Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Sputnik
Kinh nghiệm tiên tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực trồng, chế biến và dự trữ các loại ngũ cốc, cũng như các công nghệ nông nghiệp hiện đại hiện có, có thể giúp Indonesia đạt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, các chuyên gia đã nêu lên ý kiến này khi bình luận về việc Indonesia khởi động chương trình quốc gia tạo ra các vùng trồng lúa, ngô và các cây ngũ cốc khác.
* An ninh lương thực "đặt lên vai" quân đội
Vào ngày 23/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố chương trình tạo ra các khu phức hợp nông sản, thực phẩm. Đầu tháng này, trong chuyến thăm tới Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã thảo luận với người đồng cấp Indonesia Prabowo Subianto về triển vọng đầu tư của Trung Quốc vào các dự án đặc khu lương thực.
Các chi tiết của thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng tờ báo Singapore The Straits Times cho hay nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hiện đang tìm kiếm các nhà đầu tư, bởi Jakarta muốn thúc đẩy sự phát triển của hai khu lương thực quốc gia ở Trung Kalimantan và Bắc Sumatra.
Indonesia đang nỗ lực ngăn chặn các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, chuyên gia Alexey Drugov từ Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, giải thích lý do tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực: “Mặc dù 22 năm đã trôi qua sau khi chế độ độc tài quân sự bị sụp đổ ở Indonesia, và đất nước này bắt đầu thực hiện các cuộc cải cách, nhưng trên thực tế các lực lượng vũ trang vẫn đóng một vai trò quan trọng ở Indonesia. Quân đội vẫn là một lực lượng có thể tổ chức hoạt động hiệu quả. Do đó, các lực lượng vũ trang tham gia giải quyết vấn đề lương thực".
Vài tháng trước, Tổng thống Indonesia đã giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Quốc phòng giải quyết vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp. Quyết định trên đã gây ra phản ứng không đồng nhất, bởi vì trong Nội các Indonesia còn có Bộ trưởng Nông nghiệp. Song, ông Prabowo Subianto, Trung tướng đã nghỉ hưu, cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, vẫn được giao nhiệm vụ này. Dân số Indonesia ngày càng gia tăng, vì thế vấn đề lương thực ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, đất nước cần nhập khẩu một số loại thực phẩm, kể cả hành và tỏi. Xét theo mọi việc, trong điều kiện này quân đội được xem như một lực lượng có khả năng tổ chức việc gieo trồng đúng vụ, chăm sóc kịp thời lúa, ngô, rau, hạt có dầu, chủ yếu là cây cọ dầu.
* Kinh nghiệm tiên tiến của Trung Quốc
Trung Quốc đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú và có sẵn các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Wang Qin từ Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) nói về một số lĩnh vực nông nghiệp mà Trung Quốc có thể thiết lập quan hệ hợp tác với Indonesia: “Là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, Indonesia rất coi trọng vấn đề an ninh lương thực. Trong lĩnh vực này, các công ty Trung Quốc đã thu lượm những kinh nghiệm phong phú, ví dụ, trong việc vận hành các kho chứa ngũ cốc. Ngoài ra, Trung Quốc có lợi thế nhất định trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, hai bên đang hợp tác trong một số lĩnh vực liên quan, ví dụ, trồng các giống lúa chất lượng cao hơn, bảo quản và chế biến ngũ cốc”.
Theo chuyên gia Wang Qin, việc Indonesia đang thực hiện chính sách an ninh lương thực mang lại cơ hội tốt cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước. Theo chương trình phát triển các khu phức hợp lương thực, các dự án này sẽ được thực hiện trên diện tích 770.000 hecta, gấp hơn 10 lần diện tích của Singapore. Đồng thời, Indonesia sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống đường xá để không phát sinh vấn đề khi vận hành máy móc nông nghiệp hiện đại cỡ lớn.
Xét theo mọi việc, mục tiêu chính của dự án mới là giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực tại quốc gia có số dân đông thứ tư thế giới, với 267 triệu người. Đây không phải là lần đầu tiên Indonesia cố gắng đạt mục tiêu tự cung tự cấp thực phẩm. Tất cả những nỗ lực trước đây, kể cả dưới thời cựu Tổng thống Suharto, đều thất bại. Indonesia hiện là nhà nhập khẩu lúa mỳ và gạo lớn nhất.
Kinh nghiệm tiên tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực trồng, chế biến và dự trữ các loại ngũ cốc, cũng như các công nghệ nông nghiệp hiện đại hiện có, có thể giúp Indonesia đạt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, các chuyên gia đã nêu lên ý kiến này khi bình luận về việc Indonesia khởi động chương trình quốc gia tạo ra các vùng trồng lúa, ngô và các cây ngũ cốc khác.
* An ninh lương thực "đặt lên vai" quân đội
Vào ngày 23/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố chương trình tạo ra các khu phức hợp nông sản, thực phẩm. Đầu tháng này, trong chuyến thăm tới Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã thảo luận với người đồng cấp Indonesia Prabowo Subianto về triển vọng đầu tư của Trung Quốc vào các dự án đặc khu lương thực.
Các chi tiết của thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng tờ báo Singapore The Straits Times cho hay nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hiện đang tìm kiếm các nhà đầu tư, bởi Jakarta muốn thúc đẩy sự phát triển của hai khu lương thực quốc gia ở Trung Kalimantan và Bắc Sumatra.
Indonesia đang nỗ lực ngăn chặn các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, chuyên gia Alexey Drugov từ Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, giải thích lý do tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực: “Mặc dù 22 năm đã trôi qua sau khi chế độ độc tài quân sự bị sụp đổ ở Indonesia, và đất nước này bắt đầu thực hiện các cuộc cải cách, nhưng trên thực tế các lực lượng vũ trang vẫn đóng một vai trò quan trọng ở Indonesia. Quân đội vẫn là một lực lượng có thể tổ chức hoạt động hiệu quả. Do đó, các lực lượng vũ trang tham gia giải quyết vấn đề lương thực".
Vài tháng trước, Tổng thống Indonesia đã giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Quốc phòng giải quyết vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp. Quyết định trên đã gây ra phản ứng không đồng nhất, bởi vì trong Nội các Indonesia còn có Bộ trưởng Nông nghiệp. Song, ông Prabowo Subianto, Trung tướng đã nghỉ hưu, cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, vẫn được giao nhiệm vụ này. Dân số Indonesia ngày càng gia tăng, vì thế vấn đề lương thực ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, đất nước cần nhập khẩu một số loại thực phẩm, kể cả hành và tỏi. Xét theo mọi việc, trong điều kiện này quân đội được xem như một lực lượng có khả năng tổ chức việc gieo trồng đúng vụ, chăm sóc kịp thời lúa, ngô, rau, hạt có dầu, chủ yếu là cây cọ dầu.
* Kinh nghiệm tiên tiến của Trung Quốc
Trung Quốc đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú và có sẵn các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Wang Qin từ Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) nói về một số lĩnh vực nông nghiệp mà Trung Quốc có thể thiết lập quan hệ hợp tác với Indonesia: “Là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, Indonesia rất coi trọng vấn đề an ninh lương thực. Trong lĩnh vực này, các công ty Trung Quốc đã thu lượm những kinh nghiệm phong phú, ví dụ, trong việc vận hành các kho chứa ngũ cốc. Ngoài ra, Trung Quốc có lợi thế nhất định trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, hai bên đang hợp tác trong một số lĩnh vực liên quan, ví dụ, trồng các giống lúa chất lượng cao hơn, bảo quản và chế biến ngũ cốc”.
Theo chuyên gia Wang Qin, việc Indonesia đang thực hiện chính sách an ninh lương thực mang lại cơ hội tốt cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước. Theo chương trình phát triển các khu phức hợp lương thực, các dự án này sẽ được thực hiện trên diện tích 770.000 hecta, gấp hơn 10 lần diện tích của Singapore. Đồng thời, Indonesia sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống đường xá để không phát sinh vấn đề khi vận hành máy móc nông nghiệp hiện đại cỡ lớn.
Xét theo mọi việc, mục tiêu chính của dự án mới là giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực tại quốc gia có số dân đông thứ tư thế giới, với 267 triệu người. Đây không phải là lần đầu tiên Indonesia cố gắng đạt mục tiêu tự cung tự cấp thực phẩm. Tất cả những nỗ lực trước đây, kể cả dưới thời cựu Tổng thống Suharto, đều thất bại. Indonesia hiện là nhà nhập khẩu lúa mỳ và gạo lớn nhất.