Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung sẽ chia thế giới công nghệ thành hai phần?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 361
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Không ồn ào như các biện pháp trừng phạt nhằm vào Huawei hay lệnh cấm đối với các ứng dụng TikTok và WeChat, nhưng chương trình Mạng lưới Sạch (Clean Network) có thể dẫn tới những thay đổi sâu rộng mang tính toàn cầu, tách rời Trung Quốc khỏi mạng Internet hiện nay.

7868338c3665f3c8228f3b98ec9ad101.jpg


Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, trong đó kiềm chế thực lực khoa học công nghệ của Trung Quốc đã trở thành nhân tố cốt lõi. Bắt đầu từ việc Mỹ hạn chế những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc như ZTE, Huawei sử dụng linh kiện công nghệ cao mới của Mỹ, tới nay là ngăn chặn các ứng dụng thông dụng của Trung Quốc như TikTok, WeChat… mở rộng thị trường tại Mỹ cũng như bên ngoài Trung Quốc và rút kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ của các công ty Trung Quốc (chủ yếu là công ty công nghệ) nếu không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, Chính phủ Mỹ có thể sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế mới ngăn chặn khả năng thiết bị, công nghệ sản xuất chip điện tử rơi vào tay "kẻ địch". Đối tượng nhắm đến tuy không "điểm mặt chỉ tên" Trung Quốc, nhưng nếu các biện pháp mới này được áp dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với nỗ lực tự lực cánh sinh của ngành sản xuất chip điện tử của Trung Quốc. Các biện pháp này bao gồm xem xét hạn chế xuất khẩu các thiết bị sản xuất chất bán dẫn, laser, cảm biến và các công nghệ liên quan khác.

Những biện pháp nêu trên đã và đang khiến các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc lao đao. Theo Richard Yu, CEO mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, từ ngày 15/9 tới, công ty sẽ dừng sản xuất dòng chip chủ lực Kirin cũng như dừng phát triển các dòng chip tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Cổ phiếu của Tencent, đơn vị sở hữu WeChat niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm mạnh ngay sau lệnh cấm của ông Trump.

Nếu các biện pháp nêu trên của Mỹ chủ yếu nhằm vào một số "con chim đầu đàn" cụ thể trong làng công nghệ Trung Quốc, có một biện pháp Mỹ đã công bố, nhưng ít được chú ý. Ngày 5/8 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ khởi động chương trình Mạng lưới Sạch và kêu gọi các nước cũng như doanh nghiệp yêu chuộng tự do tham gia. Như giới thiệu của ông Pompeo, Mạng lưới Sạch bao trùm năm lĩnh vực cụ thể:

Thứ nhất là nhà cung cấp sạch nhằm đảm bảo các nhà cung cấp Trung Quốc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia không thể kết nối được với mạng viễn thông của Mỹ cũng như không được cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế đến và đi từ Mỹ.

Thứ hai là kho ứng dụng sạch nhằm xóa bỏ các ứng dụng không đáng tin cậy khỏi kho ứng dụng di động của Mỹ nhằm bảo vệ các thông tin nhạy cảm nhất của các nhân và doanh nghiệp Mỹ. Các ứng dụng không đáng tin cậy, bao gồm các ứng dụng của Trung Quốc đe dọa tới quyền riêng tư của người Mỹ, làm lây lan virus, kiểm duyệt nội dung và phát tán thông tin tuyên truyền, sai lệch.

Thứ ba là ứng dụng sạch nhằm ngăn không cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc cài sẵn trong máy hoặc để các ứng dụng không đáng tin cậy vào kho ứng dụng của họ.

Thứ tư là đám mây sạch nhằm ngăn chặn các thông tin cá nhân nhạy cảm nhất của công dân Mỹ và tài sản trí tuệ có giá trị nhất của doanh nghiệp Mỹ lưu trữ và xử lý trên đám mây không bị các đối thủ nước ngoài truy cập được.

Thứ năm là cáp sạch nhằm bảo đảm cáp Internet dưới biển kết nối Mỹ với thế giới không bị Trung Quốc phá hoại để thu thập thông tin tình báo quy mô lớn. Mỹ cũng sẽ làm việc với các đối tác nước ngoài để đảm bảo cáp Internet dưới biển khắp thế giới không bị xâm phạm tương tự.

Với các lĩnh vực bao trùm nêu trên, việc Mỹ thực thi chương trình Mạng lưới Sạch được miêu tả như sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực Internet. Nếu các nước phương Tây tham gia Mạng lưới Sạch với Mỹ, không loại bỏ khả năng xuất hiện sự tách rời về mạng Internet giữa thế giới phương Tây và Trung Quốc.

Giám đốc Tài chính kiêm Giám đốc Điều hành Trend Micro, ông Mahendra Negi từng chỉ rõ một khi sự tách rời nêu trên xuất hiện, ngành khoa học công nghệ buộc phải phát triển hai loại công nghệ hoàn toàn không giống nhau: Một cho Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc; Một cho Mỹ và đồng minh của Mỹ.

Đương nhiên, viễn cảnh nêu trên là một tin xấu cho tất cả mọi người. Bởi có thể khi họ ở Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẽ phải dùng một chiếc điện thoại vận hành theo một phương thức, nhưng khi tới Trung Quốc lại phải dùng một chiếc điện thoại khác vận hành theo phương thức khác. Điều này đã xảy ra trên thị trường 2G. Lúc đó, thế giới có 2 loại điện thoại sử dụng hai tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau là GSM và CDMA.

Chương trình Mạng lưới Sạch mới được đưa ra, nhưng đó là sự kế thừa và nâng tầm của sáng kiến Con đường Sạch 5G (5G Clean Path Initiative) mà ông Pompeo công bố vào cuối tháng 4/2020. Theo thống kê chưa đầy đủ, sáng kiến Con đường Sạch 5G đã nhận được sự tham gia của 27 hãng viễn thông lớn trên thế giới như Verizon của Mỹ, Rogers của Canada… Với lý do bảo vệ lợi ích của công dân và doanh nghiệp trước nguy cơ an ninh mạng, dự kiến chương trình Con đường Sạch sẽ ghi nhận thêm sự tham gia ở bên ngoài nước Mỹ. Viễn cảnh mà ông Mahendra Negi nêu xem ra không phải không có cơ sở
 
Bên trên