Cạnh tranh ngoại giao Mỹ-Trung trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 2Lượt xem: 384
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Trang mạng businesslive.co.za mới đây đăng bài phân tích về con đường gian nan phía trước trong cạnh tranh ngoại giao khí hậu giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tác động của mối quan hệ này đối với mục tiêu chống biến đổi khí hậu của thế giới.

1601221652473.png


Theo nội dung bài viết, sau nhiều năm từ chối các hành động toàn cầu để chống biến đổi khí hậu, vai trò lãnh đạo của Mỹ đã chính thức bị thách thức khi Trung Quốc công bố những cam kết mới táo bạo về khí hậu.

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ phục hồi vai trò lãnh đạo chống biến đổi khí hậu của Mỹ nếu ứng cử viên đảng Dân chủ này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc từng tham gia các cuộc đàm phán về khí hậu trước đây cho rằng việc tái thiết lập vai trò lãnh đạo đó có thể không hề dễ dàng.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 phụ thuộc vào một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới - để hợp tác hành động vì khí hậu. Chính quyền Tổng thống Trump hiện nay dường như sẵn sàng không chịu sự ràng buộc của thỏa thuận song phương này. Tình hình thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố các kế hoạch carbon trung hòa vào năm 2060 và kêu gọi thế giới chung tay hạn chế phát thải khí CO2.

Cựu đặc phái viên về khí hậu Mỹ Todd Stern và các nhân vật khác đứng sau Hiệp định Paris 2015 cho rằng sẽ không thể tạo ra tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu nếu không phục hồi mối quan hệ Mỹ-Trung.

Trung Quốc hiện chiếm 29% lượng khí thải toàn cầu, nhiều hơn cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cộng lại. Tổng cộng, Trung Quốc, Mỹ và EU chiếm hơn một nửa lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Theo Cựu đặc phái viên Stern, nhóm vận động tranh cử của ông Biden sẽ cần cân bằng các lực lượng cạnh tranh và hợp tác với Trung Quốc, nếu không, hợp tác mới về chống biến đổi khí hậu sẽ không thể thành công.

Trong bài viết cho Viện Brookings mới đây, ông Todd Stern cho rằng: “Chúng ta sẽ phải học cách quản lý một mối quan hệ được đánh dấu bằng cả cạnh tranh và hợp tác, làm việc với các đồng minh để chống lại những hành vi không thể chấp nhận được của Trung Quốc khi cần thiết, đồng thời tìm cách hợp tác ở những nơi chúng ta có thể và phải hợp tác”.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết lượng khí thải CO2 của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh trước năm 2030. Việc Trung Quốc cam kết đạt được mức trung hòa khí thải CO2 trước năm 2060 cũng đánh dấu cam kết đầu tiên của nước này đối với mục tiêu dài hạn về giảm lượng khí phát thải.

Andrew Light, thành viên nhóm chiến lược của Mỹ trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, đánh giá thông báo trên của Trung Quốc đã tạo ra “khung cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Theo chiến lược gia Andrew Light, trên thực tế, ông Tập Cận Bình đã đặt ra chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán về khí hậu trong tương lai, trước sức ép từ một Tổng thống Biden tiềm năng về việc Trung Quốc phải hạn chế sử dụng than, cũng như trong kế hoạch xây dựng các nhà máy than trên toàn thế giới.

Ông Biden cam kết Mỹ sẽ sản xuất điện không carbon vào năm 2035 và nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Nhưng kế hoạch của ông Biden sẽ đặt ra hành động hành pháp vốn có thể bị thách thức trước Tòa án hoặc cần được Quốc hội thông qua đạo luật liên quan.

Ông Biden cũng sẽ nhận ra một Liên minh châu Âu (EU) hiện đang quyết đoán hơn nhiều về vấn đề khí hậu so với thời ông Obama, bởi EU đã đặt hành động khí hậu ở vị trí trung tâm của khung chính sách, cam kết áp thuế biên giới carbon và đầu tư vào các công nghệ sạch.

Ông Peter Kiernan, nhà phân tích năng lượng hàng đầu tại The Economist Intelligence Unit, cho biết nếu ông Trump giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Trung Quốc sẽ “tận dụng lợi thế thực tế là Mỹ vắng mặt trên mặt trận này” và “nâng cao vị thế toàn cầu” về biến đổi khí hậu.

Về mặt chính thức, Trung Quốc khẳng định lập trường của nước này đối với các cuộc đàm phán về khí hậu sẽ không thay đổi, bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 và tuyên bố rằng việc tái can dự với Mỹ không nhất thiết phải là một ưu tiên của cường quốc châu Á này.

Trong bài phát biểu ngày 7/9 vừa qua, quan chức khí hậu hàng đầu của Trung Quốc Li Gao cho biết trong khi Trung Quốc sẽ “chủ động” và “kiên quyết” thực hiện các cam kết quốc gia về biến đổi khí hậu, những phức tạp chính trị toàn cầu đang khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Ông Li Gao đánh giá: “Dưới sự tích tụ của các yếu tố như chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và sự lây lan của dịch COVID-19, việc xử lý biến đổi khí hậu toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn hơn.”

Chiến dịch tranh cử của ông Biden phát đi thông điệp rằng nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ứng viên Dân chủ này sẽ một lần nữa tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu, nhưng sẽ thúc đẩy Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu công nghệ than và giảm dấu chân carbon trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) - một dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc sẽ kéo dài từ Đông Á sang châu Âu.

Trung Quốc đang xây dựng hàng trăm nhà máy than mới và có thể xây dựng nhiều hơn nữa trong 5 năm tới. Nước này cũng dự kiến sẽ dựa vào các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều năng lượng để cố gắng đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

John Kerry - cố vấn của ông Biden, cựu ngoại trưởng Mỹ và là người đứng sau Hiệp định Paris năm 2015 - cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các nhà máy điện than trong nước và nước ngoài sẽ phủ nhận bất kỳ tiến bộ nào từng đạt được về biến đổi khí hậu và “điều đó sẽ giết chết những nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu”. Ông Kerry cho rằng đây là lý do tại sao Mỹ cần tái xây dựng quan hệ đối tác về khí hậu với Trung Quốc bất chấp những bất đồng khác.

Thỏa thuận song phương Mỹ-Trung năm 2014 đã trải qua hơn 4 năm làm việc và bao gồm cả sự tiếp cận cá nhân của các ông Stern, Kerry và Chánh văn phòng John Podesta (chính quyền Obama) với những người đồng cấp phía Trung Quốc.

David Sandalow - cựu Bộ trưởng Năng lượng dưới thời Tổng tống Obama và là chuyên gia về Trung Quốc thuộc Chính sách Năng lượng toàn cầu, Đại học Columbia - cho biết mức độ tiếp cận tương tự như vậy cần phải nhanh chóng diễn ra ở thời điểm hiện nay, bao gồm “các biện pháp xây dựng lòng tin” để giúp giảm bớt “các lực lượng chủ nghĩa dân tộc vốn đang rất mạnh ở cả hai nước”.

Theo cựu Bộ trưởng Năng lượng Sandalow, các biện pháp đó có thể bao gồm mở lại mặt trận ngoại giao trong các lĩnh vực như tài chính xanh, hoặc quan hệ đối tác về công nghệ thu giữ carbon.

Ông Paul Bodnar - nhà đàm phán về khí hậu của Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng tống Obama - đánh giá rằng nỗ lực đó, dù rất khó khăn, vẫn có thể thực hiện được, nếu không muốn nói là tối cần thiết. Ông Bodnar cho rằng trong năm đầu tiên của chính quyền Obama, mối quan hệ Mỹ-Trung “không đặc biệt tốt đẹp”. Các quốc gia khác cũng cảnh giác với vai trò lãnh đạo khí hậu của Mỹ, sau khi Tổng thống George W Bush rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto.

Theo nhà đàm phán Bodnar, Mỹ đã mất ba năm để thoát khỏi cái hố của sự ngờ vực do nước này tự tạo ra. Ông Bodnar nhận định bất kể điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ Mỹ-Trung, hai cường quốc hàng đầu thế giới này sẽ phải tìm ra cách để làm việc cùng nhau bởi “số phận của hành tinh phụ thuộc vào mối quan hệ đó” và “không có lựa chọn nào khác”.
 
A

admin1

Administrator
  • A

    admin1

Ông Paul Bodnar - nhà đàm phán về khí hậu của Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng tống Obama
 
A

admin1

Administrator
  • A

    admin1

Theo nhà đàm phán Bodnar, Mỹ đã mất ba năm để thoát khỏi cái hố của sự ngờ vực do nước này tự tạo ra. Ông Bodnar nhận định bất kể điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ Mỹ-Trung, hai cường quốc hàng đầu thế giới này sẽ phải tìm ra cách để làm việc cùng nhau bởi “số phận của hành tinh phụ thuộc vào mối quan hệ đó” và “không có lựa chọn nào khác”.
 

Đính kèm

Bên trên