Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trang news.com.au vừa đăng bài viết của nhà báo Tarric Brooker với nhận định rằng khi bối cảnh địa chính trị toàn cầu liên tục thay đổi nhanh chóng do dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế do đại dịch này gây ra, các đứt gãy trong thương mại và mối quan hệ ngoại giao một lần nữa đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ.
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ liên bang Australia vẫn luôn tin tưởng rằng nước này đã giữ được đường đi riêng của mình trong "lằn ranh" giữa mối quan hệ an ninh với Mỹ và quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc. Nhưng ngày nay khi mối quan hệ thương mại của Canberra với Bắc Kinh tiếp tục xấu đi, Australia đang tăng cường tìm kiếm giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế quá lớn vào Trung Quốc về xuất khẩu.
Mới đây nhất, Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đã lên kế hoạch thiết lập một "quyền phủ quyết" đối với các thỏa thuận đã được hoặc sẽ ký kết giữa chính quyền bang, các cấp hành chính và trường đại học trong nước với các chính phủ nước ngoài. Theo đó, Canberra dự kiến có thể sẽ sử dụng các quyền hạn mới để ngăn chặn sự tham gia của chính quyền bang Victoria vào sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc.
Sáng kiến này là chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh, được thiết kế để liên kết Trung Quốc với thế giới và thúc đẩy quá trình gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Các hành động trên của Chính phủ Australia có thể sẽ kích động Bắc Kinh, vốn đã rất thất vọng với những động thái thách thức ngày càng tăng của Canberra.
Khi căng thẳng tiếp tục bùng lên tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Australia không phải là quốc gia duy nhất tìm kiếm một giải pháp thay thế để giúp đảm bảo sự ổn định và an ninh của các chuỗi cung ứng quan trọng. Một tiết lộ gần đây của giới truyền thông cho biết Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đang tiến tới một nỗ lực ba bên để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, với việc thiết lập một Hiệp ước tương lai được gọi là Sáng kiến Phục hồi Chuỗi cung ứng (SCRI).
Theo các nhà kinh tế có liên quan, đã có các cuộc trao đổi không chính thức giữa New Delhi và Tokyo, diễn ra trong khoảng một tháng. Mặc dù Australia vẫn chưa chính thức đồng ý tham gia vào sáng kiến chung, nhưng nguồn tin từ New Delhi và Tokyo tiết lộ các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tới 48,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia và mối quan hệ thương mại Bắc Kinh - Canberra ngày càng trở nên căng thẳng hơn, rõ ràng "xứ chuột túi" cần phải nhanh chóng tìm kiếm một giải pháp thay thế.
Theo Giáo sư Mark Goh của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore, ngoài việc gia tăng thương mại giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, SCRI có thể có phạm vi rộng hơn. Giáo sư Goh, đồng thời là Giám đốc của Viện Logistics châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: "Sự hiện diện trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản tại Ấn Độ đã có truyền thống từ lâu thông qua hoạt động chế tạo ô tô. Ấn Độ coi đây là cơ hội để ngành công nghiệp dược phẩm thâm nhập vào Australia và Nhật Bản. Ngoài ra quốc gia đông dân thứ hai châu Á cũng kỳ vọng sẽ đóng vai trò là trung tâm kết nối cho các sản phẩm của Australia và Nhật Bản vào thị trường Trung Đông và châu Phi, mở ra khả năng ngăn cản sự hiện diện thương mại của Trung Quốc tại khu vực đó của thế giới".
Giáo sư Goh cho rằng SCRI thậm chí sẽ có sự tham gia của cả 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Không giống như các hiệp định thương mại đa biên phức tạp khác, đôi khi mất tới hơn một thập kỷ mới đạt được thỏa thuận, Chính phủ Nhật Bản mong muốn đưa sáng kiến SCRI vào thực tiễn càng nhanh càng tốt. Một số nguồn tin nhận định Tokyo kỳ vọng khởi động sáng kiến này sớm nhất vào tháng 11 tới đây.
Australia và Ấn Độ cũng không lãng phí thời gian, hai nước này đã đi đến một thỏa thuận hợp tác để đa dạng hóa chuỗi cung ứng song phương vào đầu năm nay.
Tháng 7/2020, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố trích khoảng 2,1 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế để đối phó với đại dịch, nhằm khuyến khích các công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tháng trước, 522 triệu USD đã được cung cấp cho 57 công ty đồng ý đưa dây chuyền sản xuất trở lại Nhật Bản, với hơn 30 công ty khác chuyển sang hoạt động tại các nước Đông Nam Á.
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ liên bang Australia vẫn luôn tin tưởng rằng nước này đã giữ được đường đi riêng của mình trong "lằn ranh" giữa mối quan hệ an ninh với Mỹ và quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc. Nhưng ngày nay khi mối quan hệ thương mại của Canberra với Bắc Kinh tiếp tục xấu đi, Australia đang tăng cường tìm kiếm giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế quá lớn vào Trung Quốc về xuất khẩu.
Mới đây nhất, Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đã lên kế hoạch thiết lập một "quyền phủ quyết" đối với các thỏa thuận đã được hoặc sẽ ký kết giữa chính quyền bang, các cấp hành chính và trường đại học trong nước với các chính phủ nước ngoài. Theo đó, Canberra dự kiến có thể sẽ sử dụng các quyền hạn mới để ngăn chặn sự tham gia của chính quyền bang Victoria vào sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc.
Sáng kiến này là chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh, được thiết kế để liên kết Trung Quốc với thế giới và thúc đẩy quá trình gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Các hành động trên của Chính phủ Australia có thể sẽ kích động Bắc Kinh, vốn đã rất thất vọng với những động thái thách thức ngày càng tăng của Canberra.
Khi căng thẳng tiếp tục bùng lên tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Australia không phải là quốc gia duy nhất tìm kiếm một giải pháp thay thế để giúp đảm bảo sự ổn định và an ninh của các chuỗi cung ứng quan trọng. Một tiết lộ gần đây của giới truyền thông cho biết Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đang tiến tới một nỗ lực ba bên để đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, với việc thiết lập một Hiệp ước tương lai được gọi là Sáng kiến Phục hồi Chuỗi cung ứng (SCRI).
Theo các nhà kinh tế có liên quan, đã có các cuộc trao đổi không chính thức giữa New Delhi và Tokyo, diễn ra trong khoảng một tháng. Mặc dù Australia vẫn chưa chính thức đồng ý tham gia vào sáng kiến chung, nhưng nguồn tin từ New Delhi và Tokyo tiết lộ các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.
Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tới 48,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia và mối quan hệ thương mại Bắc Kinh - Canberra ngày càng trở nên căng thẳng hơn, rõ ràng "xứ chuột túi" cần phải nhanh chóng tìm kiếm một giải pháp thay thế.
Theo Giáo sư Mark Goh của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore, ngoài việc gia tăng thương mại giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, SCRI có thể có phạm vi rộng hơn. Giáo sư Goh, đồng thời là Giám đốc của Viện Logistics châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: "Sự hiện diện trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản tại Ấn Độ đã có truyền thống từ lâu thông qua hoạt động chế tạo ô tô. Ấn Độ coi đây là cơ hội để ngành công nghiệp dược phẩm thâm nhập vào Australia và Nhật Bản. Ngoài ra quốc gia đông dân thứ hai châu Á cũng kỳ vọng sẽ đóng vai trò là trung tâm kết nối cho các sản phẩm của Australia và Nhật Bản vào thị trường Trung Đông và châu Phi, mở ra khả năng ngăn cản sự hiện diện thương mại của Trung Quốc tại khu vực đó của thế giới".
Giáo sư Goh cho rằng SCRI thậm chí sẽ có sự tham gia của cả 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Không giống như các hiệp định thương mại đa biên phức tạp khác, đôi khi mất tới hơn một thập kỷ mới đạt được thỏa thuận, Chính phủ Nhật Bản mong muốn đưa sáng kiến SCRI vào thực tiễn càng nhanh càng tốt. Một số nguồn tin nhận định Tokyo kỳ vọng khởi động sáng kiến này sớm nhất vào tháng 11 tới đây.
Australia và Ấn Độ cũng không lãng phí thời gian, hai nước này đã đi đến một thỏa thuận hợp tác để đa dạng hóa chuỗi cung ứng song phương vào đầu năm nay.
Tháng 7/2020, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố trích khoảng 2,1 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế để đối phó với đại dịch, nhằm khuyến khích các công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tháng trước, 522 triệu USD đã được cung cấp cho 57 công ty đồng ý đưa dây chuyền sản xuất trở lại Nhật Bản, với hơn 30 công ty khác chuyển sang hoạt động tại các nước Đông Nam Á.