vấn kinh tế có trụ sở ở Bắc Kinh, Trivium China, tuần này đã ghi nhận rằng “Bắc Kinh muốn thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tồn tại bằng mọi giá. Đó là điểm sáng duy nhất trong một mối quan hệ song phương khủng khiếp hơn trước. Chính quyền Trump cũng không muốn thỏa thuận này bị đánh chìm”. Tuy nhiên, một thực tế là Trung Quốc nhập khẩu ít hơn một nửa mức hàng hóa cần phải mua để đáp ứng các mục tiêu về tỷ lệ mà thỏa thuận đặt ra trong năm 2020. Ngoài ra, những vấn đề liên quan yêu cầu cải cách cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc đã không được đả động đến. Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation và từng là nhà đàm phán thương mại Mỹ, đánh giá: “Các tham vấn thực thi thỏa thuận giai đoạn 1 dường như hoàn toàn mang tính chiếu lệ, cho dù gần như chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không thể thực hiện được các nghĩa vụ của họ và cho dù các tuyên bố trước đó của Trump về việc ông sẽ cứng rắn như thế nào để thỏa thuận được thực thi”. Cũng theo quan sát của nhà nghiên cứu này, các cuộc đàm phán về thỏa thuận giai đoạn 2, vốn nhằm giải quyết một số vấn đề thương mại cốt yếu, đã không được đoái hoài. Vì vậy, trước thềm cuộc bầu cử Mỹ, các nhận định cho rằng chính quyền Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy một chính sách đối ngoại mang tính quyết đoán và tập trung vào vấn đề Trung Quốc.
Một cố vấn chính phủ Trung Quốc cảnh báo: “Bắc Kinh cần thận trọng trước nguy cơ chính quyền Mỹ có thể biến những lời đe dọa của Trump về việc phân tách hai nền kinh tế thành hành động, và điều này sẽ phụ thuộc vào tình cảm cũng như cách hai bên đối đầu nhau”. Một lĩnh vực được thảo luận phổ biến hiện nay là việc loại bỏi ngành ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế dùng đồng USD và coi đây là một “lựa chọn hạt nhân” vì điều này có thể đồng nghĩa với việc tạo thêm những rào cản mới cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, nếu Trump lựa chọn việc này thì đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không thể thực hiện hoạt động mua bằng đồng USD các mặt hàng nông sản Mỹ cũng như các mặt hàng khác theo quy định của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.