S
StevenPham
Thành viên
- S
StevenPham
Cuộc chiến tranh tiền tệ được định nghĩa là cuộc chiến do một quốc gia khởi xướng bằng cách hạ thấp giá trị đồng tiền của chính quốc gia đó. Hành động này tạo ra những kết cục tàn phá và đáng sợ nhất với hệ thống kinh tế thế giới. Hệ lụy kinh tế đi kèm với chiến tranh tiền tệ là tăng trưởng đình trệ, lạm phát, các biện pháp khắc khổ và hoảng loạn tài chính.
Kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tiện tệ trong giai đoạn 1921-1936 và 1967-1987. Và theo tác giả, thế giới đang đứng trước một cuộc chiến tranh tiền tệ mới khởi đầu từ năm 2010, chưa có thời điểm kết thúc cụ thể.
Trong quyển sách này, tác giả cung cấp sơ lược nhưng đầy đủ về hai cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử, cùng với lý thuyết hữu ích về tài chính và tiền tệ, từ đó tác giả liên hệ với tình hình hiện tại của sự giằng co giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới. Mặc dù hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ mới chưa chắc chắn, nhưng theo tác giả sẽ có những kịch bản xấu nhất thì hầu như không tránh khỏi nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới không chịu học sai lầm từ những người đi trước.
Tác giả đã khéo léo lồng ghép những sự kiện, từ quá khứ đến hiện tại, từ lý thuyết đến thực tiễn, khiến cho quyển sách là tài liệu thú vị và nhiều thông tin cho những người quan tâm đến lĩnh vực vô cùng quan trọng này.
Điểm khác của quyển sách này với quyển Chiến tranh tiền tệ đã từng xuất bản ở Việt Nam do tác giả người Trung Quốc viết là cuốn sách này tập trung nhiều vào những sự kiện và phân tích tình hình hiện đại của thế giới tài chính.
***
Lộ trình của đồng đô-la là không bền vững và do đó đồng đô-la sẽ không ổn định lâu dài. Sau cùng thì đồng đô-la hoặc sẽ tham gia vào một tập hợp các loại tiền tệ dự trữ, hoặc lệ thuộc vào SDR, hoặc được củng cố bởi vàng hoặc sa sút trong tình trạng hỗn loạn – khả năng khôi phục hoặc bị xóa sổ sau tình hình hỗn loạn đều có thể xảy ra. Trong bốn khả năng như trên, việc sử dụng nhiều loại tiền tệ dự trữ là khó có thể xảy ra nhất, bởi vì phương pháp này không giải quyết được vấn đề nợ và thâm hụt, nó chỉ đơn thuần là dịch chuyển khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo lộ trình tiếp diễn của các cuộc chiến tranh tiền tệ dạng cổ điển. Giải pháp đồng SDR hiện đang được một số nhân vật trong giới tinh hoa toàn cầu đề xuất – họ thuộc nhóm các Bộ trưởng Tài chính G20 và các nhà quản lý của IMF, nhưng xét tới mức độ SDR đơn thuần chỉ là tiền tệ quốc tế thay thế cho các loại tiền tệ khác thì giải pháp này vẫn có rủi ro: bản thân SDR bị chối bỏ và sớm muộn cũng có bất ổn. Sự trở lại chế độ Bản vị vàng sau khi được nghiên cứu kỹ và triển khai một cách chuyên nghiệp có thể mang đến cơ hội ổn định tốt nhất, nhưng giải pháp này lại không được giới học thuật đánh giá cao vì trong các cuộc tranh luận hiện nay thì người ta không coi đây là điều khả thi. Như vậy khả năng xảy ra tình trạng hỗn loạn là rất cao. Tuy nhiên, ngay trong tình trạng hỗn loạn thì vẫn còn cơ hội thứ hai để quay lại với vàng, bất chấp sự trở lại này diễn ra theo một cách thức bất ngờ và chưa được nghiên cứu. Sau cùng thì vẫn là sự hỗn loạn, rồi mọi chuyện càng tệ hơn.
Sự sụp đổ của đồng đô-la có lẽ là thảm họa lớn cho chính đồng tiền này hoặc cũng có thể là một sự kiện trong quá trình sụp đổ của cả một nền văn minh lớn hơn. Sự sụp đổ có thể chỉ là bằng chứng cho việc phản ứng lại tình trạng dư thừa tiền giấy quá mức, hoặc có thể là một cột mốc trên lộ trình dẫn đến sự hỗn loạn. Tất cả các khả năng đều có thể xảy ra, tuy nhiên ta vẫn có thể tránh được.
Đính kèm
- 1.8 MB Xem: 17