Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
(Tờ The Australia Financial Review)
Vào cuối tháng 7/2020, Kaare Struve, Giám đốc truyền thông của Cơ quan bản quyền âm nhạc Đan Mạch Koda, bất ngờ nhận được thông tin “gã khổng lồ” công nghệ Google đã loại bỏ toàn bộ tác phẩm của các tác giả Đan Mạch ra khỏi ứng dụng trực tuyến YouTube, do không đồng ý với những nội dung thương thảo về phí tác quyền.
Ông Struve là nhà đại diện cho Đan Mạch tham gia một phần của thỏa thuận chung giữa các nước Bắc Âu đàm phán với Google về vấn đề phí tác quyền cho các sản phẩm mà nền tảng công nghệ trực tuyến này đăng tải trên các ứng dụng của mình. Thỏa thuận chung dự kiến sẽ thay thế cho các thỏa thuận cũ đơn lẻ mà từng nước Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy đã ký kết với Google trước đó.
Tuy nhiên, đàm phán giữa Google và Koda đã mau chóng đi vào bế tắc khi Google cho biết, chỉ chấp nhận một mức chi trả mới thấp hơn tới gần 70% so với mức giá cũ.
Koda tất nhiên từ chối một lời đề nghị "vượt xa sự tưởng tưởng" và thể hiện mong muốn được thảo luận thêm. Nhưng trong sự ngỡ ngàng của Koda và ông Struve, Google đã đơn phương tạm gỡ bỏ tất cả các sản phẩm nghệ thuật của Đan Mạch đăng tải trên kênh Youtube và tỏ rõ ý định không thảo luận nếu Koda tiếp tục từ chối các yêu cầu của mình.
Chia sẻ với tờ The Australia Financial Review (AFR), ông Struve cho biết, hoàn toàn bất ngờ với động thái của Google. Ông nói Google thậm chí không sẵn sàng gia hạn một hợp đồng tạm thời theo các điều khoản của hợp đồng cũ vừa hết hạn, cho tới khi chờ một thỏa thuận mới được hoàn tất, giống như các cuộc đàm phán thông thường khác.
Và giờ đây, một chiến thuật tương tự dường như cũng đang được Google toan tính áp dụng đối với Australia, trong bối cảnh quốc gia này nỗ lực đóng vai trò là nhà lãnh đạo thế giới trong việc kiểm soát sức mạnh thị trường to lớn của Google và Facebook.
* Chiến dịch đe dọa của Google và Facebook
Vào tuần trước, hai “gã khổng lồ” công nghệ lớn nhất thế giới đã cùng nhau tham gia vào một chiến dịch đe dọa gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho người dùng Australia, thông qua tuyên bố sẽ loại bỏ một số dịch vụ nổi bật trên các nền tảng của mình, nếu không được Canberra đáp ứng các điều kiện riêng trong thỏa thuận chia sẻ doanh thu với các công ty truyền thông địa phương của Australia.
Trước đó, Google đã công khai phản ứng gay gắt chống lại Dự thảo về bộ quy tắc ứng xử mà Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) thiết lập với các công ty công nghệ toàn cầu, do lo ngại sẽ phải trả tới hàng triệu đô la tiền phí sử dụng tin tức cho các nhà xuất bản Australia.
Thay vì tranh luận một cách bình tĩnh về những thiếu sót trong kế hoạch của ACCC, Google đã sử dụng chiến thuật tấn công người dùng trên các nền tảng kỹ thuật số khác nhau mà công ty này sở hữu, như Google Search và YouTube. Một thông điệp khẳng định các dịch vụ mà người dùng ưa thích đang bị đe dọa bởi những cải cách thiếu công bằng của Chính phủ Australia đã được gắn chế độ mở tự động ngay khi người dùng truy cập vào các trang Google Search và YouTube.
Tuy nhiên, kết quả của phản ứng này khiến Google chịu áp lực lớn hơn trong việc đàm phán với những nhà xuất bản tin tức Australia về các khoản thanh toán tác quyền linh hoạt, đặc biệt là sau khi ACCC ký kết thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ vào đầu tháng này.
Tương tự Google, cũng vào tuần trước, Facebook đã công khai đe dọa sẽ cấm người dùng mạng xã hội tại Australia được quyền chia sẻ tin tức của địa phương lẫn quốc tế trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram, nếu Chính phủ Australia thông qua Dự thảo về bộ quy tắc ứng xử giữa các nhà xuất bản tin tức và các công ty vận hành nền tảng mạng xã hội.
Giống như vụ việc về mẫu bao bì thuốc lá - một vụ kiện quốc tế mà Australia đã theo đuổi và đạt được thắng lợi vào năm 2018 - các tập đoàn công nghệ khổng lồ toàn cầu đang lo sợ xuất hiện "hiệu ứng domino" trong các quy định luật pháp toàn cầu, nếu tuân thủ theo yêu cầu của Canberra. Facebook và Google thà chấp nhận gây tổn thương cho các hoạt động của mình tại Australia, hơn là chịu một rủi ro mang quy mô toàn cầu.
Phó Giáo sư chuyên về luật cạnh tranh, chế tài và chính sách kinh tế Rob Nicholls của Trường Đại học New South Wales nhận định: "Động thái này giống như một cuộc chơi của châu Âu nhiều hơn là của Australia".
* Kế hoạch kiểm soát các đại gia nền tảng mạng xã hội của châu Âu
Tại Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh các công ty truyền thông đang "ra sức vận động hành lang" cho một chính sách tương tự Australia, thì một quy định về bản quyền mới mang tính chất "trung hòa" đã được các nhà lập pháp thông qua vào năm ngoái. Theo đó, các nhà xuất bản có thể kiếm được những khoản tiền phí khiêm tốn chi trả cho những nội dung tin tức được phát trực tuyến trên các trang mạng xã hội.
Khi Pháp trở thành quốc gia đầu tiên ban hành kế hoạch này, Google đã từ chối thỏa thuận với các nhà xuất khẩu và thay đổi kết quả tìm kiếm của mình để chỉ hiển thị duy nhất các tiêu đề thay vì bao gồm cả một phần nội dung tin tức như trước đây. Vì hành động này, Google đã buộc phải quay lại bàn đàm phán theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cạnh tranh, với một cảnh báo rằng nếu các cuộc đàm phán thất bại thì các nền tảng mạng xã hội sẽ bị coi là đã lạm dụng quyền lực thị trường.
Quy định của EU bao trùm không chỉ về vấn đề sản phẩm tin tức của các hãng truyền thông, mà còn đề cập tới cả việc sử dụng nội dung các video và sản phẩm âm nhạc trên kênh Youtube và Facebook.
Phó Giáo sư Nicholls cho biết, các công ty công nghệ lo ngại nếu Australia thành công thiết lập một luật mới quản lý áp dụng cho họ, thì đây sẽ là nguồn cổ vũ để các nước EU khác bắt đầu xây dựng những quy tắc tương tự.
Ông nói: "Nếu Facebook đe dọa rời khỏi Australia, quốc gia có GDP đứng thứ 14 trên toàn thế giới, điều đó có nghĩa là họ đang muốn thể hiện với các quốc gia EU khác rằng Facebook sẵn sàng làm điều tương tự, nếu các quốc gia này lựa chọn đi theo con đường của Pháp. Facebook đang tham gia vào một trò chơi vận động hành lang và thiết lập quy định tốn kém, mà đích đến là việc người sử dụng sẽ nhận các giá trị dịch vụ ngày càng kém hơn."
"Bằng hành động cứng rắn ở Australia, Facebook đang truyền tải thông điệp tới các khu vực pháp lý của EU, nơi mà nền tảng công nghệ này sở hữu nguồn doanh thu quảng cáo cao hơn rất nhiều."
Phó Giáo sư của Đại học New South Wales nhận định rủi ro mà Australia phải đối mặt trong việc thiết lập một chuẩn mực toàn cầu mới chính là quy mô thị trường quá nhỏ, đến mức các nền tảng công nghệ lớn có thể chọn bỏ qua thay vì cam kết để ở lại.
* Điều gì sẽ xảy ra cho người dùng mạng xã hội Australia?
Liệu người dùng Australia sẽ phải chấp nhận sử dụng dịch vụ chất lượng kém hơn trên các nền tảng của Google và Facebook, nếu hai “gã khổng lồ” công nghệ này từ chối đàm phán với các hãng truyền thông địa phương theo Dự thảo bộ quy tắc ứng xử của ACCC? Hiện cả hai đều đã lên tiếng khẳng định điều đó sẽ không xảy ra.
Facebook tin rằng nội dung tin tức có thể dễ dàng thay thế bằng các dạng khác của nội dung. Công ty này thực sự không quan tâm liệu người dùng đang tương tác với một bài báo hay một video có nội dung như thế nào và cho biết hầu hết người dùng cũng không quan tâm.
Nhưng Facebook cũng tranh thủ than phiền rằng nền tảng này đã gửi tới 2,3 tỷ cú "nhấp chuột" từ trang New Feed của mình đến trang mạng (website) của những công ty truyền thông Australia, trong vòng 5 tháng đầu năm nay, ngụ ý rằng rất nhiều người dùng Australia đánh giá cao khía cạnh này dịch vụ, nhưng rất có thể sẽ phải bỏ lỡ chúng.
Mặc dù hợp tác với cả hai hãng Thông tấn Báo chí Pháp (AFP) và Hiệp hội Báo chí Australia (AAP) trong vai trò kiểm chứng thông tin, nhưng Facebook có khả năng sẽ phải đối mặt với các cáo buộc rằng hành động ngừng cung cấp các nguồn tin tức uy tín trên nền tảng mạng xã hội sẽ gây bất lợi lớn cho cuộc chiến chống lại tin tức giả đang diễn ra.
Giám đốc Google tại Australia và New Zealand Melanie Silva cũng đã hạ thấp tầm quan trọng của các nội dung tin tức đối với người dùng Australia. Trong một bài trả lời phỏng vấn tuần báo AFR vào tháng Năm, bà Silvia cho rằng đây chỉ là một phần tương đối nhỏ trong tổng thể dịch vụ tiện ích được sử dụng của Google.
Bà nói: "Người dùng đến với Google vì rất nhiều tiện ích, nơi mà họ có thể tìm kiếm các thông tin về những đoạn băng video, công thức, thể thao, thời tiết, ý tưởng phối đồ hay thậm chí là bảo hiểm nhà cửa. Tin tức chỉ là một phần rất nhỏ trong các nội dung của Google và cũng chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong thống kê lịch sử tìm kiếm".
Bà nói thêm: "Năm ngoái, con số thống kê các tìm kiếm liên quan tới tin tức chỉ vào khoảng 1% tổng lượng tìm kiếm trên trang mạng Google Search tại Australia."
* Tác động tiêu cực
Trở lại với vụ việc của Đan Mạch, nơi đang phải chịu sự đe dọa từ Google về việc sẽ cắt bỏ vĩnh viễn những dịch vụ yêu cầu trả phí tác quyền, ông Struve nói người dùng và các nghệ sỹ chắc chắn cảm nhận được những tác động tiêu cực.
Sau khi từ chối chấp nhận mức thanh toán mới giảm tới 70% so với mức giá cũ trong các cuộc đàm phán, ông Struve đã phải chứng kiến phản ứng cứng rắn của Google, gợi ý về hậu quả của việc yêu cầu nhiều hơn bất cứ thứ gì mà nền tảng công nghệ thống trị thế giới này sẵn sàng nhượng bộ.
Ông cho rằng cách lý giải duy nhất về những gì mà Google đang thể hiện với Đan Mạch chính là nhằm mục đích gây áp lực về giá lên thỏa thuận chung Bắc Âu (vốn chưa được thiết lập)".
Ông nói: "Gần 70% người Đan Mạch đăng tải các video âm nhạc thông qua ứng dụng YouTube và 29% thời gian người Đan Mạch dùng để nghe nhạc là trên kênh YouTube. Vì vậy, rõ ràng động thái gỡ bỏ sản phẩm từ Đan Mạch của Google là một sự can thiệp lớn, với cả người cung cấp nội dung lẫn những người sử dụng chúng".
Với suy nghĩ tương tự, không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo chính trị Australia đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ để đảm bảo công chúng hiểu được quy mô của những “gã khổng lồ” công nghệ đang chống lại mục tiêu thiết lập luật lệ của Canberra.
* Phản ứng mạnh mẽ của Australia
Sau khi Facebook tuyên bố xem xét việc chặn nội dung tin tức từ Australia, Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg khẳng định: "Chúng tôi sẽ không ‘lùi bước' trước bất kỳ sự đe dọa nặng nề hoặc ép buộc nào, bất kể là chúng đến từ đâu. Chúng tôi cam kết thực hiện những cải cách này và sẽ không bị 'bắt nạt', cho dù đó là từ công ty quốc tế lớn đến như thế nào".
Tranh chấp với Facebook và Google về việc chia sẻ doanh thu quảng cáo chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến công nghệ lớn hơn đang được Chủ tịch ACCC Rod Sims triển khai tại Australia.
Các nhà chức trách nước này đang điều tra về thương vụ mua lại nhà sản xuất thiết bị vòng đeo thể dục Fitbit của Google, tập trung vào quyền truy cập dữ liệu sức khỏe của người dùng và những đơn kiện do lo ngại các hoạt động ngầm nhằm theo dõi dữ liệu người dùng trong hệ điều hành di động Android.
Trong một vụ việc có liên quan lớn tới các phong trào chống độc quyền toàn cầu, ACCC cũng hứa hẹn sẽ sớm hoàn tất vụ điều tra về cáo buộc cho rằng Google đã cố tình hủy hoại Unlockd, một công ty công nghệ quảng cáo được đánh giá là có tiềm năng của Australia, bằng cách tự ý cấm các ứng dụng của Unlockd được xuất hiện trên "chợ ứng dụng" Google Play và các quảng cáo trao đổi khác thuộc phạm vi quản lý của Google.
Trong khi đó, Facebook cũng phải đối mặt với một cuộc điều tra riêng của ACCC về việc mua lại kho dự trữ GIF trực tuyến Giphy trị giá lên tới 400 triệu USD, với lo ngại rằng Facebook có thể sử dụng Giphy để đánh bại các đối thủ, gây lũng đoạn thị trường sản phẩm tin nhắn trên Facebook, Instagram và WhatsApp.
Jason Kint, Giám đốc điều hành của Digital Content Next có trụ sở tại Mỹ, là công ty đại diện thương mại cho các nhà xuất bản kỹ thuật số, tin rằng Australia đang đóng góp đáng kể vào những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động xã hội tiêu cực từ sự thống trị của các nền tảng công nghệ lớn.
Ông nói, những người chỉ trích Dự thảo về bộ quy tắc ứng xử do ACCC thiết lập - những người tin rằng đó là một "chỗ trú ẩn an toàn" cho các công ty truyền thông - đang bỏ qua nguồn gốc của vấn đề liên quan tới một cuộc điều tra chống độc quyền rộng hơn và mạnh mẽ hơn
* Sự ủng hộ từ phía Washington
Trong khi các nhà vận động hành lang của Google cố gắng gợi ý rằng Australia sẽ phải đối mặt với sự "quở trách" ngoại giao của Washington nếu họ không giảm bớt việc quyết liệt theo đuổi hai trong số các công ty lớn nhất Mỹ, các chính trị gia Washington gần đây lại thể hiện mối quan tâm đối với việc làm thế nào để có thể kiểm soát được các nền tảng mạng xã hội thống trị toàn cầu.
Cuối tháng Bảy vừa qua, Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg, ông chủ Amazon Jeff Bezos, nhà lãnh đạo Google Sundar Pichai và Tim Cook của Apple đã bị Tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ thẩm vấn trong một phiên điều trần kéo dài tới 6 giờ đồng hồ.
Hơn thế nữa, các nhà chức trách Mỹ cũng đang thể hiện ý định giúp đỡ các quốc gia nhỏ hơn trong những cuộc chiến chống lại các “gã khổng lồ” công nghệ. Ngày 3/9, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã tăng cường sức mạnh cho Australia và các quốc gia khác bằng cách ký một khuôn khổ hợp tác và hỗ trợ đa phương lẫn nhau giữa các cơ quan cạnh tranh của Australia, Canada, New Zealand và Anh.
Thay vì tất cả các khu vực pháp lý hoạt động riêng lẻ, khuôn khổ mới hướng tới việc tăng cường hợp tác và tạo cơ sở cho các thỏa thuận trong tương lai, cho phép các quốc gia chia sẻ thông tin bí mật và sử dụng những quy trình bắt buộc để hỗ trợ cho các cuộc điều tra chống độc quyền của nhau.
Trong thông báo về sự kiện, Chủ tịch FTC Joseph Simons viết: "Khuôn khổ này đại diện cho một chuẩn mực mới trong hợp tác chống độc quyền xuyên biên giới... và sẽ mở đường cho việc tiếp cận thông tin và hỗ trợ điều tra tốt hơn cho các đối tác của FTC, đồng thời đảm bảo các biện pháp bảo mật mạnh mẽ".
Chủ tịch ACCC lạc quan tin rằng liên minh với FTC sẽ giúp Australia tiếp tục gia tăng sức mạnh, đưa ra các quyết sách có trọng lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Ông Sims nói: "Chúng tôi kỳ vọng sự hợp tác này sẽ đặc biệt mang lại lợi ích cho các cuộc điều tra hiện tại và tương lai của ACCC về những ‘gã khổng lồ’ mạng xã hội thống trị, vốn đang được nhiều cơ quan trên toàn cầu theo dõi chặt chẽ".
Các hãng truyền thông toàn cầu đang được cho là chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia nền kinh tế số, một lĩnh vực mà các công ty công nghệ lớn hầu như nắm trọn doanh thu từ hoạt động quảng cáo.
Ước tính của Chính phủ Australia chỉ ra rằng trong thời đại công nghệ, doanh thu quảng cáo của các hãng truyền thông sụt giảm mạnh, cứ 100 AUD chi cho quảng cáo trực tuyến thì có khoảng gần 30% rơi vào tay các hãng công nghệ như Google và Facebook. Cuộc khủng hoảng này càng thêm trầm trọng do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khi hàng trăm tờ báo của Australia đã buộc phải đóng cửa và hàng trăm nhà báo rơi vào cảnh thất nghiệp trong những tháng gần đây.
Vào cuối tháng 7/2020, Kaare Struve, Giám đốc truyền thông của Cơ quan bản quyền âm nhạc Đan Mạch Koda, bất ngờ nhận được thông tin “gã khổng lồ” công nghệ Google đã loại bỏ toàn bộ tác phẩm của các tác giả Đan Mạch ra khỏi ứng dụng trực tuyến YouTube, do không đồng ý với những nội dung thương thảo về phí tác quyền.
Ông Struve là nhà đại diện cho Đan Mạch tham gia một phần của thỏa thuận chung giữa các nước Bắc Âu đàm phán với Google về vấn đề phí tác quyền cho các sản phẩm mà nền tảng công nghệ trực tuyến này đăng tải trên các ứng dụng của mình. Thỏa thuận chung dự kiến sẽ thay thế cho các thỏa thuận cũ đơn lẻ mà từng nước Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy đã ký kết với Google trước đó.
Tuy nhiên, đàm phán giữa Google và Koda đã mau chóng đi vào bế tắc khi Google cho biết, chỉ chấp nhận một mức chi trả mới thấp hơn tới gần 70% so với mức giá cũ.
Koda tất nhiên từ chối một lời đề nghị "vượt xa sự tưởng tưởng" và thể hiện mong muốn được thảo luận thêm. Nhưng trong sự ngỡ ngàng của Koda và ông Struve, Google đã đơn phương tạm gỡ bỏ tất cả các sản phẩm nghệ thuật của Đan Mạch đăng tải trên kênh Youtube và tỏ rõ ý định không thảo luận nếu Koda tiếp tục từ chối các yêu cầu của mình.
Chia sẻ với tờ The Australia Financial Review (AFR), ông Struve cho biết, hoàn toàn bất ngờ với động thái của Google. Ông nói Google thậm chí không sẵn sàng gia hạn một hợp đồng tạm thời theo các điều khoản của hợp đồng cũ vừa hết hạn, cho tới khi chờ một thỏa thuận mới được hoàn tất, giống như các cuộc đàm phán thông thường khác.
Và giờ đây, một chiến thuật tương tự dường như cũng đang được Google toan tính áp dụng đối với Australia, trong bối cảnh quốc gia này nỗ lực đóng vai trò là nhà lãnh đạo thế giới trong việc kiểm soát sức mạnh thị trường to lớn của Google và Facebook.
* Chiến dịch đe dọa của Google và Facebook
Vào tuần trước, hai “gã khổng lồ” công nghệ lớn nhất thế giới đã cùng nhau tham gia vào một chiến dịch đe dọa gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho người dùng Australia, thông qua tuyên bố sẽ loại bỏ một số dịch vụ nổi bật trên các nền tảng của mình, nếu không được Canberra đáp ứng các điều kiện riêng trong thỏa thuận chia sẻ doanh thu với các công ty truyền thông địa phương của Australia.
Trước đó, Google đã công khai phản ứng gay gắt chống lại Dự thảo về bộ quy tắc ứng xử mà Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) thiết lập với các công ty công nghệ toàn cầu, do lo ngại sẽ phải trả tới hàng triệu đô la tiền phí sử dụng tin tức cho các nhà xuất bản Australia.
Thay vì tranh luận một cách bình tĩnh về những thiếu sót trong kế hoạch của ACCC, Google đã sử dụng chiến thuật tấn công người dùng trên các nền tảng kỹ thuật số khác nhau mà công ty này sở hữu, như Google Search và YouTube. Một thông điệp khẳng định các dịch vụ mà người dùng ưa thích đang bị đe dọa bởi những cải cách thiếu công bằng của Chính phủ Australia đã được gắn chế độ mở tự động ngay khi người dùng truy cập vào các trang Google Search và YouTube.
Tuy nhiên, kết quả của phản ứng này khiến Google chịu áp lực lớn hơn trong việc đàm phán với những nhà xuất bản tin tức Australia về các khoản thanh toán tác quyền linh hoạt, đặc biệt là sau khi ACCC ký kết thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ vào đầu tháng này.
Tương tự Google, cũng vào tuần trước, Facebook đã công khai đe dọa sẽ cấm người dùng mạng xã hội tại Australia được quyền chia sẻ tin tức của địa phương lẫn quốc tế trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram, nếu Chính phủ Australia thông qua Dự thảo về bộ quy tắc ứng xử giữa các nhà xuất bản tin tức và các công ty vận hành nền tảng mạng xã hội.
Giống như vụ việc về mẫu bao bì thuốc lá - một vụ kiện quốc tế mà Australia đã theo đuổi và đạt được thắng lợi vào năm 2018 - các tập đoàn công nghệ khổng lồ toàn cầu đang lo sợ xuất hiện "hiệu ứng domino" trong các quy định luật pháp toàn cầu, nếu tuân thủ theo yêu cầu của Canberra. Facebook và Google thà chấp nhận gây tổn thương cho các hoạt động của mình tại Australia, hơn là chịu một rủi ro mang quy mô toàn cầu.
Phó Giáo sư chuyên về luật cạnh tranh, chế tài và chính sách kinh tế Rob Nicholls của Trường Đại học New South Wales nhận định: "Động thái này giống như một cuộc chơi của châu Âu nhiều hơn là của Australia".
* Kế hoạch kiểm soát các đại gia nền tảng mạng xã hội của châu Âu
Tại Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh các công ty truyền thông đang "ra sức vận động hành lang" cho một chính sách tương tự Australia, thì một quy định về bản quyền mới mang tính chất "trung hòa" đã được các nhà lập pháp thông qua vào năm ngoái. Theo đó, các nhà xuất bản có thể kiếm được những khoản tiền phí khiêm tốn chi trả cho những nội dung tin tức được phát trực tuyến trên các trang mạng xã hội.
Khi Pháp trở thành quốc gia đầu tiên ban hành kế hoạch này, Google đã từ chối thỏa thuận với các nhà xuất khẩu và thay đổi kết quả tìm kiếm của mình để chỉ hiển thị duy nhất các tiêu đề thay vì bao gồm cả một phần nội dung tin tức như trước đây. Vì hành động này, Google đã buộc phải quay lại bàn đàm phán theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cạnh tranh, với một cảnh báo rằng nếu các cuộc đàm phán thất bại thì các nền tảng mạng xã hội sẽ bị coi là đã lạm dụng quyền lực thị trường.
Quy định của EU bao trùm không chỉ về vấn đề sản phẩm tin tức của các hãng truyền thông, mà còn đề cập tới cả việc sử dụng nội dung các video và sản phẩm âm nhạc trên kênh Youtube và Facebook.
Phó Giáo sư Nicholls cho biết, các công ty công nghệ lo ngại nếu Australia thành công thiết lập một luật mới quản lý áp dụng cho họ, thì đây sẽ là nguồn cổ vũ để các nước EU khác bắt đầu xây dựng những quy tắc tương tự.
Ông nói: "Nếu Facebook đe dọa rời khỏi Australia, quốc gia có GDP đứng thứ 14 trên toàn thế giới, điều đó có nghĩa là họ đang muốn thể hiện với các quốc gia EU khác rằng Facebook sẵn sàng làm điều tương tự, nếu các quốc gia này lựa chọn đi theo con đường của Pháp. Facebook đang tham gia vào một trò chơi vận động hành lang và thiết lập quy định tốn kém, mà đích đến là việc người sử dụng sẽ nhận các giá trị dịch vụ ngày càng kém hơn."
"Bằng hành động cứng rắn ở Australia, Facebook đang truyền tải thông điệp tới các khu vực pháp lý của EU, nơi mà nền tảng công nghệ này sở hữu nguồn doanh thu quảng cáo cao hơn rất nhiều."
Phó Giáo sư của Đại học New South Wales nhận định rủi ro mà Australia phải đối mặt trong việc thiết lập một chuẩn mực toàn cầu mới chính là quy mô thị trường quá nhỏ, đến mức các nền tảng công nghệ lớn có thể chọn bỏ qua thay vì cam kết để ở lại.
* Điều gì sẽ xảy ra cho người dùng mạng xã hội Australia?
Liệu người dùng Australia sẽ phải chấp nhận sử dụng dịch vụ chất lượng kém hơn trên các nền tảng của Google và Facebook, nếu hai “gã khổng lồ” công nghệ này từ chối đàm phán với các hãng truyền thông địa phương theo Dự thảo bộ quy tắc ứng xử của ACCC? Hiện cả hai đều đã lên tiếng khẳng định điều đó sẽ không xảy ra.
Facebook tin rằng nội dung tin tức có thể dễ dàng thay thế bằng các dạng khác của nội dung. Công ty này thực sự không quan tâm liệu người dùng đang tương tác với một bài báo hay một video có nội dung như thế nào và cho biết hầu hết người dùng cũng không quan tâm.
Nhưng Facebook cũng tranh thủ than phiền rằng nền tảng này đã gửi tới 2,3 tỷ cú "nhấp chuột" từ trang New Feed của mình đến trang mạng (website) của những công ty truyền thông Australia, trong vòng 5 tháng đầu năm nay, ngụ ý rằng rất nhiều người dùng Australia đánh giá cao khía cạnh này dịch vụ, nhưng rất có thể sẽ phải bỏ lỡ chúng.
Mặc dù hợp tác với cả hai hãng Thông tấn Báo chí Pháp (AFP) và Hiệp hội Báo chí Australia (AAP) trong vai trò kiểm chứng thông tin, nhưng Facebook có khả năng sẽ phải đối mặt với các cáo buộc rằng hành động ngừng cung cấp các nguồn tin tức uy tín trên nền tảng mạng xã hội sẽ gây bất lợi lớn cho cuộc chiến chống lại tin tức giả đang diễn ra.
Giám đốc Google tại Australia và New Zealand Melanie Silva cũng đã hạ thấp tầm quan trọng của các nội dung tin tức đối với người dùng Australia. Trong một bài trả lời phỏng vấn tuần báo AFR vào tháng Năm, bà Silvia cho rằng đây chỉ là một phần tương đối nhỏ trong tổng thể dịch vụ tiện ích được sử dụng của Google.
Bà nói: "Người dùng đến với Google vì rất nhiều tiện ích, nơi mà họ có thể tìm kiếm các thông tin về những đoạn băng video, công thức, thể thao, thời tiết, ý tưởng phối đồ hay thậm chí là bảo hiểm nhà cửa. Tin tức chỉ là một phần rất nhỏ trong các nội dung của Google và cũng chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong thống kê lịch sử tìm kiếm".
Bà nói thêm: "Năm ngoái, con số thống kê các tìm kiếm liên quan tới tin tức chỉ vào khoảng 1% tổng lượng tìm kiếm trên trang mạng Google Search tại Australia."
* Tác động tiêu cực
Trở lại với vụ việc của Đan Mạch, nơi đang phải chịu sự đe dọa từ Google về việc sẽ cắt bỏ vĩnh viễn những dịch vụ yêu cầu trả phí tác quyền, ông Struve nói người dùng và các nghệ sỹ chắc chắn cảm nhận được những tác động tiêu cực.
Sau khi từ chối chấp nhận mức thanh toán mới giảm tới 70% so với mức giá cũ trong các cuộc đàm phán, ông Struve đã phải chứng kiến phản ứng cứng rắn của Google, gợi ý về hậu quả của việc yêu cầu nhiều hơn bất cứ thứ gì mà nền tảng công nghệ thống trị thế giới này sẵn sàng nhượng bộ.
Ông cho rằng cách lý giải duy nhất về những gì mà Google đang thể hiện với Đan Mạch chính là nhằm mục đích gây áp lực về giá lên thỏa thuận chung Bắc Âu (vốn chưa được thiết lập)".
Ông nói: "Gần 70% người Đan Mạch đăng tải các video âm nhạc thông qua ứng dụng YouTube và 29% thời gian người Đan Mạch dùng để nghe nhạc là trên kênh YouTube. Vì vậy, rõ ràng động thái gỡ bỏ sản phẩm từ Đan Mạch của Google là một sự can thiệp lớn, với cả người cung cấp nội dung lẫn những người sử dụng chúng".
Với suy nghĩ tương tự, không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo chính trị Australia đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ để đảm bảo công chúng hiểu được quy mô của những “gã khổng lồ” công nghệ đang chống lại mục tiêu thiết lập luật lệ của Canberra.
* Phản ứng mạnh mẽ của Australia
Sau khi Facebook tuyên bố xem xét việc chặn nội dung tin tức từ Australia, Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg khẳng định: "Chúng tôi sẽ không ‘lùi bước' trước bất kỳ sự đe dọa nặng nề hoặc ép buộc nào, bất kể là chúng đến từ đâu. Chúng tôi cam kết thực hiện những cải cách này và sẽ không bị 'bắt nạt', cho dù đó là từ công ty quốc tế lớn đến như thế nào".
Tranh chấp với Facebook và Google về việc chia sẻ doanh thu quảng cáo chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến công nghệ lớn hơn đang được Chủ tịch ACCC Rod Sims triển khai tại Australia.
Các nhà chức trách nước này đang điều tra về thương vụ mua lại nhà sản xuất thiết bị vòng đeo thể dục Fitbit của Google, tập trung vào quyền truy cập dữ liệu sức khỏe của người dùng và những đơn kiện do lo ngại các hoạt động ngầm nhằm theo dõi dữ liệu người dùng trong hệ điều hành di động Android.
Trong một vụ việc có liên quan lớn tới các phong trào chống độc quyền toàn cầu, ACCC cũng hứa hẹn sẽ sớm hoàn tất vụ điều tra về cáo buộc cho rằng Google đã cố tình hủy hoại Unlockd, một công ty công nghệ quảng cáo được đánh giá là có tiềm năng của Australia, bằng cách tự ý cấm các ứng dụng của Unlockd được xuất hiện trên "chợ ứng dụng" Google Play và các quảng cáo trao đổi khác thuộc phạm vi quản lý của Google.
Trong khi đó, Facebook cũng phải đối mặt với một cuộc điều tra riêng của ACCC về việc mua lại kho dự trữ GIF trực tuyến Giphy trị giá lên tới 400 triệu USD, với lo ngại rằng Facebook có thể sử dụng Giphy để đánh bại các đối thủ, gây lũng đoạn thị trường sản phẩm tin nhắn trên Facebook, Instagram và WhatsApp.
Jason Kint, Giám đốc điều hành của Digital Content Next có trụ sở tại Mỹ, là công ty đại diện thương mại cho các nhà xuất bản kỹ thuật số, tin rằng Australia đang đóng góp đáng kể vào những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động xã hội tiêu cực từ sự thống trị của các nền tảng công nghệ lớn.
Ông nói, những người chỉ trích Dự thảo về bộ quy tắc ứng xử do ACCC thiết lập - những người tin rằng đó là một "chỗ trú ẩn an toàn" cho các công ty truyền thông - đang bỏ qua nguồn gốc của vấn đề liên quan tới một cuộc điều tra chống độc quyền rộng hơn và mạnh mẽ hơn
* Sự ủng hộ từ phía Washington
Trong khi các nhà vận động hành lang của Google cố gắng gợi ý rằng Australia sẽ phải đối mặt với sự "quở trách" ngoại giao của Washington nếu họ không giảm bớt việc quyết liệt theo đuổi hai trong số các công ty lớn nhất Mỹ, các chính trị gia Washington gần đây lại thể hiện mối quan tâm đối với việc làm thế nào để có thể kiểm soát được các nền tảng mạng xã hội thống trị toàn cầu.
Cuối tháng Bảy vừa qua, Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg, ông chủ Amazon Jeff Bezos, nhà lãnh đạo Google Sundar Pichai và Tim Cook của Apple đã bị Tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ thẩm vấn trong một phiên điều trần kéo dài tới 6 giờ đồng hồ.
Hơn thế nữa, các nhà chức trách Mỹ cũng đang thể hiện ý định giúp đỡ các quốc gia nhỏ hơn trong những cuộc chiến chống lại các “gã khổng lồ” công nghệ. Ngày 3/9, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã tăng cường sức mạnh cho Australia và các quốc gia khác bằng cách ký một khuôn khổ hợp tác và hỗ trợ đa phương lẫn nhau giữa các cơ quan cạnh tranh của Australia, Canada, New Zealand và Anh.
Thay vì tất cả các khu vực pháp lý hoạt động riêng lẻ, khuôn khổ mới hướng tới việc tăng cường hợp tác và tạo cơ sở cho các thỏa thuận trong tương lai, cho phép các quốc gia chia sẻ thông tin bí mật và sử dụng những quy trình bắt buộc để hỗ trợ cho các cuộc điều tra chống độc quyền của nhau.
Trong thông báo về sự kiện, Chủ tịch FTC Joseph Simons viết: "Khuôn khổ này đại diện cho một chuẩn mực mới trong hợp tác chống độc quyền xuyên biên giới... và sẽ mở đường cho việc tiếp cận thông tin và hỗ trợ điều tra tốt hơn cho các đối tác của FTC, đồng thời đảm bảo các biện pháp bảo mật mạnh mẽ".
Chủ tịch ACCC lạc quan tin rằng liên minh với FTC sẽ giúp Australia tiếp tục gia tăng sức mạnh, đưa ra các quyết sách có trọng lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Ông Sims nói: "Chúng tôi kỳ vọng sự hợp tác này sẽ đặc biệt mang lại lợi ích cho các cuộc điều tra hiện tại và tương lai của ACCC về những ‘gã khổng lồ’ mạng xã hội thống trị, vốn đang được nhiều cơ quan trên toàn cầu theo dõi chặt chẽ".
Các hãng truyền thông toàn cầu đang được cho là chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia nền kinh tế số, một lĩnh vực mà các công ty công nghệ lớn hầu như nắm trọn doanh thu từ hoạt động quảng cáo.
Ước tính của Chính phủ Australia chỉ ra rằng trong thời đại công nghệ, doanh thu quảng cáo của các hãng truyền thông sụt giảm mạnh, cứ 100 AUD chi cho quảng cáo trực tuyến thì có khoảng gần 30% rơi vào tay các hãng công nghệ như Google và Facebook. Cuộc khủng hoảng này càng thêm trầm trọng do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khi hàng trăm tờ báo của Australia đã buộc phải đóng cửa và hàng trăm nhà báo rơi vào cảnh thất nghiệp trong những tháng gần đây.