AIIB cần yếu tố "đồng thuận" để duy trì sự thành công vốn có

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 235
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Chris Legg, cựu cố vấn cao cấp tại Bộ Ngân khố Australia và là đại diện của các quốc gia Australia, New Zealand, Singapore và Việt Nam trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) giai đoạn 2016-2020, vừa có bài phân tích đăng tải trên trang mạng Diễn đàn Đông Á, với nội dung như sau:

Ngân hàng AIIB vừa đánh dấu 4 năm rưỡi hoạt động bằng Hội nghị thường niên năm 2020. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến từ "đầu cầu chính" tại Trung Quốc, với sự tham gia của đại diện 103 thành viên đầy đủ và các thành viên triển vọng, qua đó quyết định tái bổ nhiệm Chủ tịch Jin Liqun cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai. Trọng tâm của hội nghị năm nay xoay quanh việc làm thế nào để xây dựng một AIIB thành công thông qua cách thiết lập tổ chức này như một đơn vị hỗ trợ tài chính đa phương đáng tin cậy trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng, đồng thời hỗ trợ các thành viên trong nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

1600756146519.png

Bên cạnh đó, các cân nhắc về địa chính trị cũng là nội dung quan trọng của hội nghị. Theo tác giả, AIIB là bằng chứng quan trọng phản ánh tiềm năng tiếp tục thành công của chủ nghĩa đa phương, cũng như sự thừa nhận liên quan tới các hạn chế đi kèm với tiến trình hợp tác trong một thế giới ngày càng chia rẽ hơn.

* AIIB và những nguyên tắc linh hoạt

Tác giả Chris Legg cho rằng kể từ khi được thành lập, các thành viên của AIIB đã mở rộng đáng kể. Những tiêu chuẩn cho vay và quản trị mạnh mẽ đã củng cố xếp hạng tín nhiệm của AIIB. Ngân hàng này cũng cho thấy sự sẵn sàng tiếp cận thị trường toàn cầu với danh mục đầu tư ngày càng tăng, bao gồm hơn 90 dự án trải rộng trên hơn 24 quốc gia, với tổng giá trị lên tới gần 20 tỷ USD. Ngoài ra, AIIB đã thể hiện tâm lý sẵn sàng đổi mới trong việc tập trung hơn vào kích thích khu vực tài chính tư nhân xanh. Trong đó, sự thành công của ngân hàng một phần nhờ vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chỉ gần 300 người từ khoảng 50 quốc gia thành viên.

Trong khi đó, việc AIIB sẵn sàng hợp tác linh hoạt với các ngân hàng phát triển đa phương (MBD) khác cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công ban đầu của tổ chức này. Điều đó cho phép AIIB nhanh chóng xây dựng sự hiện diện rộng rãi, phát triển và hoàn thiện các chính sách, hệ thống của riêng mình sau những kinh nghiệm học hỏi từ các tổ chức khác.

Phản ứng của AIIB đối với lời kêu gọi từ về việc phối hợp giữa tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển đa phương hành động để ứng phó với đại dịch phản ánh một động thái tương tự. AIIB đã thiết lập một Cơ sở Khắc phục Khủng hoảng COVID-19, trị giá lên tới 13 tỷ USD nhằm minh chứng cho khả năng thích ứng của mình.

Cơ sở Khắc phục Khủng hoảng COVID-19 sẽ cho phép AIIB tài trợ cho những nhu cầu tức thời của ngành y tế, hỗ trợ các khoản đầu tư hiện có vào cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ khắc phục các ảnh hưởng kinh tế và xã hội nói chung. Trong những trường hợp được quy định cụ thể, AIIB cũng cung cấp cả hỗ trợ chính sách chung.

Tại AIIB, các quỹ được phân bổ lại để trợ cấp chi phí vay vốn cho các thành viên có thu nhập thấp. Cơ sở mới này của AIIB sẽ tìm cách hợp tác với các quỹ, tổ chức khác bất cứ khi nào có thể, nhưng quan trọng nhất là dựa vào các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong số khoảng 6 tỷ USD cho vay mà Cơ sở Khắc phục Khủng hoảng COVID-19 đã chấp thuận, hơn 85%, trừ hai hoạt động riêng lẻ, đã được đồng tài trợ bởi các ngân hàng phát triển lớn khác, tương đương gần 4 tỷ USD hỗ trợ ngân sách đồng tài trợ.

Cơ sở Khắc phục Khủng hoảng COVID-19 được thiết lập có thời hạn và sẽ giải thể vào tháng 10/2021, trừ khi Hội đồng quản trị của AIIB thay đổi quyết định. Tuy nhiên, Chủ tịch Jin đã cam kết sẽ đưa AIIB trở lại hoạt động tại các mảng kinh doanh chính ngay sau khi đại dịch kết thúc. Điều này đòi hỏi vị trí cân bằng tinh tế của AIIB trên một số vấn đề khó khăn.

* Hợp tác đa phương đòi hỏi sự đồng thuận

Tác giả Chris Legg nhấn mạnh trọng tâm của AIIB là giải quyết lỗ hổng về tài chính cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì vị thế là "mỏ neo" tương đối an toàn của một tổ chức đa phương, vốn bị nhiều người coi là "ngân hàng của Trung Quốc".

AIIB có thể được bảo vệ nhờ việc tạo ra lợi thế so sánh rõ ràng, trong khi tránh những vấn đề nhạy cảm tiềm ẩn xung quanh việc tham gia vào các lựa chọn chính sách nội địa Trung Quốc. Điều này đồng thời cũng phù hợp với khuynh hướng châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) đó là coi cơ sở hạ tầng là động lực phát triển.

Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi mở vẫn cần phải được giải quyết. Theo tác giả, đó là việc liệu AIIB sẽ đi được bao xa trong mong muốn chuyển mình thành một tổ chức toàn cầu, thay vì giữ vị thế là nhà cho vay tài chính trong khu vực? AIIB có nên mở rộng hoạt động cao hơn nữa trong chu kỳ dự án và ngân hàng này có thể tác động đến môi trường đầu tư và chính sách như thế nào? Liệu AIIB có nên xây dựng thêm một số khía cạnh trong nỗ lực ứng phó với đại dịch như cho vay cơ sở hạ tầng xã hội? Làm thế nào AIIB có thể giải quyết tốt hơn nữa nhu cầu của các thành viên có thu nhập thấp, mà không cần tìm kiếm các nguồn lực tài trợ bổ sung?

Và cuối cùng, điều quan trọng nữa đó là phạm vi mở rộng vai trò của AIIB trong việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng hỗ trợ công nghệ là gì? Đây là một lĩnh vực mang lại những lợi ích tiềm năng đáng kể, nhưng cũng tiềm chứa những rủi ro - ví dụ như cách thức hỗ trợ cho các công nghệ nhận dạng khuôn mặt của "ngân hàng Trung Quốc" có thể đã bị hiểu sai là một hoạt động phục vụ mục đích chính trị.

Trên tất cả những "hoài nghi" này, khát vọng của AIIB cần được tôi luyện bằng sự phán đoán chính trị tốt. Căng thẳng địa chính trị gia tăng sẽ không hữu ích cho một chương trình nghị sự mở rộng.

Tác giả giải thích rằng Trung tâm Hợp tác Đa phương về Phát triển Tài chính, một sáng kiến của Bộ Tài chính Trung Quốc vừa được thành lập và được AIIB đồng ý chủ trì, là một điển hình của khát vọng đó. Trung tâm này có các thỏa thuận quản trị đa phương mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ nâng cấp tiêu chuẩn của các gói đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên biên giới, bao gồm cả các hợp tác với bên cho vay song phương của Trung Quốc.

Dù vậy, những quan điểm cảnh giác rằng với sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nghi ngờ rằng động thái này chỉ là sự thay đổi cách thức hoặc nhằm mục đích hợp pháp hóa. Khả năng mở rộng nhóm các nhà tài trợ hiện đang bị hạn chế và các MDB lớn tham gia với tư cách là các đối tác thực hiện - dưới áp lực từ các cổ đông lớn nhất của họ - sẽ là một thử nghiệm thú vị.

Mỹ và Nhật Bản vẫn luôn cho rằng AIIB là phương tiện giúp Trung Quốc tăng cường tầm ảnh hưởng và không mong muốn các quốc gia tham gia vào tổ chức này. Tuy nhiên, những suy nghĩ này đang ngày càng yếu dần đi và sự hỗ trợ rộng rãi đã giúp tạo ra một AIIB khó bị phá vỡ hơn trong hiện tại.

Kết thúc bài viết, tác giả nhận định hợp tác đa phương đòi hỏi sự đồng thuận giữa các quốc gia có chủ quyền, về phạm vi chia sẻ lợi ích chung và sự sẵn sàng hành động tập thể. Điều quan trọng là ban lãnh đạo AIIB và các cổ đông cần tập trung vào việc duy trì sự đồng thuận hiện có.
 
Bên trên