Cơ hội nào cho quan hệ Hàn-Nhật?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 217
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 28/8 đã bất ngờ tuyên bố từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Đây là lần thứ hai ông Shinzo Abe phải kết thúc sớm nhiệm kỳ Thủ tướng với cùng một lý do. Theo bình luận của tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times) số ra ngày 31/8, mối quan hệ đang ở mức thấp nhất giữa Seoul và Tokyo đứng trước cơ hội cải thiện khi Nhật Bản chuẩn bị có bộ máy chính quyền mới.

1598963708466.png


Quan hệ giữa Seoul và Tokyo trở nên xấu đi từ tháng 7/2019 sau khi Chính quyền ông Shinzo Abe bất ngờ công bố siết chặt quy chế xuất khẩu với ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc là khí ăn mòn, nhựa nhiệt dẻo và chất cản màu - đều là những vật liệu quan trọng trong sản xuất chíp bán dẫn và màn hình. Sau đó một tháng, Tokyo tiếp tục công bố loại Hàn Quốc khỏi "Danh sách Trắng" (các quốc gia được ưu đãi đơn giản hóa quy trình cấp phép xuất khẩu). Động thái này của Nhật Bản thực chất là "biện pháp trả đũa" đối với phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc. Đáp lại, Seoul cũng có biện pháp đối phó tương tự là loại Nhật Bản khỏi "Danh sách Trắng" đồng thời khởi động quy trình giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tuyên bố quyết định chấm dứt Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật (GSOMIA).

Tuy nhiên, tới ngày 22/11/2019, Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) đã bất ngờ công bố hoãn có điều kiện thời hạn chấm dứt hiệu lực GSOMIA, nối lại đối thoại chính sách cấp vụ trưởng Hàn-Nhật và tạm dừng quy trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Mặc dù vậy, quá trình thảo luận Hàn-Nhật nhằm giải quyết vấn đề trên vẫn chưa đạt được tiến triển.

Ban đầu, phía Nhật Bản nêu ra ba lý do siết chặt quy chế xuất khẩu với Hàn Quốc là đối thoại chính sách Hàn-Nhật bị gián đoạn, Hàn Quốc thiếu kiểm soát toàn diện với mặt hàng vũ khí truyền thống, thiếu nhân lực và tổ chức trong quản lý xuất khẩu. Mặc dù Hàn Quốc khẳng định đã tiến hành cải thiện cơ chế, và giải quyết được cả ba lý do trên song phía Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường.

Bất chấp những nỗ lực không ngừng của Seoul nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua đối thoại, Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe không có dấu hiệu thỏa hiệp. Kết quả là giữa hai quốc gia đã nảy sinh những va chạm. Hàn Quốc gần đây đã kích hoạt lại việc thành lập một hội đồng giải quyết tranh chấp cùng với WTO để đối phó với các biện pháp thương mại đơn phương và không công bằng của Nhật Bản. Triển vọng giải quyết cuộc xung đột này là rất mờ mịt bởi cả hai bên đều cương quyết không từ bỏ lập trường cứng rắn của mình.

Giờ đây, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào nhân vật được cho là người sẽ kế nhiệm ông Shinzo Abe. Trong số các ứng cử viên tiềm năng có thể kế nhiệm ông Shinzo Abe phải kể tới Phó thủ tướng đương nhiệm Taro Aso, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida. Ngoài ra, Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Yasutoshi Nishimura, hiện phụ trách các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida cũng trong diện "được xem xét". Ba nhân vật Aso, Suga và Kono được xem là những người theo đường lối cứng rắn trong khi hai cựu quan chức Ishiba và Kishida lại thuộc nhóm ôn hòa.

Một số chuyên gia chỉ ra rằng hiện vẫn còn quá sớm để mong đợi một bước đột phá trong mối quan hệ giữa Seoul-Tokyo đang bị đình trệ do xu hướng bảo thủ trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sự thay đổi ban lãnh đạo ở Nhật Bản sẽ không giúp ích gì cho việc cải thiện của mối quan hệ song phương giữa Tokyo và Seoul.

Sau khi Nhật Bản có Thủ tướng mới, Seoul và Tokyo cần hợp tác để cải thiện quan hệ vì lợi ích chung. Ngay sau tuyên bố từ chức của ông Shinzo Abe, Nhà Xanh cho biết sẽ hợp tác với chính phủ mới của Nhật Bản để cùng hướng tới các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác. Người phát ngôn Nhà Xanh Kang Min-seok nhấn mạnh: "Chúng tôi kỳ vọng sự thay đổi lãnh đạo ở Nhật Bản sẽ là cơ hội để hàn gắn mối quan hệ song phương". Tuy nhiên, một số nhà phân tích suy đoán rằng tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn trước bởi sự đối địch giữa Seoul và Tokyo đã lan rộng, từ các vấn đề lịch sử sang vấn đề thương mại và an ninh.

Giáo sư quan hệ quốc tế Park Wong-gon thuộc Đại học Toàn cầu Handong nhận định: "Quyết định từ chức của ông Shinzo Abe có thể tạo đà cho một sự thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Ai lên nắm quyền ở Nhật Bản cũng sẽ phải vật lộn nếu muốn gỡ rối trong mối quan hệ với Hàn Quốc. Seoul cần tận dụng giai đoạn chuyển giao trên chính trường Nhật Bản để đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, điều này vẫn cần thời gian".

Trong khi đó, Giáo sư chính trị quốc tế Nam Chang-hee của Đại học Inha (Hàn Quốc) cho rằng: "Ông Abe đã tiến hành hoạt động chính trị theo một cách riêng, đi đầu trong việc thúc đẩy những sáng kiến chính trị và hiếm khi do dự trước sức ép bè phái. Do những động lực quyền lực của LDP vẫn còn trong khi nhóm cánh hữu cũng cho thấy tầm ảnh hưởng nhất định, nên người kế nhiệm ông Abe (có thể là bất cứ ai) sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn tạo ra một sự thay đổi chính sách bất ngờ".

Trong khi đó, Giáo sư khoa học chính trị Shin Yul của Đại học Myongji (Hàn Quốc) cho rằng: "Nội các của Thủ tướng Abe, vốn được đánh giá mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa xét lại lịch sử và nỗ lực thúc đẩy việc trang bị vũ khí hạng nặng cho quân đội, đã làm gợi lên những ký ức cay đắng về chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ của Nhật Bản".

Tuy nhiên, theo đánh giá của Giáo sư Lee Won-deok nghiên cứu về Nhật Bản thuộc Đại học Kookmin: "Chính phủ Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ chủ động nối lại đàm phán nếu hai nhân vật Ishiba hoặc Kishida trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Chính phủ Nhật Bản". Về phần mình, Giáo sư Yang Ki-ho thuộc Đại học Sungkonghoe nhận định: "Người kế nhiệm ông Abe, dù có thể là ai, song vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi chính sách đối với Hàn Quốc".
 
Bài viết liên quan

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên