Chủ tịch FED và canh bạc lạm phát

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 830
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin


Một năm trước, tại hội nghị chuyên đề kinh tế tại Jackson Hole, Chủ tịch FED Jerome Powell đã tiến hành một phương thức mới để điều hành chính sách tiền tệ. Thời điểm đó, kinh tế Mỹ chỉ mới vừa thoát ra khỏi đợt suy thoái chi phối bởi dịch COVID-19. Đó là thời điểm sau một thập kỷ tăng trưởng chậm một cách đáng thất vọng, với lạm phát ở luôn thấp hơn ở mức mục tiêu.

Powell và các đồng nghiệp đã lựa chọn một khuôn khổ chiến lược mới triệt để, điều mà nhà kinh tế học Ellen Zentner của Morgan Stanley cho biết đã được “cấy” DNA của Fed. Đó là sử dụng chính sách tiền tệ siêu lỏng để cố gắng đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống các mức trước đây được cho là không bền vững và cam kết để lạm phát tăng vọt mục tiêu 2% trong một thời gian ngắn.
Khi các nhà làm chính sách chuẩn bị cho một hội nghị Jackson Hole khác vào năm nay, bức tranh kinh tế có vẻ khác nhiều . Nhờ vào gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden được các quan chức FED ủng hộ, nền kinh tế đã phát triển mạnh, với những người sử dụng lao động phàn nàn rằng họ không thể tìm đủ nhân công. Và lạm phát bị đẩy lên 4%, khi nhu cầu bị dồn nén được giải phóng kết hợp với sự gián đoạn trong lịch trình sản xuất và giao hàng đã đẩy thước đo giá ưa thích của Fed lên 4%.

Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng vừa phải mà các nhà hoạch định chính sách dự báo. Ngày càng có nhiều quan ngại về chính sách kéo dài 1 năm qua đã hết hạn bán và việc tiếp tục thực hiện sẽ có hại cho sức khỏe của nền kinh tế. Nỗi sợ lớn đó là Fed sẽ chậm chạp trong việc kiềm chế lạm phát, mở đường cho sự tăng giá kéo dài, cùng với đó bong bóng nhà đất mà các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đối phó bằng cách tăng lãi suất và làm chệch hướng phục hồi.

Mohamed El- Erian, Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz SEcho biết: “Khuôn khổ mới của Fed xây dựng cho một thế giới thiếu hụt tổng cầu, nơi cung không phải là vấn đề . “Thoát khỏi đại dịch, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhu cầu dồi dào, trong đó vấn đề chính là ở phía cung.”


Powell và các quan chức chính quyền Mỹ đều đang mắc kẹt với quan điểm rằng phần lớn lạm phát tăng sẽ chỉ là tạm thời, vì những khó khăn trong chuỗi cung ứng từ việc mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ đã được giải quyết. Tuy nhiên, ông Powell đã thú nhận rằng ông lo lắng về triển vọng lạm phát, khi những lời phàn nàn về giá tăng bắt đầu xuất hiện. Và ông đã bắt đầu tự bảo vệ bản thân mình trong trường hợp mình sai, bằng cách cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ chuyển hướng, nhằm trấn an thị trường. Hồi tháng trước, ông nói: “Chúng tôi sẽ không có giai đoạn lạm phát kéo dài”. Ông Powell đã bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về lộ trình hướng tới thu hẹp chương trình mua trái phiếu quy mô lớn. Hầu hết các quan chức FED cũng cho rằng sẽ thích hợp để giảm chương trình mua trái phiếu trong năm nay

Được gọi là “hướng tới mục tiêu lạm phát trung bình linh hoạt”, chiến thuật mà Powell công bố năm ngoái đã biến cách tiếp cận truyền thống của Fed thành quản lý nền kinh tế. Trọng tâm của FED đã chuyển từ việc cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức 2% sang thực sự đẩy lạm phát, với mục tiêu rõ ràng là để lạm phát duy trì vừa phải trong trong một khoảng thời gian, nhằm bù đắp cho những năm mà lạm phát ở dưới mục tiêu 2%. Khuôn khổ này cũng loại bỏ chiến thuật lâu đời của Fed, đó tung ra các “cuộc tấn công phủ đầu” chống lại lạm phát - một chiến lược có từ thời William McChesney Martin.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ FED sẽ làm gì đối với sự gia tăng lạm phát.

“Dù tôi ủng hộ lớp lãnh đạo mới, nhưng chúng ta phải nhận ra rằng cơ cấu lãnh đạo mới của FED có điểm mạnh và điểm yếu. Với tôi, dường như việc quyết định và kiểm soát mức tăng lạm phát là bao nhiêu vẫn là thách thức”.
Powell tin rằng bài kiểm tra thực sự về khuôn khổ chính sách này sẽ tới khi FED phải quyết định có tăng lãi suất hay không – bước đi mà ông cho rằng vẫn còn xa. Cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra nếu ông đánh giá sai về lạm phát và kéo dài hơn dự kiến. Điều này buộc FED phải tăng lãi suất trước khi nền kinh tế đạt được mức như mong muốn.
Thành công của chiến lược mới thực tế có thể nằm ở khả năng của Fed trong việc thuyết phục người Mỹ rằng cơ quan đã đúng khi đánh giá lạm phát. Nếu người lao động và công ty nghĩ khác và lo sợ về giá cả leo thang, họ sẽ hành động theo những cách có thể làm giá tăng thực sự. Nhân viên sẽ ép buộc phải tăng lương quá mức, trong khi các công ty sẽ nhanh chóng tăng giá để trang trải chi phí của họ.

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/arti...owell-fed-policy-revolution?srnd=premium-asia
 
Xem nhiều nhất
  • Giá vàng 14/8/2020
  • Điểm tin Forex cùng Henry.
  • Có nên đầu tư VÀNG lúc này?
  • Bên trên