T
Trongdinh25
Thành viên
- T
Trongdinh25
Trading giống như một cuộc chiến với thị trường ngoại hối, nhưng cuộc chiến này có vẻ không được cân bằng cho lắm. Hầu như trong mọi trường hợp, thị trường là người thắng.
Bằng chứng là số lượng trader bị đánh bật ra khỏi lĩnh vực này thực sự nhiều, số ít còn lại mới là những người có lợi nhuận. Để tồn tại ở một công việc như thế này đòi hỏi trader phải có tính cạnh tranh, “hơn thua” với thị trường.
Vậy tính cách này có lợi như thế nào và có hại ra sao đối với công việc giao dịch?
Nhanh chóng ra quyết định và kiên quyết với lập trường
Kiên quyết với lập trường cá nhân
Tính hơn thua ở một mặt nào đó rất có lợi trong trading.
Hai ưu điểm lớn đó là:
Khi cơ hội xuất hiện, thị trường sẽ không nói với bạn rằng: “Này, cứ ở đó từ từ suy nghĩ nha, tôi sẽ ngồi đây chờ.”
Trái lại, bạn phải ra quyết định với sự kiên định rõ ràng, bạn thể không phân vân và chọn ngẫu nhiên. Chính vì thế, tính “hơn thua” ở khía cạnh này có lợi cho giao dịch.
Giao dịch trả thù với thị trường ngoại hối
Giao dịch trả thù thị trường ngoại hối
Tuy nhiên, hơn thua với thị trường lợi thì ít mà hại thì nhiều.
Cái hại đầu tiên là kiểu giao dịch trả thù. Đây là hành động bạn tiếp tục vào lệnh để cố chứng minh rằng trước sau gì thị trường cũng phải di chuyển theo đúng kỳ vọng của bạn, bất chấp mọi rủi ro.
Đây là kiểu giao dịch dễ thua lỗ nhất, vì bạn không thể kiểm soát được hành động. Cơn tức giận từ những thua lỗ trước đó khiến bạn mong muốn rằng thị trường phải dừng chuyện này lại, phải xuất hiện giao dịch có lời cho bạn.
Nếu bạn có tính cách quá hơn thua, thì trong những trường hợp thế này, bạn rất dễ đốt cháy lượng lớn tiền trong tài khoản.
Tự tin hơn mức cần thiết
Một lợi ích khác của tính hơn thua trong trading đó là sự tự tin, nhưng thực ra đây cũng là tác hại.
Bởi vì tính cách hơn thua thị trường thường khiến sự tự tin của bạn đi xa quá mức. Thậm chí, có thể gọi là sự tự tin này là tự cao.
Bởi vì động chính của hơn thua thị trường là muốn chứng minh bản thân luôn đúng, điều này dẫn đến suy nghĩ “tự tin” không đúng chỗ.
Ví dụ: Bạn biết rằng giao dịch này rủi ro cao, vì nó chưa có tín hiệu xác nhận, đi kèm với thời điểm biến động mạnh khó lường, nhưng chỉ vì bạn đang muốn gỡ gạc lại một loạt thua lỗ từ trước, bạn “tự tin” chấp nhận vào lệnh này.
Theo bạn, giao dịch theo phong cách này có đem lại thành công sau cùng không?
Khó bổ sung kiến thức thị trường ngoại hối khi giao dịch
Không chịu bổ sung kiến thức ngoại hối
Đến một mức độ nào đó, tính hơn thua sẽ khiến bạn trở nên cực kỳ bảo thủ, bạn tự cho rằng bạn đã đủ hiểu biết trong lĩnh vực này.
Điều này thực sự nguy hại, nó khiến bạn không thể tiếp nhận thêm kiến thức vì mỗi kiến thức đều có thể thách thức quan điểm hiện tại của bạn, chấp nhận chúng tức là tự thừa nhận mình sai.
Tất nhiên, không phải kiến thức nào cũng mang tính chất thách thức quan điểm, nhưng với tính cách hơn thua, bạn có thể sẽ đóng cửa suy nghĩ.
Dễ thua lỗ
Tác hại sau cùng của việc quá hơn thua với thị trường chính là thua lỗ.
Một trader liên tục có những giao dịch với mức rủi ro cao, thiếu sự tính toán và phân tích hợp lý, không quản lý được cảm xúc cá nhân chắc chắn không thể có được thành công trong công việc này. Để tránh rơi vào cái bẫy mang tên “hơn thua”, bạn chỉ cần giữ cho cái tôi không vượt ngoài tầm kiểm soát, nhìn nhận vấn đề xa hơn thời điểm hiện tại, tính toán được những lợi ích và rủi ro mang lại.
Dĩ nhiên là sự tự tin vẫn nên được đảm bảo vì đó chính là nền tảng của giao dịch thành công.
Sự tự tin vừa phải rất khác với tính hơn thua, cạnh tranh cao. Đó cũng là sự khác nhau giữa trader có lợi nhuận và thua lỗ.
ĐỌC THÊM: Khi Nào Thì Không Nên Giao Dịch Forex?
Bằng chứng là số lượng trader bị đánh bật ra khỏi lĩnh vực này thực sự nhiều, số ít còn lại mới là những người có lợi nhuận. Để tồn tại ở một công việc như thế này đòi hỏi trader phải có tính cạnh tranh, “hơn thua” với thị trường.
Vậy tính cách này có lợi như thế nào và có hại ra sao đối với công việc giao dịch?
Nhanh chóng ra quyết định và kiên quyết với lập trường
Tính hơn thua ở một mặt nào đó rất có lợi trong trading.
Hai ưu điểm lớn đó là:
- Nhanh chóng ra quyết định
- Kiên quyết, rõ ràng với lập trường
Khi cơ hội xuất hiện, thị trường sẽ không nói với bạn rằng: “Này, cứ ở đó từ từ suy nghĩ nha, tôi sẽ ngồi đây chờ.”
Trái lại, bạn phải ra quyết định với sự kiên định rõ ràng, bạn thể không phân vân và chọn ngẫu nhiên. Chính vì thế, tính “hơn thua” ở khía cạnh này có lợi cho giao dịch.
Giao dịch trả thù với thị trường ngoại hối
Tuy nhiên, hơn thua với thị trường lợi thì ít mà hại thì nhiều.
Cái hại đầu tiên là kiểu giao dịch trả thù. Đây là hành động bạn tiếp tục vào lệnh để cố chứng minh rằng trước sau gì thị trường cũng phải di chuyển theo đúng kỳ vọng của bạn, bất chấp mọi rủi ro.
Đây là kiểu giao dịch dễ thua lỗ nhất, vì bạn không thể kiểm soát được hành động. Cơn tức giận từ những thua lỗ trước đó khiến bạn mong muốn rằng thị trường phải dừng chuyện này lại, phải xuất hiện giao dịch có lời cho bạn.
Nếu bạn có tính cách quá hơn thua, thì trong những trường hợp thế này, bạn rất dễ đốt cháy lượng lớn tiền trong tài khoản.
Tự tin hơn mức cần thiết
Một lợi ích khác của tính hơn thua trong trading đó là sự tự tin, nhưng thực ra đây cũng là tác hại.
Bởi vì tính cách hơn thua thị trường thường khiến sự tự tin của bạn đi xa quá mức. Thậm chí, có thể gọi là sự tự tin này là tự cao.
Bởi vì động chính của hơn thua thị trường là muốn chứng minh bản thân luôn đúng, điều này dẫn đến suy nghĩ “tự tin” không đúng chỗ.
Ví dụ: Bạn biết rằng giao dịch này rủi ro cao, vì nó chưa có tín hiệu xác nhận, đi kèm với thời điểm biến động mạnh khó lường, nhưng chỉ vì bạn đang muốn gỡ gạc lại một loạt thua lỗ từ trước, bạn “tự tin” chấp nhận vào lệnh này.
Theo bạn, giao dịch theo phong cách này có đem lại thành công sau cùng không?
Khó bổ sung kiến thức thị trường ngoại hối khi giao dịch
Đến một mức độ nào đó, tính hơn thua sẽ khiến bạn trở nên cực kỳ bảo thủ, bạn tự cho rằng bạn đã đủ hiểu biết trong lĩnh vực này.
Điều này thực sự nguy hại, nó khiến bạn không thể tiếp nhận thêm kiến thức vì mỗi kiến thức đều có thể thách thức quan điểm hiện tại của bạn, chấp nhận chúng tức là tự thừa nhận mình sai.
Tất nhiên, không phải kiến thức nào cũng mang tính chất thách thức quan điểm, nhưng với tính cách hơn thua, bạn có thể sẽ đóng cửa suy nghĩ.
Dễ thua lỗ
Tác hại sau cùng của việc quá hơn thua với thị trường chính là thua lỗ.
Một trader liên tục có những giao dịch với mức rủi ro cao, thiếu sự tính toán và phân tích hợp lý, không quản lý được cảm xúc cá nhân chắc chắn không thể có được thành công trong công việc này. Để tránh rơi vào cái bẫy mang tên “hơn thua”, bạn chỉ cần giữ cho cái tôi không vượt ngoài tầm kiểm soát, nhìn nhận vấn đề xa hơn thời điểm hiện tại, tính toán được những lợi ích và rủi ro mang lại.
Dĩ nhiên là sự tự tin vẫn nên được đảm bảo vì đó chính là nền tảng của giao dịch thành công.
Sự tự tin vừa phải rất khác với tính hơn thua, cạnh tranh cao. Đó cũng là sự khác nhau giữa trader có lợi nhuận và thua lỗ.
ĐỌC THÊM: Khi Nào Thì Không Nên Giao Dịch Forex?