Chi báo Parabolic là gì? Cách sử dụng như thế nào?

H
hungnm
Bình luận: 0Lượt xem: 397
H

hungnm

Thành viên
  • H

    hungnm

Miễn phí dùng thử VPS Forex:
Chỉ báo parabolic SAR là gì? Mách bạn giao dịch PSAR hiệu quả - Beat Đầu Tư
Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Parabolic SAR (PSAR) là từ viết tắt của cụm Parabolic Stop And Reverse, đây là mô hình giúp nhà đầu tư phát hiện được điểm kết thúc của xu hướng. Chính nhờ sự hỗ trợ phát hiện điểm quá mua quá bán của chỉ báo mà nhà đầu tư có thể thoát lệnh an toàn và biết khi nào nên bắt đầu với xu hướng mới.

Cùng với các chỉ báo ADX, RSI, Average True Range, Parabolic SAR được phát triển bởi John Welles Wilder – Một huyền thoại về thị trường tài chính của Mỹ.

Nhận biết Parabolic SAR trên biểu đồ
  • Parabolic SAR được biểu diễn dưới dạng dấu chấm liên kết với nhau tạo thành một đường nét đứt.
  • Khi xu hướng thị trường đang mạnh theo chiều tăng hoặc giảm, khoảng cách giữa những đường nét đứt và đường giá càng rộng. Ngược lại nếu đang trong thị trường không có xu hướng rõ ràng, đường nét đứt và đường giá liên tục cắt nhau và cũng không có tín hiệu cụ thể.
  • Khi đường nét đứt thay đổi vị trí so với giá là lúc thị trường biến động mạnh. Một trường hợp hay gặp là chỉ báo Parabolic SAR nằm trên nến giá rồi di chuyển xuống đường giá, đây là dấu hiệu tốt nhất cho thấy giá sẽ tăng nhiều hơn sắp tới.
Chỉ báo Parabolic SAR có ý nghĩa như thế nào?
Parabolic SAR chỉ phát huy hết công dụng của mình trong thị trường có xu hướng rõ ràng và hoạt động kém hiệu quả trên thị trường sideway. Dưới đây là một số ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR mà bạn nên biết:

  • Chỉ báo Parabolic SAR giúp nhà đầu tư xác nhận được xu hướng thị trường hiện tại.
  • Parabolic SAR có thể xác định được điểm vào lệnh lý tưởng.
  • Parabolic SAR cho biết điểm chốt lời và cắt lỗ tiềm năng.
Một tính năng làm nên tên tuổi của Parabolic SAR phải kể đến là xác định điểm kết thúc xu hướng. Nó sẽ đóng vai trò là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư thoát lệnh sớm hơn khi thị trường có xu hướng đảo chiều.

Công thức tính Parabolic SAR
SARn+1 = SARn + α(EP – SARn)

Trong đó:

  • SARn và SARn+1 là giá trị của chỉ báo ở thời kỳ hiện tại và kế tiếp.
  • EP là Extreme Price, tức là điểm cực trị cho biết mức giá cao nhất của xu hướng tăng hoặc mức giá thấp nhất của xu hướng giảm.
  • α = 0.02 là chỉ số gia tốc đã được nghiên cứu và đưa vào công thức trên.
Thực chất, bạn không cần phải nhớ công thức này, vì đã có các phần mềm giúp bạn tính toán nó nhanh chóng và chính xác. Điều bạn cần làm là hiểu về bản chất của nó để có cái nhìn đúng hơn về thị trường.

Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR
Dùng Parabolic SAR xác định xu hướng giá
  • Trường hợp đường nét đứt của chỉ báo Parabolic SAR do chuyển bên dưới đường giá là tín hiệu của xu hướng giá tăng, đây là cơ hội để nhà đầu tư mở lệnh mua.
  • Ngược lại, nếu đường nét đứt nằm dưới đường giá tức là xu hướng giảm sẽ xuất hiện và bạn cần thực hiện lệnh bán.
Dùng Parabolic SAR xác định thời điểm đóng lệnh
  • Khi giá di chuyển phía dưới đường chỉ báo, bạn nên đóng vị thể mua (buy).
  • Khi giá di chuyển trên đường chỉ báo, bạn nên đóng vị thể bán (sell).



Kết hợp giữa Parabolic SAR và đường hỗ trợ, kháng cự
Sự kết hợp này được đánh giá cao về mặt hiệu quả trong quá trình áp dụng Parabolic SAR trong chứng khoán hoặc Forex.

  • Khi đường nét đứt của chỉ báo Parabolic SAR nằm trên đường giá ở vùng kháng cự mạnh, thì nhà đầu tư nên mở lệnh bán ngay điểm cây nến đóng. Đồng thời thoát lệnh khi đường PSAR nằm dưới nến giá.
  • Nếu đường nét đứt PSAR nằm dưới khu vực hỗ trợ mạnh thì tức là tín hiệu gây nhiễu và nhà đầu tư không nên đặt lệnh bán lúc này.
Kết hợp giữa Parabolic SAR và Trendline
  • Nếu thấy những chấm của chỉ báo PSAR xuất hiện dưới đồ thị nến và nằm ở vùng hỗ trợ đường trendline tăng, bạn nên đặt vị thế mua khi nến đóng. Khi chấm xuất hiện dưới đường giá thì thoát lệnh.
  • Khi chấm nằm trên đường giá ở vùng kháng cự mà trendline giảm, bạn nên mở lệnh mua khi nến đóng. Nếu thấy chấm PSAR xuất hiện dưới đường giá thì đóng lệnh.
Kết hợp giữa PSAR với mô hình nến đảo chiều nến Nhật
  • Trong một xu hướng tăng, nếu thấy mô hình nến đảo chiều giảm và đường nét đứt PSAR xuất hiện phía trên đường giá là tín hiệu của xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm. Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán trong trường hợp này và thoát lệnh khi đường nét đứt nằm dưới đường giá.
  • Trong một xu hướng giá giảm, nếu thấy mô hình nến đảo chiều tăng và đường nét đứt chấm PSAR nằm dưới đường giá, thì đây chính xác là tín hiệu đảo chiều từ giảm thành tăng. Lúc này, nhà giao dịch nên mở lệnh mua và thoát lệnh khi PSAR xuất hiện dưới đường giá.
 
Xem nhiều nhất
  • Series Học Lập Trình Robot Forex bằng ngôn ngữ MQL5
  • Tại sao nên giao dịch CFD trên dầu thô?
  • Lý thuyết thị trường hiệu quả
  • Bên trên