ASEAN+3 và “mảnh ghép bị bỏ sót” trong hợp tác kinh tế

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 600
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

ttxvn_trungtamthuongmai170221.jpg


Nguồn: Trang mạng eurasiareview.com

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác Đông Á trong khuôn khổ ASEAN+3 đã và đang ứng phó tốt trước tác động về mặt kinh tế mà đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) gây ra đối với khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn đó những mảnh ghép chính sách bị bỏ sót vốn đóng vai trò thiết yếu để duy trì hiệu quả các chuỗi cung ứng khu vực và tăng cường tính bền vững của nền kinh tế. Đây là nội dung chính của một bài viết trên trang mạng tạp chí Eura Asia Review.
Các nước Đông Á đã hứng chịu sự lây lan của đại dịch COVID-19. Nền kinh tế của các nước này cũng không “miễn nhiễm” trước đại dịch này. Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vốn đại diện cho 10 nước thuộc ASEAN và 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ước tính rằng phần lớn các nền kinh tế trong khu vực sẽ tăng trưởng âm trong năm 2020. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán GDP của khu vực Đông Á trong năm 2020 sẽ ở mức 0,2%.

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa lắng dịu khi một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới. Trong bối cảnh này, chính phủ các nước ASEAN+3 đã thực hiện nỗ lực đáng ca ngợi không chỉ nhằm đối phó với những tác động tiêu cực mà dịch bệnh gây ra mà còn sẵn sàng công tác chuẩn bị để khu vực đương đầu tốt hơn những làn sóng lây nhiễm tiếp theo. Đó cũng là lý do mà hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN+3 về COVID-19 đã nhóm họp trực tuyến hồi tháng 4/2020.

Triển khai tuyên bố chung

Theo tuyên bố chung của hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo luận các cách thức tăng cường hợp tác về quản lý tác động mà đại dịch gây ra. Họ cũng giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng ngoại giao các nước đóng vai trò là lực lượng điều phối chính “để giám sát việc thực thi các cam kết và thỏa thuận”. Tháng 6/2020, trong một cuộc họp trực tuyến, bộ trưởng kinh tế các nước nói trên đã cam kết biến “chỉ thị của các nhà lãnh đạo thành những hành động cụ thể”. Ví dụ, họ nhất trí duy trì hệ thống kinh tế mở nhằm tăng cường tính bền vững và dẻo dai của các chuỗi cung ứng khu vực.

Họ cũng nhất trí kiềm chế thực hiện những biện pháp không cần thiết vốn có thể ảnh hưởng đến dòng chảy hàng hóa thiết yếu như lương thực, hàng hóa, thuốc men và các mặt hàng y dược trong khu vực. Ngoài ra, chính phủ các nước cũng tiến hành trao đổi dữ liệu về sản xuất và buôn bán các mặt hàng y dược thiết yếu nhằm hỗ trợ một sáng kiến tiến tới phát triển kho dự trữ các mặt hàng này trong khu vực.

Các cam kết khác bao gồm việc hỗ trợ những hoạt động di chuyển lao động quốc tế thiết yếu, phát huy vai trò của công nghệ và thương mại điện tử trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa, đồng thời khuyến khích việc chia sẻ những thực tiễn tốt nhất trong quản lý những hệ quả không mong muốn mà đại dịch gây ra đối với các nền kinh tế khu vực.

Những "mảnh ghép chính sách bị bỏ lỡ"

Công tác triển khai sau hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 đáng được khen ngợi vì điều này cho thấy các nước Đông Á đang cùng nhau thúc đẩy khả năng chống chọi của hoạt động kinh tế trước dịch bệnh đồng thời duy trì các chuỗi cung ứng xuyên quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót về mặt chính sách vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu nói trên.

Trước hết, liên quan những mặt hàng y dược thiết yếu, một cam kết trao đổi sản xuất và thông tin thương mại là một bước đi đúng hướng. Mặc dù vậy, các nước ASEAN+3 nên chia sẻ dữ liệu về việc tiêu dùng những mặt hàng này. Việc cung cấp thông tin về “nhu cầu” không chỉ cho phép các công ty đánh giá tốt hơn các điều kiện thị trường để có thể lên kế hoạch từ trước mà còn thúc đẩy khả năng phản ứng nhanh của khu vực đối với những địa phương chịu tác động của dịch bệnh.

Nói một cách cụ thể, cơ sở dữ liệu này sẽ cho phép các công ty nắm bắt tốt hơn về việc sản phẩm y dược nào đã cạn kiệt và sản phẩm nào đang trong tình trạng thiếu thốn, theo đó có thể tái phân bổ nguồn lực của họ để sản xuất những mặt hàng đang có nhu cầu này để đáp ứng các đơn hàng trên thị trường các nước.

Thứ hai, tuyên bố chung nói trên cho thấy giới chức ASEAN+3 không nhấn mạnh vấn đề hợp tác trong lĩnh vực đầu tư nhiều như hợp tác trong lĩnh vực thương mại. Ví dụ, từ “đầu tư” chỉ xuất hiện 2 lần trong tài liệu này trong khi từ “thương mại” lại được nhắc đến 11 lần. Đây là một sai lầm. Hoạt động đầu tư xuyên biên giới đóng vai trò quan trọng song thường bị bỏ qua trong các mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia. Nói cách khác, thông thường thì tiền hoặc vốn đầu tư đổ vào một quốc gia để thiết lập cơ sở sản xuất rồi sau đó mới đến hoạt động thương mại nổi lên và phát triển. Vì vậy, nếu các chính phủ coi trọng việc duy trì các mạng lưới sản xuất khu vực và thúc đẩy tính bền vững của nền kinh tế khu vực thì họ cần phải hợp tác với nhau để tăng cường các dòng chảy đầu tư quốc tế.

Sự cần thiết phải chỉnh sửa chính sách
Cuối cùng, mặc dù tuyên bố chung nói trên ám chỉ những triển vọng tương lai của hợp tác về thúc đẩy đầu tư giữa các nước ASEAN+3 song động thái này chưa đủ để thúc đẩy đầu tư quốc tế và tính bền vững kinh tế. Điều này là do tuyên bố chung đã bỏ qua hai khía cạnh khác của vấn đề đầu tư, đó là tự do hóa và bảo vệ.

Ví dụ, các chính phủ cần hợp tác với nhau để tự do hóa vốn đầu tư bằng cách hạ thấp hoặc xóa bỏ những biện pháp hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, giới chức các nước cần đưa ra hoặc thay đổi các quy định trong nước để bảo vệ tốt hơn vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực. Nếu không thực hiện các biện pháp này thì các doanh nghiệp nước ngoài có thể không có nhiều niềm tin khi đổ tiền đầu tư vào nền kinh tế của một nước nào đó, làm suy giảm các dòng vốn đầu tư trong khu vực cũng như tính bền vững của chuỗi cung ứng.

Cũng cần thừa nhận rằng việc thực hiện những biện pháp nói trên có thể không dễ dàng. Điều này cần những thay đổi về chính sách vốn thường liên quan đến những ẩn ý chính trị trong nước. Ví dụ, việc gỡ bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài có thể khiến một số công ty trong nước giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dẫn đến việc đóng cửa và thất nghiệp.
Những hệ quả này có thể đẩy một số chính phủ vào tình trạng bị mất tín nhiệm trong công chúng và khiến họ bị tước đi quyền lực trong các kỳ cuộc bầu cử. Tuy nhiên, không một chính phủ đơn lẻ nào có thể quản lý được những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng y tế này. Vì vậy, hợp tác quốc tế đóng vai trò cấp thiết hơn bao giờ hết, ngay cả khi sự hợp tác này đi kèm với một vài mất mát ở trong nước.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên