Chỉ số VIX - Chỉ số đo lường tính biến động của thị trường

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 2,064
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Từ khi có danh từ "thị trường" thì "sức biến động" luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Con người nhận ra rằng ẩn sau những biến động của thị trường chính là tâm lý của dòng tiền mà các sách báo hay nhiều trader gọi là lòng tham hay sợ hãi. VIX ra đời với mục đích xác nhận tâm lý thị trường thông qua các phép tính phức tạp sử dụng dữ kiện là các biến động giá theo từng khung thời gian khác nhau.

VIX là gì?
- Chỉ số VIX được tính toán bởi Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và là chỉ số thời gian thực đại diện cho tâm lý thị trường về biến động tương lai trong 30 ngày.

1589169704158.png

- VIX được đo lường dựa trên S&P500 từ đó như cây thước đo lường về cái gọi là nỗi sợ của thị trường. Nỗi sợ này có nghĩa vào lúc thắt chặt lãi suất hay các biến động địa chính trị khiến dòng tiền thoát ra khỏi các loại chứng khoán, cổ phiếu để dịch chuyển vào các tài sản có tính an toàn cao như trái phiếu hoặc vàng.
- Không giống như S&P500 bao gồm các danh mục cổ phiếu tương đối ổn định, VIX được xác định bằng cách sử dụng danh mục tùy chọn SPX thay đổi liên tục. Trên thực tế, để duy trì thời gian đáo hạn liên tục trong 30 ngày, danh mục các tùy chọn SPX bao gồm VIX thay đổi liên tục theo thời gian thực. Do đó, các nhà giao dịch không thể mua và nắm giữ danh mục đầu tư của các tùy chọn SPX cấu thành của VIX vì các nhà giao dịch sẽ cần phải cân đối lại danh mục đầu tư liên tục để theo dõi VIX theo thời gian.
- Các trader nhìn vào chỉ số VIX để đo lường, ước lượng tâm lý thị trường trước khi đưa ra các quyết định giao dịch lâu dài.

Công thức tính toán VIX:
- VIX được xây dựng trên bộ môn tài chính định lượng hay còn được gọi là toán tài chính với công thức được xác nhận trong whitepaper như sau:
1589167607501.png
- Với:
{\ tau}
là số ngày trung bình trong một tháng (30 ngày),
r
là lãi suất phi rủi ro, F là giá chuyển tiếp 30 ngày trên S & P 500. P(K) và C(K) là giá kì vọng và xuất hiện tương tự như bid/ask trong thời gian 30 ngày.

Cách sử dụng chỉ số VIX:
- Vào những lúc thị trường đang trong pha tăng do các thông tin cơ bản đang ủng hộ như lãi suất thấp, việc làm ổn định thì VIX sẽ biểu thị một xu hướng đi xuống và ngược lại, VIX sẽ phản ứng tăng cao thể hiện sự căng thẳng của thị trường khi có các thông tin bất thường hoặc các thông tin kinh tế đang xấu dần. Vì thế, các chỉ số chứng khoán như S&P 500, DowJones, Nasdaq nhạy với VIX; các chỉ số này hưởng lợi khi VIX đi xuống và bán đi khi VIX tăng do dòng tiền thoái lui khi tâm lý nỗi sợ dâng cao.

1589169139346.png

Tương quan giữa 2 chỉ số S&P và VIX cho thấy sự phân kỳ trùng khớp với thời kỳ tăng giá của S&P
- Mốc 40 được xem là mốc ranh giới giữa 2 trạng thái tâm lý của thị trường. Vào những pha bình thường, thị trường phản ứng với mốc 40 như một mốc đảo chiều cho các xu hướng di chuyển thông thường. Tuy nhiên, 40 đơn giản chỉ là cái mốc để ước lượng rằng thị trường đang trong điểm nóng và không nên tiếp tụcvào lệnh hoặc suy nghĩ về thoát vị thế chứ không phải sẽ là điểm vào lệnh short chứng khoán.
- Tại các đợt khủng hoảng, chỉ số VIX có xu thế phá mốc 40 và tiến tới hơn 80 có thể đỉnh điểm là 90 như năm 2008. Dù sẽ có những phương sai nhất định nhưng tựu chung VIX phản ứng đúng tới 80%.
1589169500057.png

Biểu đồ cho thấy sự tương quan giữa VIX và S&P​
 

Đính kèm

Bên trên