Châu Phi trong "bẫy nợ" Trung Quốc

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 382
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Tổng số nợ của châu Phi ước tính khoảng 365 tỷ USD, trong đó 1/3 do Trung Quốc nắm giữ.

Chủ nợ lớn nhất của các quốc gia châu Phi hiện đang là trung tâm của quá trình đàm phán về các khoản nợ của lục địa này, nơi nhiều quốc gia đang bị "bóp nghẹt" bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do dịch COVID-19 gây ra.

africa-1280x720.jpg

Dù khá kín đáo về chủ đề này, Bắc Kinh đang tham gia vào thỏa thuận của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được công bố vào tháng Tư vừa qua, trong đó quy định các nước nghèo nhất có thể tạm ngừng thanh toán các khoản nợ cho đến cuối năm. Việc gia hạn đến năm 2021 đang được thảo luận. Tuy nhiên, sự tạm hoãn này, được các nước châu Phi cho là không đủ, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nợ 365 tỷ USD của lục địa này.

Theo Đại học Johns Hopkins (Mỹ), trong giai đoạn 2000-2017, Trung Quốc đã chuyển 143 tỷ USD đến châu Phi để xây dựng đường sá, cầu, sân vận động và bệnh viện trong khuôn khổ các dự án của “Con đường tơ lụa mới” hay sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), bằng cách cung cấp vốn vay với những điều khoản không rõ ràng. Viện phát triển hải ngoại có trụ sở tại London (Anh) ước tính rằng các khoản vay từ Trung Quốc chiếm đến 70% nợ nước ngoài của Djibouti.

Không phải tất cả các nước châu Phi đều được hưởng lợi từ thỏa thuận G20 nói trên. Những nước có nợ với Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bị loại trừ. Hơn nữa, việc tạm hoãn thanh toán chỉ liên quan các khoản nợ giữa chính phủ với chính phủ, không phải các khoản vay thương mại do các ngân hàng Trung Quốc phát hành.

Trung Quốc, bị cáo buộc đã kéo các nước châu Phi vào bẫy nợ, hiện đang được yêu cầu tham gia vào một thỏa thuận toàn diện. Bà Valérie Niquet, người đứng đầu bộ phận châu Á tại Quỹ nghiên cứu chiến lược, xác nhận rằng một giải pháp khả thi cho các khoản nợ của châu Phi nhất thiết phải bao gồm Trung Quốc trong một tiến trình đa phương.

Tuy nhiên, tìm kiếm một giải pháp quốc tế không nằm trong dự định của Trung Quốc, điều sẽ đòi hỏi sự giám sát và minh bạch. Trung Quốc đã bắt đầu hợp tác từng bước một với Câu lạc bộ Paris, hiện quy tụ 22 quốc gia chủ nợ, trong khi đảm bảo rằng trái ngược với những lời chỉ trích, các điều khoản hợp đồng ký với các nước châu Phi là thuận lợi. Thế nhưng, Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD) nhận thấy lãi suất các ngân hàng Trung Quốc tính cao gấp đôi so với lãi suất của WB.

Nợ của các nước châu Phi là một vấn đề thực sự đối với Trung Quốc, 20% trong số các khoản vay đang được đàm phán lại. Nguyên do là vì những khoản vay này thường được cấp bởi các ngân hàng thương mại, thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận, trong đó bao gồm cả các công ty tư nhân Trung Quốc.

Đánh giá về những gì đã xảy ra trong quá khứ, có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán theo từng trường hợp cụ thể, từng công ty, thường là trong những điều kiện khó hiểu. Trung Quốc đã thông báo rằng sẽ không xem xét việc hoãn nợ hoàn toàn, như theo yêu cầu của các nước châu Phi. Tuy nhiên, trước quy mô nợ lớn và nợ xấu đối với một số quốc gia, các nhà kinh tế cho rằng ít nhất một phần của các khoản nợ sẽ cần được xóa sổ.
 
Bên trên