Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Diễn đàn Đông Á
Cuối tháng 6/2020, 15 quốc gia Đông Á - đại diện cho gần 30% sản lượng kinh tế và dân số của thế giới - đã cam kết ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11 tới. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay và bổ sung cho Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực hồi năm 2018.
Mỹ đang bỏ lỡ những thỏa thuận này khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi hiệp định trước đó của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương khi ông lên nắm quyền. Ấn Độ, ban đầu là thành viên tham gia các vòng đàm phán của RCEP, đã rút khỏi thỏa thuận này chỉ ngay trước khi RCEP được ký kết. Việc rút lui của hai nước nói trên đã trao cho Trung Quốc lợi thế tiềm năng - nền kinh tế lớn nhất thế giới trong một hệ thống Đông Á hiện đang là tâm điểm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Liệu Trung Quốc sẽ sử dụng lợi thế này để thúc đẩy những lợi ích chính trị ngắn hạn của mình, một hình thức của chiến lược “Trung Quốc trước tiên”, hoặc thiết lập một hệ thống dựa trên nguyên tắc vốn phù hợp và đem lại lợi ích cho tất cả các nước như một mô hình hợp tác toàn cầu hay không? Việc ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào sẽ định hình môi trường kinh tế và chính trị trong những năm tới.
Các ước tính cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ làm suy giảm 301 tỷ USD doanh thu hàng năm trên toàn thế giới và gần 1.000 tỷ USD giá trị thương mại thế giới hàng năm trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2030 so với mức ghi nhận được trước khi Trump phát động cuộc chiến thương mại. Gần 3/4 mức suy giảm trong thương mại sẽ bao gồm các giao dịch xuyên Thái Bình Dương. Bù lại, CPTPP và RCEP có thể bổ sung lần lượt 121 tỷ USD và 209 tỷ USD cho thu nhập toàn cầu, nếu hai hiệp định này được triển khai theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, hai hiệp định này còn giúp giảm chi phí hoạt động kinh doanh và tăng cường hợp tác công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Á. Các hiệp định này cũng sẽ thắt chặt hơn nữa các mối liên kết giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc cũng sẽ củng cố những mối quan hệ này. Sáng kiến này sẽ đề xuất khoản đầu tư trị giá 1,4 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc. Trong khi đó, Mỹ cũng công bố đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực nhưng chỉ với mức 113 triệu USD và con số này cho thấy khoảng cách giữa những ưu tiên của Mỹ và Trung Quốc. Mỹ từng đánh đổi các khoản viện trợ với khả năng tiếp cận tốt đối với các thị trường của mình song hiện đang trở lại chủ nghĩa trọng thương và vụ lợi.
RCEP và CPTPP biến Đông Á trở thành một khu vực chịu ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc một cách tự nhiên và sẽ tạo ra những lợi ích thiên lệch. Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP, theo sau là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đông Nam Á cũng sẽ được hưởng lợi song ở mức thấp hơn do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có sẵn những thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác của RCEP.
Câu hỏi quan trọng hiện nay là Trung Quốc sẽ quản lý vai trò kinh tế mới của mình như thế nào? Một số lãnh đạo Trung Quốc coi việc thỏa hiệp với các nước khác là không cần thiết. Diều đó có thể giải thích các chính sách cưỡng ép thậm chí các đối tác thương mại đầy thiện chí ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị, ví dụ bằng cách cảnh báo sinh viên Trung Quốc không được đến học tập tại Australia để đáp trả việc Canberra kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19).
Tuy nhiên, những lãnh đạo khác của Trung Quốc hiểu rằng Bắc Kinh đang đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Các nước khu vực cũng quan ngại về các chính sách của Trung Quốc, từ vấn đề Hong Kong đến Biển Hoa Nam (Biển Đông), vốn được hậu thuẫn bởi đường lối ngoại giao “chiến lang” vốn khiến Bắc Kinh bị ghẻ lạnh hơn là thuyết phục được các nước.
Mặc dù chính quyền Trump cũng theo đuổi các mục tiêu không thể chấp nhận được và sử dụng phát biểu gây phản cảm sâu sắc song điều này không làm thay đổi sự thật rằng Trung Quốc không thể gia tăng tầm ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của mình bằng cách hành động như một “cường quốc không bị cản trở”. Đông Á cũng không thể trở thành một mô hình khu vực khi nhiều nước coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng gia tăng.
Mối quan tâm của Trung Quốc trong tiến trình hợp tác khu vực đã gặt hái được động lực trong những năm gần đây bằng cách tăng cường đối thoại với lãnh đạo các nước láng giềng. Các cuộc họp ba bên Trung-Nhật-Hàn được nối lại vào năm 2018. Sự kiện này đã tạo cơ sở cho chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến vào tháng 4/2020 song bị hoãn lại do COVID-19. Việc hợp tác với Trung Quốc đang trở thành một trách nhiệm chính trị đối với nhiều lãnh đạo khu vực.
Trong thời kỳ đầy bất ổn như hiện nay, mô hình hợp tác khu vực mới và mang tính bao hàm do Trung Quốc dẫn dắt sẽ gặt hái được những lợi ích kinh tế và sự ủng hộ chính trị có ý nghĩa. Các quan hệ đối tác quốc tế cùng có lợi chưa bao giờ lại mang tính cấp thiết hơn như lúc này đối với Trung Quốc hoặc đối với toàn thế giới.
RCEP và CPTPP cần một cách tiếp cận tích cực của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ủng hộ RCEP trải qua các tiến trình đàm phán khó khăn trong nhiều năm với chủ trương tuân theo vai trò trung tâm của ASEAN. Giờ đây, Trung Quốc có thể đảm bảo rằng hiệp định này được thực thi suôn sẻ và kéo theo sự hợp tác với ASEAN về các vấn đề chính trị như hoàn thiện tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tuyên bố gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng Trung Quốc muốn tham gia CPTPP đã tạo thêm một cơ hội nữa. Bằng việc phát đi tín hiệu về sự sẵn sàng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, vai trò thành viên của Trung Quốc trong CPTPP sẽ thúc đẩy thị trường và các nước với vai trò là chỉ dấu cho các thỏa thuận tương lai và tăng trưởng toàn cầu. Việc tham gia CPTPP sẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các luật lệ quốc tế tiến bộ. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải thay đổi chính sách hỗ trợ của mình đối với các doanh nghiệp và lĩnh vực chiến lược để có thể tham gia CPTPP.
RCEP và CPTPP sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc về mặt kinh tế, song hai hiệp định này cũng đặt ban lãnh đạo Bắc Kinh vào cuộc thử thách. Hai hiệp định này tạo ra một cơ hội hiếm hoi để đảo lộn tình thế rơi tự do trong quan hệ hợp tác quốc tế.
Cuối tháng 6/2020, 15 quốc gia Đông Á - đại diện cho gần 30% sản lượng kinh tế và dân số của thế giới - đã cam kết ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11 tới. Đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay và bổ sung cho Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực hồi năm 2018.
Mỹ đang bỏ lỡ những thỏa thuận này khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi hiệp định trước đó của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương khi ông lên nắm quyền. Ấn Độ, ban đầu là thành viên tham gia các vòng đàm phán của RCEP, đã rút khỏi thỏa thuận này chỉ ngay trước khi RCEP được ký kết. Việc rút lui của hai nước nói trên đã trao cho Trung Quốc lợi thế tiềm năng - nền kinh tế lớn nhất thế giới trong một hệ thống Đông Á hiện đang là tâm điểm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Liệu Trung Quốc sẽ sử dụng lợi thế này để thúc đẩy những lợi ích chính trị ngắn hạn của mình, một hình thức của chiến lược “Trung Quốc trước tiên”, hoặc thiết lập một hệ thống dựa trên nguyên tắc vốn phù hợp và đem lại lợi ích cho tất cả các nước như một mô hình hợp tác toàn cầu hay không? Việc ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào sẽ định hình môi trường kinh tế và chính trị trong những năm tới.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc cũng sẽ củng cố những mối quan hệ này. Sáng kiến này sẽ đề xuất khoản đầu tư trị giá 1,4 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc. Trong khi đó, Mỹ cũng công bố đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực nhưng chỉ với mức 113 triệu USD và con số này cho thấy khoảng cách giữa những ưu tiên của Mỹ và Trung Quốc. Mỹ từng đánh đổi các khoản viện trợ với khả năng tiếp cận tốt đối với các thị trường của mình song hiện đang trở lại chủ nghĩa trọng thương và vụ lợi.
RCEP và CPTPP biến Đông Á trở thành một khu vực chịu ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc một cách tự nhiên và sẽ tạo ra những lợi ích thiên lệch. Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP, theo sau là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đông Nam Á cũng sẽ được hưởng lợi song ở mức thấp hơn do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có sẵn những thỏa thuận thương mại tự do với các đối tác của RCEP.
Câu hỏi quan trọng hiện nay là Trung Quốc sẽ quản lý vai trò kinh tế mới của mình như thế nào? Một số lãnh đạo Trung Quốc coi việc thỏa hiệp với các nước khác là không cần thiết. Diều đó có thể giải thích các chính sách cưỡng ép thậm chí các đối tác thương mại đầy thiện chí ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị, ví dụ bằng cách cảnh báo sinh viên Trung Quốc không được đến học tập tại Australia để đáp trả việc Canberra kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19).
Tuy nhiên, những lãnh đạo khác của Trung Quốc hiểu rằng Bắc Kinh đang đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Các nước khu vực cũng quan ngại về các chính sách của Trung Quốc, từ vấn đề Hong Kong đến Biển Hoa Nam (Biển Đông), vốn được hậu thuẫn bởi đường lối ngoại giao “chiến lang” vốn khiến Bắc Kinh bị ghẻ lạnh hơn là thuyết phục được các nước.
Mặc dù chính quyền Trump cũng theo đuổi các mục tiêu không thể chấp nhận được và sử dụng phát biểu gây phản cảm sâu sắc song điều này không làm thay đổi sự thật rằng Trung Quốc không thể gia tăng tầm ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của mình bằng cách hành động như một “cường quốc không bị cản trở”. Đông Á cũng không thể trở thành một mô hình khu vực khi nhiều nước coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng gia tăng.
Mối quan tâm của Trung Quốc trong tiến trình hợp tác khu vực đã gặt hái được động lực trong những năm gần đây bằng cách tăng cường đối thoại với lãnh đạo các nước láng giềng. Các cuộc họp ba bên Trung-Nhật-Hàn được nối lại vào năm 2018. Sự kiện này đã tạo cơ sở cho chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến vào tháng 4/2020 song bị hoãn lại do COVID-19. Việc hợp tác với Trung Quốc đang trở thành một trách nhiệm chính trị đối với nhiều lãnh đạo khu vực.
Trong thời kỳ đầy bất ổn như hiện nay, mô hình hợp tác khu vực mới và mang tính bao hàm do Trung Quốc dẫn dắt sẽ gặt hái được những lợi ích kinh tế và sự ủng hộ chính trị có ý nghĩa. Các quan hệ đối tác quốc tế cùng có lợi chưa bao giờ lại mang tính cấp thiết hơn như lúc này đối với Trung Quốc hoặc đối với toàn thế giới.
RCEP và CPTPP cần một cách tiếp cận tích cực của Trung Quốc. Bắc Kinh đã ủng hộ RCEP trải qua các tiến trình đàm phán khó khăn trong nhiều năm với chủ trương tuân theo vai trò trung tâm của ASEAN. Giờ đây, Trung Quốc có thể đảm bảo rằng hiệp định này được thực thi suôn sẻ và kéo theo sự hợp tác với ASEAN về các vấn đề chính trị như hoàn thiện tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tuyên bố gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng Trung Quốc muốn tham gia CPTPP đã tạo thêm một cơ hội nữa. Bằng việc phát đi tín hiệu về sự sẵn sàng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, vai trò thành viên của Trung Quốc trong CPTPP sẽ thúc đẩy thị trường và các nước với vai trò là chỉ dấu cho các thỏa thuận tương lai và tăng trưởng toàn cầu. Việc tham gia CPTPP sẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các luật lệ quốc tế tiến bộ. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải thay đổi chính sách hỗ trợ của mình đối với các doanh nghiệp và lĩnh vực chiến lược để có thể tham gia CPTPP.
RCEP và CPTPP sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc về mặt kinh tế, song hai hiệp định này cũng đặt ban lãnh đạo Bắc Kinh vào cuộc thử thách. Hai hiệp định này tạo ra một cơ hội hiếm hoi để đảo lộn tình thế rơi tự do trong quan hệ hợp tác quốc tế.