Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trang The Interpreter của Viện Nghiên cứu Lowy (Australia) ngày 13/8 đăng bài viết cho rằng với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19), Nhật Bản có cơ hội giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của thế giới, đồng thời hồi sinh nền kinh tế trong nước vốn đang suy yếu. Trong một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy Tokyo đang đối phó với thách thức này, tháng trước, Nội các Nhật Bản đã thông qua các hướng dẫn kinh tế sâu rộng để thúc đẩy số hóa và làm việc từ xa.
Theo bài viết , ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Nhật Bản đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải thúc đẩy ngành công nghệ hàng đầu của họ thông qua số hóa các dịch vụ và hoạt động cơ bản. Mặc dù nổi tiếng về sức mạnh công nghệ tiên tiến nhưng Nhật Bản lâu nay vẫn bị cản trở bởi nền quản trị và văn hóa doanh nghiệp lỗ thời. Điều này gây khó khăn đáng kể đối với các công ty Nhật Bản trong việc thu hút và giữ được nhân tài quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực thay đổi nhanh và đòi hỏi kỹ thuật cao như máy học và kỹ thuật bán dẫn.
Tuy nhiên, thị trường vẫn còn rất lạc quan về khả năng đổi mới trong tương lai của Nhật Bản. Quyết tâm thực hiện số hóa trong vòng 12 tháng của Chính phủ Nhật Bản sau nhiều năm chuẩn bị cũng chính là khao khát của khu vực tư nhân với những ưu đãi thích hợp, muốn đầu tư lớn vào các công nghệ của tương lai.
Trên bình diện quốc tế, trong thời gian qua, Tokyo đã thúc đẩy hợp tác về thương mại số và quản lý kỹ thuật số. Riêng trong năm 2019, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận thương mại số với Mỹ và đi tiên phong trong các nỗ lực thúc đẩy quản trị dữ liệu toàn cầu thông qua khuôn khổ lưu chuyển dữ liệu tự do đi đôi với bảo đảm an toàn, độ tin cậy của thông tin trên môi trường mạng (DFFT). Trong những năm gần đây, Nhật Bản và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng cường đầu tư chung vào các nỗ lực xây dựng năng lực số của khối. Sách Trắng gần đây của Bộ Thương mại Nhật Bản xác định ASEAN là đối tác quan trọng trong việc bảo vệ nền kinh tế Nhật Bản chống lại sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng vào Trung Quốc. Các tin tức ngày 9/8 cho thấy Nhật Bản sẽ dẫn đầu hơn 20 quốc gia, trong đó có Mỹ và các nước thành viên ASEAN, trong một cuộc tập trận phòng thủ số nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi tấn công mạng. Sự hợp tác như vậy là rất hợp lý. Nền kinh tế số của Đông Nam Á được dự báo sẽ giúp nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Nhật Bản, vốn nổi tiếng ở châu Á về việc cung cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư chất lượng, vẫn có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án tương tự ở những nơi khác.
Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại trong hợp tác số. Một số nước thành viên ASEAN vẫn chưa thực hiện các quy chế bảo mật chặt chẽ hoặc thành lập các cơ quan quản lý cần thiết. Điều này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư Nhật Bản trong khu vực. Quyết định của Ấn Độ và Indonesia không tham gia tuyên bố ủng hộ Sáng kiến "Osaka Track" liên kết với DFFT của Nhật Bản tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 cho thấy rõ hơn sự khó khăn trong việc đạt được đồng thuận đa phương về quản lý dữ liệu. Thêm vào những rào cản này là sự xuất hiện của các vấn đề số vào thời điểm cạnh tranh địa chính trị Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng. Đáp lại những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ về việc Trung Quốc tiếp cận cơ sở hạ tầng quan trọng, cuối cùng, Anh cùng với đồng minh Mỹ đã cấm Tập đoàn viễn thông Huawei tham gia mạng viễn thông 5G của nước này hồi tháng trước. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 6/8, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành hai lệnh hành pháp cấm mọi giao dịch giữa các ứng dụng WeChat và TikTok của Trung Quốc cũng như các cá nhân hoặc cơ sở thuộc quyền tài phán của Mỹ. Khi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang trở thành chiến trường cạnh tranh công nghệ, có vẻ như căng thẳng Mỹ-Trung sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ số giữa Nhật Bản và ASEAN.
Tuy nhiên, Nhật Bản có cả động lực và cách thức để giảm thiểu những trở ngại địa chính trị trong hợp tác số. Mặc dù là một đồng minh trung thành của Mỹ và chia sẻ các mối nghi ngờ về sự bành trướng quân sự hiếu chiến của Trung Quốc và chính sách ngoại giao "chiến lang", Tokyo vẫn buộc phải can dự hoặc ít nhất là tránh chọc giận Bắc Kinh do hai nước rất gần nhau về địa lý và gắn bó về kinh tế. Mặc dù quan điểm của Nhật Bản chắc chắn không phải là trung lập về địa chính trị, nhưng Tokyo đã thể hiện qua cách tiếp cận không rõ ràng đối với Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) với việc Nhật Bản vẫn có thể nhân nhượng với Trung Quốc khi hai nước có cùng lợi ích hoặc đem lại lợi ích chung cho cả khu vực.
Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đầu tư của Trung Quốc nhưng những hoạt động gần đây của các công ty Nhật Bản như Hitachi về Sáng kiến "Xã hội 5.0", tầm nhìn của Nhật Bản về một quốc gia số toàn diện và bao trùm, sử dụng trí tuệ nhân đạo (AI) một cách phù hợp với đạo đức để giải quyết vấn đề dân số đang già hóa nhanh chóng và thu hẹp lại sẽ giúp nâng cao sức hấp dẫn của Nhật Bản trong thời gian tới.
Các cuộc tranh luận hiện nay ở phương Tây có xu hướng tập trung vào những bất đồng mang tính địa chính trị về quyền riêng tư số, kiểm duyệt của chính phủ, sở hữu tài sản trí tuệ và truy cập vào các công nghệ lưỡng dụng chiến lược. Mặc dù những tranh chấp này là hợp lý và khó tránh khỏi, các tranh chấp về kiểm soát thông tin và công nghệ chỉ làm tăng thêm rạn nứt giữa hai phe quốc tế ủng hộ và không chấp nhận các xã hội tự do và cởi mở. Điều này chắc chắn mang lại lợi ích cho Nhật Bản, và Tokyo chia sẻ các mối lo ngại của Washington liên quan đến việc Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu cá nhân, bắt buộc chuyển giao công nghệ và có các hành vi đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ khiến ngành công nghiệp Mỹ mất hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã xác định vị trí của họ trong không gian ý tưởng số thông qua tầm nhìn "lấy con người làm trung tâm" và sự liên quan của không gian này với các vấn đề mà các cộng đồng cả dân chủ lẫn độc tài phải đối mặt. So với các khuôn khổ của ASEAN và một số quốc gia thành viên, các giải pháp AI phù hợp với đạo đức dựa trên Sáng kiến "Xã hội 5.0" đã bắt đầu cung cấp nền tảng cho một số lĩnh vực quan trọng, bất kể có liên quan tới cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện nay hay không. Ví dụ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, AI ngày càng có vai trò trung tâm trong tất cả các nhiệm vụ phức tạp như chẩn đoán bệnh. AI thậm chí đã trở thành "quân át" chủ bài tiềm năng trong quá trình tìm kiếm giải pháp đối phó với đại dịch COVID-19.
Tất nhiên, các chế độ độc tài như ở Trung Quốc sẽ không sẵn sàng hoan nghênh các nguyên tắc của Sáng kiến "Xã hội 5.0" về minh bạch thể chế, quản trị phi tập trung, đa dạng xã hội và tạo giá trị con người. Tuy nhiên, các hệ thống AI hiện đang được sử dụng để đàn áp xã hội và chính trị ở khắp mọi nơi cuối cùng sẽ phải giải quyết các hậu quả kinh tế-xã hội do tình trạng dân số già hóa nghiêm trọng. Mặc dù nhiều tiêu chí của Sáng kiến "Xã hội 5.0" chắc chắn không được Trung Quốc chấp nhận nhưng kế hoạch chi tiết của Tokyo về việc giảm nhẹ các vấn đề nhân khẩu học thông qua quá trình số hóa bao trùm có thể ảnh hưởng lớn đến các chính sách của Bắc Kinh nhằm tái phát triển bền vững trong dài hạn.
Theo bài viết , ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Nhật Bản đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải thúc đẩy ngành công nghệ hàng đầu của họ thông qua số hóa các dịch vụ và hoạt động cơ bản. Mặc dù nổi tiếng về sức mạnh công nghệ tiên tiến nhưng Nhật Bản lâu nay vẫn bị cản trở bởi nền quản trị và văn hóa doanh nghiệp lỗ thời. Điều này gây khó khăn đáng kể đối với các công ty Nhật Bản trong việc thu hút và giữ được nhân tài quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực thay đổi nhanh và đòi hỏi kỹ thuật cao như máy học và kỹ thuật bán dẫn.
Trên bình diện quốc tế, trong thời gian qua, Tokyo đã thúc đẩy hợp tác về thương mại số và quản lý kỹ thuật số. Riêng trong năm 2019, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận thương mại số với Mỹ và đi tiên phong trong các nỗ lực thúc đẩy quản trị dữ liệu toàn cầu thông qua khuôn khổ lưu chuyển dữ liệu tự do đi đôi với bảo đảm an toàn, độ tin cậy của thông tin trên môi trường mạng (DFFT). Trong những năm gần đây, Nhật Bản và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng cường đầu tư chung vào các nỗ lực xây dựng năng lực số của khối. Sách Trắng gần đây của Bộ Thương mại Nhật Bản xác định ASEAN là đối tác quan trọng trong việc bảo vệ nền kinh tế Nhật Bản chống lại sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng vào Trung Quốc. Các tin tức ngày 9/8 cho thấy Nhật Bản sẽ dẫn đầu hơn 20 quốc gia, trong đó có Mỹ và các nước thành viên ASEAN, trong một cuộc tập trận phòng thủ số nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi tấn công mạng. Sự hợp tác như vậy là rất hợp lý. Nền kinh tế số của Đông Nam Á được dự báo sẽ giúp nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Nhật Bản, vốn nổi tiếng ở châu Á về việc cung cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư chất lượng, vẫn có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án tương tự ở những nơi khác.
Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại trong hợp tác số. Một số nước thành viên ASEAN vẫn chưa thực hiện các quy chế bảo mật chặt chẽ hoặc thành lập các cơ quan quản lý cần thiết. Điều này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư Nhật Bản trong khu vực. Quyết định của Ấn Độ và Indonesia không tham gia tuyên bố ủng hộ Sáng kiến "Osaka Track" liên kết với DFFT của Nhật Bản tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 cho thấy rõ hơn sự khó khăn trong việc đạt được đồng thuận đa phương về quản lý dữ liệu. Thêm vào những rào cản này là sự xuất hiện của các vấn đề số vào thời điểm cạnh tranh địa chính trị Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng. Đáp lại những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ về việc Trung Quốc tiếp cận cơ sở hạ tầng quan trọng, cuối cùng, Anh cùng với đồng minh Mỹ đã cấm Tập đoàn viễn thông Huawei tham gia mạng viễn thông 5G của nước này hồi tháng trước. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 6/8, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành hai lệnh hành pháp cấm mọi giao dịch giữa các ứng dụng WeChat và TikTok của Trung Quốc cũng như các cá nhân hoặc cơ sở thuộc quyền tài phán của Mỹ. Khi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang trở thành chiến trường cạnh tranh công nghệ, có vẻ như căng thẳng Mỹ-Trung sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ số giữa Nhật Bản và ASEAN.
Tuy nhiên, Nhật Bản có cả động lực và cách thức để giảm thiểu những trở ngại địa chính trị trong hợp tác số. Mặc dù là một đồng minh trung thành của Mỹ và chia sẻ các mối nghi ngờ về sự bành trướng quân sự hiếu chiến của Trung Quốc và chính sách ngoại giao "chiến lang", Tokyo vẫn buộc phải can dự hoặc ít nhất là tránh chọc giận Bắc Kinh do hai nước rất gần nhau về địa lý và gắn bó về kinh tế. Mặc dù quan điểm của Nhật Bản chắc chắn không phải là trung lập về địa chính trị, nhưng Tokyo đã thể hiện qua cách tiếp cận không rõ ràng đối với Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) với việc Nhật Bản vẫn có thể nhân nhượng với Trung Quốc khi hai nước có cùng lợi ích hoặc đem lại lợi ích chung cho cả khu vực.
Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đầu tư của Trung Quốc nhưng những hoạt động gần đây của các công ty Nhật Bản như Hitachi về Sáng kiến "Xã hội 5.0", tầm nhìn của Nhật Bản về một quốc gia số toàn diện và bao trùm, sử dụng trí tuệ nhân đạo (AI) một cách phù hợp với đạo đức để giải quyết vấn đề dân số đang già hóa nhanh chóng và thu hẹp lại sẽ giúp nâng cao sức hấp dẫn của Nhật Bản trong thời gian tới.
Các cuộc tranh luận hiện nay ở phương Tây có xu hướng tập trung vào những bất đồng mang tính địa chính trị về quyền riêng tư số, kiểm duyệt của chính phủ, sở hữu tài sản trí tuệ và truy cập vào các công nghệ lưỡng dụng chiến lược. Mặc dù những tranh chấp này là hợp lý và khó tránh khỏi, các tranh chấp về kiểm soát thông tin và công nghệ chỉ làm tăng thêm rạn nứt giữa hai phe quốc tế ủng hộ và không chấp nhận các xã hội tự do và cởi mở. Điều này chắc chắn mang lại lợi ích cho Nhật Bản, và Tokyo chia sẻ các mối lo ngại của Washington liên quan đến việc Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu cá nhân, bắt buộc chuyển giao công nghệ và có các hành vi đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ khiến ngành công nghiệp Mỹ mất hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã xác định vị trí của họ trong không gian ý tưởng số thông qua tầm nhìn "lấy con người làm trung tâm" và sự liên quan của không gian này với các vấn đề mà các cộng đồng cả dân chủ lẫn độc tài phải đối mặt. So với các khuôn khổ của ASEAN và một số quốc gia thành viên, các giải pháp AI phù hợp với đạo đức dựa trên Sáng kiến "Xã hội 5.0" đã bắt đầu cung cấp nền tảng cho một số lĩnh vực quan trọng, bất kể có liên quan tới cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện nay hay không. Ví dụ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, AI ngày càng có vai trò trung tâm trong tất cả các nhiệm vụ phức tạp như chẩn đoán bệnh. AI thậm chí đã trở thành "quân át" chủ bài tiềm năng trong quá trình tìm kiếm giải pháp đối phó với đại dịch COVID-19.
Tất nhiên, các chế độ độc tài như ở Trung Quốc sẽ không sẵn sàng hoan nghênh các nguyên tắc của Sáng kiến "Xã hội 5.0" về minh bạch thể chế, quản trị phi tập trung, đa dạng xã hội và tạo giá trị con người. Tuy nhiên, các hệ thống AI hiện đang được sử dụng để đàn áp xã hội và chính trị ở khắp mọi nơi cuối cùng sẽ phải giải quyết các hậu quả kinh tế-xã hội do tình trạng dân số già hóa nghiêm trọng. Mặc dù nhiều tiêu chí của Sáng kiến "Xã hội 5.0" chắc chắn không được Trung Quốc chấp nhận nhưng kế hoạch chi tiết của Tokyo về việc giảm nhẹ các vấn đề nhân khẩu học thông qua quá trình số hóa bao trùm có thể ảnh hưởng lớn đến các chính sách của Bắc Kinh nhằm tái phát triển bền vững trong dài hạn.