Báo cáo dự án Celo, Polygon và The Graph

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,506
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

*Bài viết được FXCE Team dịch và biên tập từ tài liệu “The Discount Coin Portfolio” của Palmbeach Research, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. FXCE không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.


Celo



Celo là một nền tảng DeFi cho phép bất kỳ ai có smartphone cũng có thể thực hiện các giao dịch tài chính.

Lợi thế của Celo so với các blockchain khác đến từ một sự đổi mới xuất sắc.

Thay vì kết nối ví kỹ thuật số với một mã dài, bao gồm cả chữ và số như nhiều blockchain truyền thống… Celo kết nối ví của bạn với số điện thoại một cách an toàn.

Vì vậy, người dùng Celo không cần phải nhớ một chuỗi dài các chữ cái và số để truy cập ví. Họ chỉ cần số điện thoại là đủ.

Hiện nay, có gần bốn tỷ người sử dụng điện thoại thông minh. Celo giúp mọi người tạo và truy cập ví điện tử thông qua smartphone dễ dàng.

Và bằng cách đó, Celo mở ra cánh cửa cho tất cả các loại ứng dụng DeFi.

Mục tiêu chính nhắm đến gần hai tỷ người trưởng thành không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính - ước tính khoảng 2/3 số người sở hữu điện thoại thông minh. Đó là thị trường hơn một tỷ người người có khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính của Celo. Các dịch vụ gồm tài khoản tiết kiệm, cho vay và hoán đổi tài sản.

Celo được thiết kế với tốc độ cao, đảm bảo tính minh bạch và chi phí thấp cũng như tương thích với Ethereum. Điều này giúp các nhà phát triển Ethereum có thể xây dựng các ứng dụng DeFi trên mạng Celo mà không cần phải sử dụng một ngôn ngữ lập trình mới.

Điều này cho phép Celo tận dụng hiệu ứng mạng Ethereum. Và như mọi người cũng đã biết, Ethereum có tiềm năng đạt mốc 1 nghìn tỷ USD tiếp theo sau Bitcoin.

Bằng cách cho phép người dùng gửi tài sản giữa hai blockchain, Celo có thể cung cấp dịch vụ cho tám triệu người dùng Ethereum đang hoạt động.

Chất lượng của đội ngũ phát triển

Một lý do khác khiến Palmbeach Research thích Celo là vì đội ngũ phát triển rất chất lượng.

Những người sáng lập gồm Sep Kamvar, Rene Reinsberg và Marek Olszewski. Mỗi người đều có một lý lịch ấn tượng trong các dự án khởi nghiệp công nghệ.

Kamvar là giáo sư tại Stanford và MIT và đồng sáng lập Kaltix, một công ty phát triển công cụ tìm kiếm được cá nhân hóa. Google mua lại Kaltix vào năm 2003 với số tiền không được tiết lộ.

Cả Reinsberg và Olszewski đều đồng sáng lập Locu, một công ty công nghệ giúp các doanh nghiệp nhỏ quản lý dữ liệu. Nền tảng internet phổ biến GoDaddy - nơi Reinsberg và Olszewski từng là phó chủ tịch - đã mua Locu vào năm 2013 với giá ước tính 70 triệu USD.

Ngoài những người sáng lập, những người ủng hộ Celo bao gồm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) lớn nhất trong thị trường tiền mã hóa.

Đến nay, Celo đã huy động được hơn 65 triệu USD từ Thung lũng Silicon như Polychain Capital, Coinbase Ventures, Dragonfly Capital, đồng sáng lập LinkedIn - Reid Hoffman và người sáng lập Twitter và Square - Jack Dorsey.

Celo cũng có hơn 140 dự án mở rộng trên hệ sinh thái của mình, bao gồm Deutsche Telekom, nhà cung cấp viễn thông lớn nhất ở Châu Âu theo doanh thu với hơn 242 triệu khách hàng di động.

Deutsche Telekom sẽ cho phép trình xác thực trên mạng Celo để gửi văn bản xác minh tin nhắn cho người dùng. Điều này cải thiện tính bảo mật và độ tin cậy của việc xác minh điện thoại phi tập trung, đây là điều khiến cho blockchain Celo dễ sử dụng.

Ngoài ra, công ty con của Deutsche Telekom, T-Systems MMS, sẽ vận hành một nhóm xác nhận. Điều này sẽ giúp bảo mật mạng và phát triển cơ sở hạ tầng của Celo hơn nữa.

Nhiều mối quan hệ hợp tác và được các tên tuổi lớn ủng hộ là điều kiện tốt nhất mà chúng ta từng thấy trong thị trường crypto. Hiếm có một dự án nào xuất hiện có sự kết hợp của nhiều bộ óc thông minh nhất trong ngành với mức giá đang tốt như Celo.

Liệu Celo có đáng đầu tư?

Token Celo là native currency của mạng Celo. Bạn có thể sử dụng nó để thanh toán các giao dịch trên mạng lưới giống như bạn sử dụng ether (ETH) để thanh toán cho các giao dịch trên Ethereum.

Người dùng cũng có thể stake Celo để kiếm phần thưởng. Bằng cách ủy quyền token cho một mạng xác thực, bạn đang giúp bảo mật cho mạng Celo.

Để định giá Celo, Palmbeach Research dự đoán số lượng người dùng tiềm năng - và tần suất họ sẽ giao dịch trên mạng lưới. Bằng cách đó, có thể dự báo nhu cầu về Celo trong tương lai.

Như đã đề cập ở trên, có khoảng 4 tỷ người dùng điện thoại thông minh. Và 1,3 tỷ trong số đó không sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Điều này biến họ trở thành mục tiêu chính cho các dịch vụ của Celo.

Giả sử Celo có thể nắm 15% cá nhân sở hữu điện thoại thông minh không sử dụng các dịch vụ ngân hàng, hoặc 200 triệu người dùng trong năm năm tới.

Nếu mỗi người trong số họ chỉ thực hiện một giao dịch mỗi ngày thì mạng lưới sẽ xử lý hơn 73 tỷ giao dịch mỗi năm.

Bây giờ, giả sử mỗi giao dịch có giá một cent. Và nó được thanh toán bằng Celo. Tương ứng với khoảng 730 triệu USD nhu cầu hàng năm đối với Celo.

Để hiểu điều này có ý nghĩa như thế nào đối với giá Celo, chúng ta có thể so sánh với Ethereum.

Vào tháng 5, người dùng Ethereum đã chi hơn 1 tỷ USD cho phí giao dịch. Tương đương khoảng 12,4 tỷ USD cho nhu cầu hàng năm đối với ETH.

Ethereum có vốn hóa 295 tỷ USD sau khi kết thúc tháng 5. Vốn hóa gấp khoảng 24 lần nhu cầu hàng năm của ETH (295 tỷ USD / 12,36 tỷ USD = 23,87).

Nếu Celo có cùng bội số với Ethereum thì vốn hóa sẽ rơi vào khoảng 17,4 tỷ USD (730 triệu USD x 23,87).

Trong 5 năm tới, 600 triệu Celo sẽ được lưu hành. Với mức vốn hóa thị trường là 17,4 tỷ USD, mỗi token sẽ trị giá 29,04 USD hoặc tăng 1,445% so với hiện tại.

Điều đó đủ để biến khoản đầu tư 500 USD thành 7,723 USD. Và mỗi 1.000 USD đầu tư vào sẽ thành 15,446 USD.

Và hãy nhớ rằng, ước tính này chỉ giả định Celo thu hút được 5% người dùng điện thoại thông minh.

Nếu Celo có thể tăng gấp đôi tỷ lệ thâm nhập thị trường dự kiến thì theo một kịch bản tốt đẹp, mỗi Celo sẽ trị giá 58,08 USD. Điều đó đủ để biến 500 USD thành 15,446 USD và 1,000 USD thành 30,892 USD.

Bằng cách thêm Celo vào danh mục đầu tư ngay hôm nay, chúng ta đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ cải thiện dịch vụ tài chính cho một thế giới không có ngân hàng.

Polygon (Matic)



Nếu bạn đã thực hiện giao dịch trên mạng Ethereum trong năm qua, bạn có thể nhận thấy rằng phí giao dịch đã tăng cao.

Vào mùa hè năm 2020, trước khi DeFi bùng nổ, các khoản phí sẽ chỉ mất vài cent. Nhưng lưu lượng truy cập tăng theo cấp số nhân trên Ethereum. Và phí giao dịch đã tăng từ 10 cho đến 100 lần trong giờ cao điểm.

Mặc dù phí giao dịch cao khiến bạn bực bội nhưng nếu suy xét kỹ lưỡng thì đây là một tín hiệu tốt. Nó cho thấy nhu cầu trong mạng lưới Ethereum đang phát triển. Và nhu cầu đó sẽ đẩy vốn hóa Ethereum vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.

Nhưng để tiếp cận hàng triệu - hoặc thậm chí hàng tỷ người dùng tiếp theo - thì Ethereum cần phải mở rộng quy mô. Và đó là khi lựa chọn đầu tư tiếp theo của chúng ta xuất hiện.

Đó chính là Polygon (MATIC).

Jaynti Kanani, Sandeep Nailwal và Anurag Arjun đồng sáng lập Polygon với mục đích giải quyết các vấn đề về khả năng sử dụng và mở rộng quy mô blockchain.

Dự án được lấy cảm hứng từ whitepaper được viết bởi tác giả Joseph Poon của Lightning Network và đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin. Chủ đề giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng trên blockchain Ethereum.

Mục đích của Polygon là giảm tắc nghẽn mạng bằng cách cho phép người dùng giải quyết các giao dịch trên lớp blockchain thứ 2 mà không ảnh hưởng đến bảo mật. Điều này tăng tốc giao dịch lên 100 lần và giảm phí giao dịch xuống còn một xu.

Quan trọng nhất, Polygon tương thích với Ethereum. Người dùng Ethereum có thể chuyển tài sản giữa hai mạng thông qua một cầu nối với tốc độ nhanh và phí thấp.

Polygon có thể liên kết với Ethereum thông qua khung Plasma, giống như sidechain sử dụng mô hình đồng thuận Proof-of-Stake (PoS).

Nói một cách đơn giản, người dùng có thể thực hiện giao dịch trên Polygon. Và Polygon đăng "snapshots" của những giao dịch đến mạng lưới Ethereum để xác thực. Nếu có tranh chấp, người dùng có thể tham khảo mạng lưới Ethereum.

Hãy lấy việc hoàn trả khoản vay trên Polygon làm ví dụ.

Khi bạn hoàn trả một khoản vay trên Polygon, bản ghi giao dịch đầu tiên sẽ được đăng trên mạng lưới. Để tăng tính bảo mật, nút Polygon vận hành một gói nhiều giao dịch - bao gồm cả khoản thanh toán khoản vay - và ghi lại chúng trên chuỗi Ethereum. Điều này cho phép người dùng tham chiếu Ethereum để xác minh giao dịch.

Trong trường hợp có một hành động đăng không chính xác trên Polygon, bạn có thể phản đối giao dịch trên Ethereum. Và nếu phản đối thành công, bạn sẽ nhận được phần thưởng.

Bằng cách giải quyết các giao dịch trên Polygon và xác minh trên Ethereum, Polygon giảm tắc nghẽn lưu lượng trên Ethereum. Nhờ đó giảm đáng kể chi phí giao dịch và cho phép Ethereum mở rộng quy mô - mang lại hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ người dùng mới.

Hiện nay, Polygon đang hoàn thành hơn tám triệu giao dịch mỗi ngày. Con số gấp 200 lần so với đầu năm. Và hơn bảy lần số lượng các giao dịch được Ethereum xử lý mỗi ngày.


Đóng vai trò là một trung tâm cho hệ sinh thái Ethereum, Palmbeach Research cho rằng nhu cầu về token MATIC ngày càng tăng. Matic sẽ hưởng lợi từ việc vốn hóa Ethereum tăng tới mức 1 nghìn tỷ USD.

Các use case của Polygon

Polygon không chỉ đang phát triển nhảy vọt mà còn hợp tác với một số các dự án crypto lớn và tốt nhất trên thế giới.

Đầu tháng này, Polygon đã hợp tác với 0x (ZRX), một trong những lựa chọn trong danh mục đầu tư hiện có của Palmbeach Research.

0x cung cấp một cửa hàng duy nhất để giao dịch tài sản trên blockchain. Thay vì tìm kiếm nhiều sàn giao dịch để có giá tốt nhất thì 0x sẽ tìm giá tốt nhất cho bạn.

Mục tiêu của sự hợp tác này hướng đến một triệu người dùng mới cho Polygon bằng cách khiến DeFi dễ tiếp cận hơn. Cùng nhau, 2 dự án đã nhận được 10,5 triệu USD, số tiền này sẽ sử dụng để thu hút người dùng và nhà phát triển mới.

0x chỉ là một trong hơn 100 dApp đã ra mắt trên Polygon. Các ứng dụng DeFi phổ biến khác trên Polygon bao gồm Curve Finance, Aave, 1inch và SushiSwap.

Bằng cách cho phép các giao thức Ethereum dễ dàng triển khai các dịch vụ chỉ với một vài cú nhấp chuột, Polygon sẽ nhanh chóng được hưởng lợi từ hiệu ứng mạng Ethereum. Đây là một công thức để đạt được thành công nhanh chóng và lâu dài cho cả 2.

Liệu MATIC có đáng đầu tư?

Hiện nay, có hơn 180.000 người dùng đang hoạt động trên Polygon. Con số này tăng 180 lần so với đầu năm.

Những người dùng này đang thực hiện gần tám triệu giao dịch mỗi ngày. Con số đó tăng gần 200 lần so với đầu năm.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng này sẽ không kéo dài mãi mãi, nhưng Palmbeach Research cho rằng Polygon sẽ đạt được thành công lớn trong thời gian còn lại của năm 2021.

Nếu Polygon có thể duy trì chỉ bằng một phần mười tốc độ tăng trưởng hiện tại, chúng ta sẽ thấy hơn ba triệu người dùng và 140 triệu giao dịch mỗi ngày vào cuối năm 2021.

Và với nhiều người dùng hơn, Palmbeach Research cho rằng phí giao dịch sẽ tăng lên.

Giả sử phí giao dịch tăng lên 1 xu từ 1/100 xu hiện tại do mức sử dụng nhiều hơn. Mạng sẽ tạo ra 1,4 triệu USD chi phí giao dịch mỗi ngày và lên đến khoảng 511 triệu USD mỗi năm.

Để định giá MATIC, chúng ta có thể so sánh thu nhập của nó với các công ty tài chính như Visa hoặc Mastercard. Cả hai hiện giao dịch ở mức giá trên thu nhập (P/E) bội số của 50.

Các công ty công nghệ đột phá thường yêu cầu mức phí bảo hiểm cao hơn do tốc độ tăng trưởng cao hơn. Vì vậy, Polygon có thể kiếm được P / E cao gấp 5 lần so với các công ty xử lý thanh toán truyền thống như Visa và Mastercard.

Nếu vậy, giá trị của Polygon sẽ là khoảng 128 tỷ USD - hoặc 12,78 USD cho mỗi token - khi tính tổng nguồn cung.

Tương đương mức tăng 1,011% giá token so với giá của ngày hôm nay. Đủ để biến khoản đầu tư 500 USD thành 5.554 USD. Và mỗi 1.000 USD đầu tư thành 11.108 USD.

Bằng cách sở hữu MATIC ngay hôm nay, Palmbeach Research dự định thu được lợi nhuận từ các giải pháp mở rộng quy mô để giúp Ethereum trở thành đồng tiền trị giá 1 nghìn tỷ USD tiếp theo.

The Graph (GRT)

Dự án tiềm năng tiếp theo chính là The Graph (GRT). Nó được thiết kế để giúp dễ dàng tìm kiếm dữ liệu trên các blockchain công khai.

Hãy xem dự án như một phiên bản phi tập trung của Google.

Lập chỉ mục là một quá trình phổ biến trên internet. Đây là cách mà các công cụ tìm kiếm thực hiện tổ chức thông tin trước khi tìm kiếm để cho phép phản hồi ở tốc độ siêu nhanh.

The Graph giúp thực hiện chức năng tương tự cho các nhà phát triển muốn tạo dApp cho các blockchain.

Các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook và Apple có thể theo dõi mọi chuyển động bạn thực hiện trên các thiết bị điện tử từ lịch sử duyệt web đến cho đến vị trí của bạn.

Họ sử dụng thông tin này - chẳng hạn như sở thích, kế hoạch du lịch và thậm chí là bữa ăn yêu thích - để nhắm các quảng cáo đến đúng đối tượng.

Vì vậy, nếu bạn tìm kiếm xe đạp trên Google, bạn có thể sẽ thấy quảng cáo từ các cửa hàng xe đạp. Và nếu bạn tìm kiếm công thức làm bánh, bạn có thể sẽ nhận được quảng cáo từ các tiệm bánh.

Đây là một hình thức kinh doanh sinh lợi rất cao.

Ví dụ, Facebook và Google chủ yếu dựa vào tiếp thị mục tiêu để tạo ra doanh thu bằng cách sử dụng dữ liệu cá nhân. Kết hợp với nhau, cả hai công ty đã tạo ra doanh thu khoảng 300 tỷ USD trong năm qua.

Như bạn có thể thấy, dữ liệu này rất có giá trị. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích tốt nhất, các ông lớn công nghệ giữ dữ liệu luôn ở trạng thái khóa an toàn. Điều này phát sinh vấn đề. Các công ty này lưu trữ dữ liệu của họ trên các máy chủ tập trung. Và điều đó khiến chúng trở thành mục tiêu cho tin tặc.

Theo công ty an ninh mạng Risk Based Security, có hơn 38 tỷ hồ sơ đã bị lộ kể từ năm 2010 do bị hack. Năm ngoái, chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 1.000 vụ vi phạm dữ liệu. Và theo IBM, chi phí trung bình cho một vụ vi phạm dữ liệu ở Hoa Kỳ là 8,64 triệu USD.

Những vụ hack này diễn ra quá phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu và đôi khi hàng tỷ người. Vụ hack lớn nhất trong lịch sử là cuộc tấn công năm 2013 vào Yahoo khiến tất cả 3 tỷ người dùng đều bị ảnh hưởng.

Đây là một vấn đề rất lớn. CNBC cho biết hành vi trộm cắp danh tính khiến Mỹ thiệt hại 56 tỷ USD vào năm ngoái.

Nhìn chung, 33% người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã từng bị đánh cắp danh tính. Bản chất tập trung dữ liệu cá nhân của những gã khổng lồ công nghệ khiến vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Năm ngoái, các báo cáo về gian lận và trộm cắp danh tính đã tăng 45% từ 3,3 triệu lên 4,8 triệu.

The Graph đang ứng dụng công nghệ blockchain để giải quyết vấn đề này.

Với công nghệ blockchain tiên tiến, The Graph sẽ cho phép hàng triệu người dùng mới tham gia các mạng phi tập trung trích xuất dữ liệu một cách an toàn và bảo mật cũng như sắp xếp và phân tích dữ liệu mà không cần thông qua một trình phát tập trung như Google.

The Graph hoạt động như thế nào?

Thông thường, nếu các nhà phát triển muốn kéo dữ liệu từ một blockchain sang dApp thường có hai lựa chọn:
  • Họ có thể chạy một nút blockchain đầy đủ. Điều này đòi hỏi nhiều tài nguyên và cần kỹ thuật cao.
  • Hoặc họ có thể sử dụng một công ty dữ liệu blockchain để lấy dữ liệu. Điều này, đòi hỏi phải tin tưởng vào một bên thứ ba tập trung.
The Graph cho phép người dùng nhanh chóng truy cập dữ liệu blockchain mà không cần chuyên môn kỹ thuật hoặc dựa vào bên thứ ba.

The Graph Network​

Biến dữ liệu blockchain phi tập trung trở nên khả thi và tạo các Graph Node trên mạng lưới, có một số người tham gia chính bao gồm:
  • Developers - tạo và xác định các subgraph cho dApp của họ. Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể tạo một subgraph vì dữ liệu blockchain là công khai.
  • Indexers - là những người vận hành các node. Họ chạy các Graph Node, trên đó họ lập chỉ mục dữ liệu dựa trên subgraph được cung cấp. Để đổi lấy việc lưu trữ dữ liệu của các subgraph, họ nhận được phần thưởng của việc lập chỉ mục và phí truy vấn.
  • Curators - sắp xếp dữ liệu và báo hiệu các subgraph nào là hữu ích và chính xác. Điều này khuyến khích các Indexer lập chỉ mục các subgraph tốt nhất. Lập chỉ mục các subgraph được báo hiệu nhiều nhất mang lại cho Indexer nhiều phần thưởng hơn. Đổi lại, Curator nhận được một phần phí truy vấn.
  • End users - các dApp nói chung cần truy cập vào dữ liệu blockchain một cách dễ dàng và đáng tin cậy. Nó được thiết kế để sử dụng theo đo lường, vì vậy quy luật cung cầu duy trì các dịch vụ được cung cấp bởi giao thức. Người dùng có thể truy vấn an toàn lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trên The Graph mà không cần phải tự mình thực hiện công việc tính toán và lưu trữ dữ liệu.
  • Delegators - ủy quyền token GRT cho Indexer để nhận phần thưởng lập chỉ mục và phí truy vấn.
Hãy coi đây như là một thị trường phi tập trung (như công cụ tìm kiếm) cho dữ liệu.

Khi ai đó thực hiện truy vấn, Indexer sẽ truy xuất tập dữ liệu từ thị trường phù hợp nhất với truy vấn. Các tập dữ liệu này được gọi là subgraph. Và bất kỳ ai cũng có thể tạo ra chúng.

Các subgraph lấy mô tả từ các hợp đồng thông minh trong ứng dụng và bất kỳ thông tin liên quan nào khác. Dữ liệu có thể bao gồm giá tài sản, khoản nợ chưa thanh toán trong nhóm cho vay, lãi suất cho vay. Danh sách này là vô tận.

Indexer chọn subgraph nào để lấy dữ liệu dựa trên tín hiệu “curation”. Indexer và Curator nhận phí cho các dịch vụ của họ. Và họ phải stake GRT như tài sản thế chấp. Điều này giúp:
  • Khuyến khích hành vi tốt và thưởng cho các dữ liệu chất lượng cao.
  • Xử lý hành vi xấu và phạt các dữ liệu có chất lượng kém.
Nếu Indexer cung cấp dữ liệu chất lượng cao, họ sẽ nhận được chiết khấu phí truy vấn và phần thưởng cho việc lập chỉ mục. Nếu họ có hành vi xấu hoặc cung cấp dữ liệu chất lượng kém, giao thức sẽ cắt tài sản thế chấp của họ.

Hệ thống tài sản đảm bảo duy trì tính toàn vẹn của mạng lưới và cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho người dùng.

Việc sử dụng The Graph đang tăng vọt

Kể từ khi triển khai mainnet vào tháng 12 năm 2020, mức sử dụng đã tăng lên gần 800 triệu dữ liệu yêu cầu mỗi ngày.

Và kể từ khi thành lập, The Graph đã phục vụ hơn 130 tỷ yêu cầu dữ liệu, với 25 tỷ yêu cầu trong số này xảy ra chỉ trong tháng qua. Và có các subgraph cho các ứng dụng Ethereum DeFi như Uniswap, Compound và Synthetix.

Đây chỉ là bước khởi đầu cho The Graph.

Bạn thấy đấy, Ethereum xử lý nhiều giao dịch (tính theo giá trị) hơn bất kỳ blockchain nào khác hiện nay. Nhưng The Graph đang tự định vị mình trở thành một nhà cung cấp dữ liệu có thể truy cập từ hầu hết các blockchain công khai.

Hãy nghĩ về thành công của Google. Họ không chỉ giới hạn trong tiếng Anh. Google cũng tìm kiếm dữ liệu bằng tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và nhiều ngôn ngữ khác.

Ngày nay, The Graph cung cấp hỗ trợ cho hơn 20 mạng lưới. Nhiều mạng trong số đó đã được thêm vào trong vài tháng vừa qua.

Khi hoạt động của người dùng tăng lên ở các mạng lưới này, nhu cầu về The Graph cũng sẽ tăng theo. Rốt cuộc, mọi mạng lưới đều cần truy vấn dữ liệu. Và The Graph là một trong những nhà cung cấp dữ liệu tốt nhất.

Liệu The Graph có đáng đầu tư?

The Graph là một phần quan trọng của web phi tập trung. Dự án giải quyết vấn đề truy cập dữ liệu blockchain một cách an toàn mà không cần bên thứ ba.

Trên thực tế, dự án gợi nhớ đến Chainlink, một nhà cung cấp dữ liệu blockchain khác trong danh mục đầu tư của Palmbeach Research. Điều này do cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại sự chấp nhận hàng loạt cho blockchain.

Chainlink và The Graph cung cấp các dịch vụ hơi khác nhau. Vì vậy, cả 2 có thể sẽ cùng tồn tại trong hệ sinh thái crypto đang phát triển.

Nếu Chainlink kết nối dữ liệu trong thế giới thực với blockchain (ví dụ: kéo điểm trò chơi từ ESPN sang blockchain) thì The Graph trích xuất dữ liệu từ chính blockchain.

Vì The Graph là một phần cơ sở hạ tầng quan trọng cần thiết để áp dụng hàng loạt, Palmbeach Research cho rằng dự án sẽ đi theo một con đường tương tự như Chainlink.

Điều đó sẽ đặt The Graph ở mức vốn hóa 12 tỷ USD cho tổng cung hoặc 1,20 USD cho mỗi GRT trong vòng sáu đến 12 tháng tới. Một mức tăng 126% so với giá hiện tại.

Nhưng về lâu dài, giá có thể tăng cao hơn nhiều. Yêu cầu về dữ liệu đã tăng vọt trong vài tháng qua. Và không có dấu hiệu chững lại.

Mặc dù phần lớn dữ liệu này là từ dApps, nhưng còn rất nhiều nguồn dữ liệu tiềm năng mà mọi người có thể muốn phân tích.

Bạn sẽ thấy nhu cầu về dữ liệu đến từ nhiều hướng như từ lịch sử bán hàng của NFT cho đến điểm số của các trò chơi thể thao ảo và bán vé cho các buổi hòa nhạc ảo.

Tính đến ngày hôm nay, có khoảng 800 triệu yêu cầu dữ liệu mỗi ngày cho The Graph. Palmbeach Research dự báo nhu cầu này tăng lên 100 lần đến 80 tỷ yêu cầu trong 3-5 năm tới.

Giả sử The Graph có thể kiếm tiền từ dữ liệu này với mức giá trung bình là 1/100 xu cho mỗi yêu cầu dữ liệu. Điều đó sẽ tạo ra doanh thu 8 triệu USD mỗi ngày hoặc khoảng 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Để hiểu điều này có ý nghĩa như thế nào đối với việc định giá, Palmbeach Research cho The Graph bội số thu nhập tương tự như Google.

Ngày nay, Google giao dịch với tỷ lệ P / E là 33. Nếu áp dụng cùng mức định giá cho The Graph, vốn hóa thị trường sẽ là 96,4 tỷ USD. Ứng với $9,64 cho mỗi token đối với tổng cung.

Google là ông vua của lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Palmbeach Research cho rằng The Graph sẽ là công cụ tìm kiếm của internet tương lai: blockchain. Vì vậy, dự án có thể gấp ba lần Google.

Theo kịch bản lạc quan, vốn hóa thị trường của The Graph sẽ là 289 tỷ USD - hoặc 28,91 USD cho mỗi token.

USD mức tăng 5,354% so với giá hôm nay, đủ để biến khoản đầu tư 500 USD thành 27,272 USD. Và mỗi khoản đầu tư 1,000 USD thành 54,544 USD.

Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho người dùng blockchain là một cơ hội lớn. Và The Graph đang dẫn đầu và đây là một dự án cần phải đầu tư.


Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm Telegram: https://t.me/fxcecrypto
 
Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
Last edited:
Bên trên