Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Project Syndicate
Theo nhận định của Cobus van Staden, nghiên cứu viên cao cấp về chính sách đối ngoại của Viện Các vấn đề quốc tế Nam Phi (SAIIA), cuộc khủng hoảng COVID-19 đang đẩy châu Phi đến bờ vực tài chính. Chính phủ các nước châu Phi đang chịu áp lực phải tiếp tục giải quyết các khoản vay bên ngoài, khiến những nước này không còn nhiều nguồn lực để đối mặt với đại dịch lịch sử và tình trạng suy thoái kinh tế trong nước. Nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, chẳng hạn như đóng băng toàn diện việc trả nợ, một số nền kinh tế châu Phi sẽ phải “gồng mình” trước gánh nặng nợ nần. Hiệu ứng dây chuyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn lục địa và gây hại cho các nước giàu hơn.
Đến nay, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng trái chiều đối với vấn đề nợ của châu Phi trong đại dịch. Bước đi đáng chú ý nhất cho đến nay – Sáng kiến Đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dành cho các nước nghèo nhất thế giới – chỉ bao gồm các khoản nợ song phương chính thức. Tuy nhiên, trong năm nay, 61% các khoản thanh toán dịch vụ nợ của các nước châu Phi thuộc khuôn khổ DSSI sẽ đến tay các chủ nợ tư nhân, những chủ thể nắm giữ trái phiếu và các tổ chức cho vay đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB). Bất chấp sự đảm bảo của G20, một số quốc gia tham gia DSSI sau đó đã bị các cơ quan xếp hạng toàn cầu hạ cấp.
Đến nay, WB chưa thể hiện được vai trò trong tình huống này. Mặc dù Chủ tịch WB David Malpass gần đây đã kêu gọi mở rộng cứu trợ nợ và thậm chí đề cập khả năng xóa nợ, ông Malpass cũng phản đối những lời kêu gọi đóng băng các khoản trả nợ. Thay vào đó, thể chế do Mỹ thống trị này dường như quan tâm hơn đến việc ghi điểm chính trị bằng cách thúc giục Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) tham gia sáng kiến G20, mặc dù động thái này chỉ thực sự ảnh hưởng đến một quốc gia châu Phi (Angola).
Yếu tố địa chính trị cũng đang làm lệch hướng lựa chọn đầy hứa hẹn về việc phân bổ mới đối với Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để mở rộng thanh khoản. Sáng kiến này vấp phải sự phản đối từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn lo ngại rằng một phần của quỹ sẽ chảy sang các nước như Iran.
Một vấn đề lớn đối với châu Phi hiện nay là nhiều nước đang có các khoản nợ quy mô lớn trong khu vực tư nhân. Tháng Năm vừa qua, một nhóm gồm 25 chủ nợ tư nhân lớn nhất châu lục đã được thành lập với sự tham vấn của Ủy ban Kinh tế về châu Phi của Liên hợp quốc (UNECA). Thư ký điều hành UNECA Vera Songwe đã thúc đẩy các khoản nợ của châu Phi theo hướng gộp vào một công cụ giống như nghĩa vụ nợ có thế chấp, được hỗ trợ bởi một tổ chức tài chính đa phương được xếp hạng AAA hoặc một ngân hàng trung ương. Điều này sẽ giúp các quốc gia đi vay tiết kiệm thời gian bằng cách nhanh chóng cho phép nhóm nước này đóng băng trả nợ trong hai năm để đối phó với đại dịch, mà không xóa bỏ khả năng những nước này tiếp cận thị trường tín dụng trong tương lai để tài trợ cho sự phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, các chủ nợ tư nhân đã nhanh chóng từ chối các phương pháp tiếp cận chung như vậy, nhấn mạnh rằng nợ của các quốc gia châu Phi cần được xử lý theo từng trường hợp cụ thể. Điều này có nguy cơ lãng phí nhiều thời gian, đẩy nhiều nước châu Phi rơi vào tình trạng vỡ nợ trong khi chờ đợi sự phê duyệt từ các chủ nợ – nhất là khi xem xét lợi nhuận lớn mà các chủ nợ này kiếm được thông qua việc nhiều nước châu Phi phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao.
Mặc dù không có đề xuất nào trong số này có thể trở thành lựa chọn tốt nhất, vấn đề nợ của châu Phi không phải là không thể giải quyết. Các khoản thanh toán dịch vụ nợ năm 2020 của châu Phi lên tới 44 tỷ USD. Đó là khoản tiền lớn, nhưng không đáng kể gì nếu so sánh với hàng nghìn tỷ USD mà các chính phủ nước giàu đang bơm vào nền kinh tế của họ.
Trong cuộc đấu đá giữa các chủ nợ của châu Phi, “các nước nghèo nhất sẽ phải chịu đựng nhiều nhất”. Câu trả lời này giả định rằng mặc dù sự chịu đựng của châu Phi là đáng tiếc, nhưng giải pháp cho vấn đề vẫn chưa thể đạt được trong tương lai rất gần và lục địa này sẽ phải âm thầm tự chịu đựng gánh nặng nợ. Ngày nay, suy nghĩ như vậy rất tai hại.
Cho đến đầu năm nay, nhiều nền kinh tế châu Phi vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Giờ đây, nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài để vượt qua cơn bão COVID-19, các quốc gia này có thể đối mặt với sự sụp đổ kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nước giàu có theo nhiều cách không định trước.
Đối với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ hiện tại của châu Phi thể hiện sự thụt lùi chính trị lớn nhất cho đến nay ở lục địa này. Giá trị kinh tế của châu Phi đối với Trung Quốc có thể đã giảm đi phần nào, nhưng giá trị chính trị của lục địa này với tư cách là một khối bỏ phiếu đáng tin cậy trong các thể chế đa phương đang tăng lên. Nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực tổng thể từ các tổ chức đó. Mặc dù về nguyên tắc, Trung Quốc đã tham gia DSSI của G20, nhưng mức độ triển khai sáng kiến của cường quốc này vẫn còn chắp vá và không rõ ràng.
Trong khi đó, các chi phí chính trị đang tăng lên. Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tâm lý phản đối ngày càng tăng liên quan đến nợ ở Nigeria, cả trên phương tiện truyền thông xã hội và tại Hạ viện của nước này. Các chính trị gia Nigeria đang kêu gọi kiểm tra mọi khoản vay của Trung Quốc cho quốc gia Tây Phi này – một động thái chưa từng có trong quan hệ Trung Quốc-châu Phi. Nếu khủng hoảng kinh tế và nợ xấu đi, tâm lý thù địch này sẽ lan rộng khắp lục địa.
Trong thời gian khó khăn trước đây, các đảng đối lập ở châu Phi đã vận động chống lại sự hiện diện của Trung Quốc ở nước họ. Sự hỗn loạn kinh tế gia tăng có thể không chỉ làm xói mòn sự ủng hộ cấp cao của châu Phi đối với Trung Quốc tại các diễn đàn như Liên hợp quốc, mà còn dẫn đến việc trường phái dân túy nhắm mục tiêu vào các công ty và công dân Trung Quốc.
Sự tham gia của Mỹ ở châu Phi mang yếu tố quân sự và chống khủng bố mạnh mẽ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có lý do để quan ngại rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gần đây đã nắm quyền kiểm soát một cảng ở Mozambique. Châu Phi có dân số 1,2 tỷ người, với độ tuổi trung bình là 19. Một lục địa với dân số rất trẻ và không có triển vọng kinh tế sẽ không khó để cực đoan hóa.
Châu Âu lại đang phải đối phó với vụ bê bối chính quyền Hy Lạp bỏ rơi người di cư châu Phi trong quá trình di cư. Nếu các nền kinh tế châu Phi sụp đổ, châu Âu sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có, hơn cả cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 - cuộc khủng hoảng đã dẫn đến phe dân túy của cánh hữu nắm quyền ở một số nước EU.
Chi phí để giúp châu Phi vượt qua cơn bão nợ hiện nay là rất nhỏ, trong khi nếu không được cứu trợ nợ, hậu quả sẽ rất lớn và ngoài sức tưởng tượng. Nhiều quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã tham gia DSSI và những nước này có thể ủng hộ việc gia hạn các khoản nợ khi G20 và Câu lạc bộ Paris nhóm họp tiếp theo vào cuối năm nay. Tuy nhiên, để tránh các kịch bản tồi tệ nhất sẽ cần sự đổi mới sáng tạo. Tất cả các đối tác tài chính của châu Phi, bao gồm các tổ chức đa phương, các chủ nợ tư nhân và chính phủ các nước giàu, phải cùng với UNECA và các bên liên quan khác của châu Phi tìm ra một giải pháp rộng rãi và nhanh chóng.
Theo nhận định của Cobus van Staden, nghiên cứu viên cao cấp về chính sách đối ngoại của Viện Các vấn đề quốc tế Nam Phi (SAIIA), cuộc khủng hoảng COVID-19 đang đẩy châu Phi đến bờ vực tài chính. Chính phủ các nước châu Phi đang chịu áp lực phải tiếp tục giải quyết các khoản vay bên ngoài, khiến những nước này không còn nhiều nguồn lực để đối mặt với đại dịch lịch sử và tình trạng suy thoái kinh tế trong nước. Nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, chẳng hạn như đóng băng toàn diện việc trả nợ, một số nền kinh tế châu Phi sẽ phải “gồng mình” trước gánh nặng nợ nần. Hiệu ứng dây chuyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn lục địa và gây hại cho các nước giàu hơn.
Đến nay, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng trái chiều đối với vấn đề nợ của châu Phi trong đại dịch. Bước đi đáng chú ý nhất cho đến nay – Sáng kiến Đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dành cho các nước nghèo nhất thế giới – chỉ bao gồm các khoản nợ song phương chính thức. Tuy nhiên, trong năm nay, 61% các khoản thanh toán dịch vụ nợ của các nước châu Phi thuộc khuôn khổ DSSI sẽ đến tay các chủ nợ tư nhân, những chủ thể nắm giữ trái phiếu và các tổ chức cho vay đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB). Bất chấp sự đảm bảo của G20, một số quốc gia tham gia DSSI sau đó đã bị các cơ quan xếp hạng toàn cầu hạ cấp.
Đến nay, WB chưa thể hiện được vai trò trong tình huống này. Mặc dù Chủ tịch WB David Malpass gần đây đã kêu gọi mở rộng cứu trợ nợ và thậm chí đề cập khả năng xóa nợ, ông Malpass cũng phản đối những lời kêu gọi đóng băng các khoản trả nợ. Thay vào đó, thể chế do Mỹ thống trị này dường như quan tâm hơn đến việc ghi điểm chính trị bằng cách thúc giục Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) tham gia sáng kiến G20, mặc dù động thái này chỉ thực sự ảnh hưởng đến một quốc gia châu Phi (Angola).
Yếu tố địa chính trị cũng đang làm lệch hướng lựa chọn đầy hứa hẹn về việc phân bổ mới đối với Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để mở rộng thanh khoản. Sáng kiến này vấp phải sự phản đối từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn lo ngại rằng một phần của quỹ sẽ chảy sang các nước như Iran.
Một vấn đề lớn đối với châu Phi hiện nay là nhiều nước đang có các khoản nợ quy mô lớn trong khu vực tư nhân. Tháng Năm vừa qua, một nhóm gồm 25 chủ nợ tư nhân lớn nhất châu lục đã được thành lập với sự tham vấn của Ủy ban Kinh tế về châu Phi của Liên hợp quốc (UNECA). Thư ký điều hành UNECA Vera Songwe đã thúc đẩy các khoản nợ của châu Phi theo hướng gộp vào một công cụ giống như nghĩa vụ nợ có thế chấp, được hỗ trợ bởi một tổ chức tài chính đa phương được xếp hạng AAA hoặc một ngân hàng trung ương. Điều này sẽ giúp các quốc gia đi vay tiết kiệm thời gian bằng cách nhanh chóng cho phép nhóm nước này đóng băng trả nợ trong hai năm để đối phó với đại dịch, mà không xóa bỏ khả năng những nước này tiếp cận thị trường tín dụng trong tương lai để tài trợ cho sự phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, các chủ nợ tư nhân đã nhanh chóng từ chối các phương pháp tiếp cận chung như vậy, nhấn mạnh rằng nợ của các quốc gia châu Phi cần được xử lý theo từng trường hợp cụ thể. Điều này có nguy cơ lãng phí nhiều thời gian, đẩy nhiều nước châu Phi rơi vào tình trạng vỡ nợ trong khi chờ đợi sự phê duyệt từ các chủ nợ – nhất là khi xem xét lợi nhuận lớn mà các chủ nợ này kiếm được thông qua việc nhiều nước châu Phi phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao.
Mặc dù không có đề xuất nào trong số này có thể trở thành lựa chọn tốt nhất, vấn đề nợ của châu Phi không phải là không thể giải quyết. Các khoản thanh toán dịch vụ nợ năm 2020 của châu Phi lên tới 44 tỷ USD. Đó là khoản tiền lớn, nhưng không đáng kể gì nếu so sánh với hàng nghìn tỷ USD mà các chính phủ nước giàu đang bơm vào nền kinh tế của họ.
Trong cuộc đấu đá giữa các chủ nợ của châu Phi, “các nước nghèo nhất sẽ phải chịu đựng nhiều nhất”. Câu trả lời này giả định rằng mặc dù sự chịu đựng của châu Phi là đáng tiếc, nhưng giải pháp cho vấn đề vẫn chưa thể đạt được trong tương lai rất gần và lục địa này sẽ phải âm thầm tự chịu đựng gánh nặng nợ. Ngày nay, suy nghĩ như vậy rất tai hại.
Cho đến đầu năm nay, nhiều nền kinh tế châu Phi vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Giờ đây, nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài để vượt qua cơn bão COVID-19, các quốc gia này có thể đối mặt với sự sụp đổ kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nước giàu có theo nhiều cách không định trước.
Đối với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ hiện tại của châu Phi thể hiện sự thụt lùi chính trị lớn nhất cho đến nay ở lục địa này. Giá trị kinh tế của châu Phi đối với Trung Quốc có thể đã giảm đi phần nào, nhưng giá trị chính trị của lục địa này với tư cách là một khối bỏ phiếu đáng tin cậy trong các thể chế đa phương đang tăng lên. Nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực tổng thể từ các tổ chức đó. Mặc dù về nguyên tắc, Trung Quốc đã tham gia DSSI của G20, nhưng mức độ triển khai sáng kiến của cường quốc này vẫn còn chắp vá và không rõ ràng.
Trong khi đó, các chi phí chính trị đang tăng lên. Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tâm lý phản đối ngày càng tăng liên quan đến nợ ở Nigeria, cả trên phương tiện truyền thông xã hội và tại Hạ viện của nước này. Các chính trị gia Nigeria đang kêu gọi kiểm tra mọi khoản vay của Trung Quốc cho quốc gia Tây Phi này – một động thái chưa từng có trong quan hệ Trung Quốc-châu Phi. Nếu khủng hoảng kinh tế và nợ xấu đi, tâm lý thù địch này sẽ lan rộng khắp lục địa.
Trong thời gian khó khăn trước đây, các đảng đối lập ở châu Phi đã vận động chống lại sự hiện diện của Trung Quốc ở nước họ. Sự hỗn loạn kinh tế gia tăng có thể không chỉ làm xói mòn sự ủng hộ cấp cao của châu Phi đối với Trung Quốc tại các diễn đàn như Liên hợp quốc, mà còn dẫn đến việc trường phái dân túy nhắm mục tiêu vào các công ty và công dân Trung Quốc.
Sự tham gia của Mỹ ở châu Phi mang yếu tố quân sự và chống khủng bố mạnh mẽ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có lý do để quan ngại rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gần đây đã nắm quyền kiểm soát một cảng ở Mozambique. Châu Phi có dân số 1,2 tỷ người, với độ tuổi trung bình là 19. Một lục địa với dân số rất trẻ và không có triển vọng kinh tế sẽ không khó để cực đoan hóa.
Châu Âu lại đang phải đối phó với vụ bê bối chính quyền Hy Lạp bỏ rơi người di cư châu Phi trong quá trình di cư. Nếu các nền kinh tế châu Phi sụp đổ, châu Âu sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có, hơn cả cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 - cuộc khủng hoảng đã dẫn đến phe dân túy của cánh hữu nắm quyền ở một số nước EU.
Chi phí để giúp châu Phi vượt qua cơn bão nợ hiện nay là rất nhỏ, trong khi nếu không được cứu trợ nợ, hậu quả sẽ rất lớn và ngoài sức tưởng tượng. Nhiều quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đã tham gia DSSI và những nước này có thể ủng hộ việc gia hạn các khoản nợ khi G20 và Câu lạc bộ Paris nhóm họp tiếp theo vào cuối năm nay. Tuy nhiên, để tránh các kịch bản tồi tệ nhất sẽ cần sự đổi mới sáng tạo. Tất cả các đối tác tài chính của châu Phi, bao gồm các tổ chức đa phương, các chủ nợ tư nhân và chính phủ các nước giàu, phải cùng với UNECA và các bên liên quan khác của châu Phi tìm ra một giải pháp rộng rãi và nhanh chóng.