Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trang mạng project-syndicate.org
Ông Yoshihide Suga đã trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản. Các nhà quan sát Nhật Bản và quốc tế đang đặt câu hỏi: Liệu chính sách “kinh tế Abenomics” của Chính quyền Abe trước đây có thay đổi dưới thời kỳ của ông Suga hay không? Và nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào? Câu trả lời sẽ có ý nghĩa địa chính trị quan trọng.
Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn để vượt qua những cú sốc tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19). "Sức khỏe" của nền kinh tế Nhật Bản đang trở nên ngày càng quan trọng trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung ngày càng sâu sắc.
Nhiều người ở bên ngoài Nhật Bản cho rằng ông Suga sẽ hầu như không thay đổi chính sách kinh tế. Trong mắt của đảng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền, ông Suga giống như bản sao của ông Shinzo Abe. Thật vậy, có lẽ là vì đã có 8 năm phục vụ dưới nhiệm kỳ của ông Abe với tư cách là thư ký nội các, nên ông Suga sẽ tiếp tục bám sát chính sách “kinh tế Abenomics”. Gói nới lỏng định lượng khổng lồ triển khai từ năm 2013 bởi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda do ông Abe bổ nhiệm sẽ còn tiếp tục. Tương tự, ông Suga sẽ tránh việc thắt chặt tài khóa, ngay cả khi các biện pháp đối phó đại dịch của Chính quyền Abe làm tăng nợ công của Nhật Bản lên mức cao nhất trong số các nước phát triển, 150% GDP.
Tuy nhiên, nếu muốn Nhật Bản giữ được vị thế quốc tế của mình, ông Suga phải thoát khỏi chính sách cũ của ông Abe và thực hiện cải tổ trên diện rộng. Trên thực tế, nâng cao năng suất của thị trường lao động và cải cách quy chế hầu như là cách duy nhất hiện nay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Mặc dù các chính sách của ông Abe đã giúp chấm dứt thời kỳ khốn đốn giảm phát của quốc gia, kết quả của chính sách Abenomics xét một cách tổng thể là không quá ấn tượng. Từ năm 2013 đến năm 2019, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm chỉ ở mức 1% và vượt qua mức 2% chỉ vẻn vẹn trong 2 năm. Thêm nữa, dữ liệu của BOJ cho thấy tăng trưởng thông qua chính sách “kinh tế Abenomics” đạt được chủ yếu là nhờ việc tăng nguồn vốn và lao động, thay vì nhờ cải thiện năng suất.
Trái ngược với quan điểm truyền thống cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang đối diện với “cơn gió ngược” do tình trạng lão hóa dân số và thu hẹp lực lượng lao động, số lượng người có việc làm đang tiếp tục tăng trong suốt thời gian ông Abe tại nhiệm nhờ sự tham gia lực lượng lao động ngày càng đông của phụ nữ. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ không kéo dài lâu. Tăng trưởng năng suất lao động bị đình trệ cho thấy quá trình cải tổ cấu trúc của Chính quyền Abe không đạt được như những gì Nhật Bản mong muốn. Mặc dù việc Nhật Bản giải cứu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau sự rút lui của Mỹ và hiệp định tự do thương mại mà Nhật Bản gần đây ký với Liên minh châu Âu (EU) là những thành tựu đáng kể và đáng khen, tác động tổng thể của chính sách Abenomics là quá nhỏ. Ông Abe nhận được một tỷ lệ ủng hộ cao và có những nhà tư vấn kinh tế uyên bác, tại sao ông vẫn thất bại trong việc thúc đẩy cải tổ cấu trúc? Đó là do sự thiếu vắng của các chính đảng đối lập hiệu quả, đủ khả năng để đưa ra chính sách thay thế cho Abenomics.
Xét trên một khía cạnh khác, ông Abe có một chính sách phi kinh tế được ưu tiên hơn: sửa lại bản hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản. Ông đã dự định đầu tư rất nhiều nguồn vốn chính trị vào vấn đề này, tuy nhiên cuối cùng thất bại bởi vì các đề xuất sửa đổi hiến pháp chưa bao giờ thu hút được sự ủng hộ của số đông cử tri. Thúc đẩy cải tổ cấu trúc trên diện rộng đòi hỏi ông Suga phải đối đầu với những người vận động hành lang quyền lực và những người có lợi ích liên quan, đồng thời phải huy động đủ sự ủng hộ của công luận. Một vài điểm nhấn gần đây của chiến dịch tranh cử quyền lãnh đạo LDP của ông Suga đã cho thấy ông là một thủ tướng dám làm và dũng cảm hơn kỳ vọng của nhiều người. Chẳng hạn, ông Suga công khai ủng hộ ý tưởng cho phép những doanh nghiệp mới tham gia các ngành được quy định chặt chẽ như ngành điện thoại viễn thông và ngành nông nghiệp. Ông cũng công bố ý định thành lập cơ quan mới nhận nhiệm vụ cải tổ cơ sở hạ tầng số của chính phủ.
Một ví dụ khác đến từ thời kỳ làm thư ký nội các của ông Suga khi ông thúc đẩy công chức Nhật Bản thay đổi các chính sách mà từ trước đến nay được xem là bất khả xâm phạm. Việc nới lỏng các quy định cấp thị thực đã tạo tiền đề cho sự tăng lên của du khách quốc tế tới Nhật Bản trong những năm gần đây. Việc sửa đổi các quy định sử dụng đập nước cũng cho phép các nhà hoạch định chính sách ứng phó tốt hơn với các thảm họa thiên nhiên.
Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn nằm phía trước, và ông Suga sẽ phải đối diện với 2 nhiệm vụ khó khăn trước mắt. Thứ nhất, ông phải thiết lập phong cách lãnh đạo của riêng mình. Các thủ tướng tiền nhiệm của ông Suga, bao gồm ông Abe và ông Taro Aso, đều xuất thân từ những gia tộc nổi tiếng, bản thân ông Suga chỉ đến từ tầng lớp trung lưu. Mặc dù ông Suga đã chứng tỏ bản thân là một nhà quản lý cực kỳ có năng lực trong thời gian làm thư ký nội các, vị trí mới của ông Suga đòi hỏi ông không chỉ có khả năng quản trị mà cả lãnh đạo. Thay vì đứng sau cánh gà, ông Suga giờ đây còn phải truyền cảm hứng cho cả quốc gia. Bài kiểm tra đầu tiên sẽ là lãnh đạo chính phủ đối phó với đại dịch hiện nay.Khó khăn thứ 2 đó là củng cố quyền lực của bản thân trong đảng. Ông Suga được bầu làm lãnh đạo LDP với sự ủng hộ của nhiều phe phái lớn trong đảng, tuy nhiên ông không thuộc phe phái nào trong số đó. Sau khi ông thành lập nội các, rạn nứt và đấu đá nội bộ có thể sẽ xuất hiện.
Chiến lược tốt nhất của ông Suga hiện nay có thể là tiếp xúc cử tri sớm. Giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, thay vì chỉ chiến thắng trong đảng, sẽ cho ông sự ủng hộ cần thiết từ công chúng để có thể thực hiện một đường lối chính sách kinh tế táo bạo hơn.
Ông Yoshihide Suga đã trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản. Các nhà quan sát Nhật Bản và quốc tế đang đặt câu hỏi: Liệu chính sách “kinh tế Abenomics” của Chính quyền Abe trước đây có thay đổi dưới thời kỳ của ông Suga hay không? Và nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào? Câu trả lời sẽ có ý nghĩa địa chính trị quan trọng.
Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn để vượt qua những cú sốc tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19). "Sức khỏe" của nền kinh tế Nhật Bản đang trở nên ngày càng quan trọng trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung ngày càng sâu sắc.
Nhiều người ở bên ngoài Nhật Bản cho rằng ông Suga sẽ hầu như không thay đổi chính sách kinh tế. Trong mắt của đảng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền, ông Suga giống như bản sao của ông Shinzo Abe. Thật vậy, có lẽ là vì đã có 8 năm phục vụ dưới nhiệm kỳ của ông Abe với tư cách là thư ký nội các, nên ông Suga sẽ tiếp tục bám sát chính sách “kinh tế Abenomics”. Gói nới lỏng định lượng khổng lồ triển khai từ năm 2013 bởi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda do ông Abe bổ nhiệm sẽ còn tiếp tục. Tương tự, ông Suga sẽ tránh việc thắt chặt tài khóa, ngay cả khi các biện pháp đối phó đại dịch của Chính quyền Abe làm tăng nợ công của Nhật Bản lên mức cao nhất trong số các nước phát triển, 150% GDP.
Tuy nhiên, nếu muốn Nhật Bản giữ được vị thế quốc tế của mình, ông Suga phải thoát khỏi chính sách cũ của ông Abe và thực hiện cải tổ trên diện rộng. Trên thực tế, nâng cao năng suất của thị trường lao động và cải cách quy chế hầu như là cách duy nhất hiện nay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Mặc dù các chính sách của ông Abe đã giúp chấm dứt thời kỳ khốn đốn giảm phát của quốc gia, kết quả của chính sách Abenomics xét một cách tổng thể là không quá ấn tượng. Từ năm 2013 đến năm 2019, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm chỉ ở mức 1% và vượt qua mức 2% chỉ vẻn vẹn trong 2 năm. Thêm nữa, dữ liệu của BOJ cho thấy tăng trưởng thông qua chính sách “kinh tế Abenomics” đạt được chủ yếu là nhờ việc tăng nguồn vốn và lao động, thay vì nhờ cải thiện năng suất.
Trái ngược với quan điểm truyền thống cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang đối diện với “cơn gió ngược” do tình trạng lão hóa dân số và thu hẹp lực lượng lao động, số lượng người có việc làm đang tiếp tục tăng trong suốt thời gian ông Abe tại nhiệm nhờ sự tham gia lực lượng lao động ngày càng đông của phụ nữ. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ không kéo dài lâu. Tăng trưởng năng suất lao động bị đình trệ cho thấy quá trình cải tổ cấu trúc của Chính quyền Abe không đạt được như những gì Nhật Bản mong muốn. Mặc dù việc Nhật Bản giải cứu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau sự rút lui của Mỹ và hiệp định tự do thương mại mà Nhật Bản gần đây ký với Liên minh châu Âu (EU) là những thành tựu đáng kể và đáng khen, tác động tổng thể của chính sách Abenomics là quá nhỏ. Ông Abe nhận được một tỷ lệ ủng hộ cao và có những nhà tư vấn kinh tế uyên bác, tại sao ông vẫn thất bại trong việc thúc đẩy cải tổ cấu trúc? Đó là do sự thiếu vắng của các chính đảng đối lập hiệu quả, đủ khả năng để đưa ra chính sách thay thế cho Abenomics.
Xét trên một khía cạnh khác, ông Abe có một chính sách phi kinh tế được ưu tiên hơn: sửa lại bản hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản. Ông đã dự định đầu tư rất nhiều nguồn vốn chính trị vào vấn đề này, tuy nhiên cuối cùng thất bại bởi vì các đề xuất sửa đổi hiến pháp chưa bao giờ thu hút được sự ủng hộ của số đông cử tri. Thúc đẩy cải tổ cấu trúc trên diện rộng đòi hỏi ông Suga phải đối đầu với những người vận động hành lang quyền lực và những người có lợi ích liên quan, đồng thời phải huy động đủ sự ủng hộ của công luận. Một vài điểm nhấn gần đây của chiến dịch tranh cử quyền lãnh đạo LDP của ông Suga đã cho thấy ông là một thủ tướng dám làm và dũng cảm hơn kỳ vọng của nhiều người. Chẳng hạn, ông Suga công khai ủng hộ ý tưởng cho phép những doanh nghiệp mới tham gia các ngành được quy định chặt chẽ như ngành điện thoại viễn thông và ngành nông nghiệp. Ông cũng công bố ý định thành lập cơ quan mới nhận nhiệm vụ cải tổ cơ sở hạ tầng số của chính phủ.
Một ví dụ khác đến từ thời kỳ làm thư ký nội các của ông Suga khi ông thúc đẩy công chức Nhật Bản thay đổi các chính sách mà từ trước đến nay được xem là bất khả xâm phạm. Việc nới lỏng các quy định cấp thị thực đã tạo tiền đề cho sự tăng lên của du khách quốc tế tới Nhật Bản trong những năm gần đây. Việc sửa đổi các quy định sử dụng đập nước cũng cho phép các nhà hoạch định chính sách ứng phó tốt hơn với các thảm họa thiên nhiên.
Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn nằm phía trước, và ông Suga sẽ phải đối diện với 2 nhiệm vụ khó khăn trước mắt. Thứ nhất, ông phải thiết lập phong cách lãnh đạo của riêng mình. Các thủ tướng tiền nhiệm của ông Suga, bao gồm ông Abe và ông Taro Aso, đều xuất thân từ những gia tộc nổi tiếng, bản thân ông Suga chỉ đến từ tầng lớp trung lưu. Mặc dù ông Suga đã chứng tỏ bản thân là một nhà quản lý cực kỳ có năng lực trong thời gian làm thư ký nội các, vị trí mới của ông Suga đòi hỏi ông không chỉ có khả năng quản trị mà cả lãnh đạo. Thay vì đứng sau cánh gà, ông Suga giờ đây còn phải truyền cảm hứng cho cả quốc gia. Bài kiểm tra đầu tiên sẽ là lãnh đạo chính phủ đối phó với đại dịch hiện nay.Khó khăn thứ 2 đó là củng cố quyền lực của bản thân trong đảng. Ông Suga được bầu làm lãnh đạo LDP với sự ủng hộ của nhiều phe phái lớn trong đảng, tuy nhiên ông không thuộc phe phái nào trong số đó. Sau khi ông thành lập nội các, rạn nứt và đấu đá nội bộ có thể sẽ xuất hiện.
Chiến lược tốt nhất của ông Suga hiện nay có thể là tiếp xúc cử tri sớm. Giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, thay vì chỉ chiến thắng trong đảng, sẽ cho ông sự ủng hộ cần thiết từ công chúng để có thể thực hiện một đường lối chính sách kinh tế táo bạo hơn.