Có nên stake hay không? Tổng quan về liquid staking

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 570
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

Bài viết được thành viên Bui Huynh Nhu Phuong thuộc FXCE Crypto biên tập từ " Should I Stake Or Should I Go? An Overview of Liquid Staking" của Cristiano Ventricelli với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

giai-thich-van-de-thu-nhap-thu-dong-voi-liquid-staking-va-staking-derivative.jpg


Sự chuyển đổi của Ethereum sang Proof-of-Stake đang được quảng bá là một công cụ làm thay đổi cuộc chơi không chỉ đối với Ethereum, mà còn với toàn bộ cryptocurrency đã bị ép buộc để rời khỏi Proof-of-Work trong một khoảng thời gian. Các nhà phân tích của JP Morgan kỳ vọng ngành công nghiệp staking sẽ tăng lên 40 tỷ USD (thu nhập từ staking) vào năm 2025. Bởi vì khi các staked token được gửi vào tài khoản ký quỹ, hệ quả của việc gia tăng staking là sẽ có ít token hơn được lưu hành trong các DeFi . Mặc dù điều này có thể thuận lợi về mặt bảo mật protocol, nhưng nó tạo ra sự đánh đổi cho các nhà đầu tư giữa việc quyết định đặt cược hay theo đuổi chiến lược yield farming (ví dụ: khai thác thanh khoản và cho vay,…). Tuy nhiên liquid staking quan tâm vào việc cung cấp những gì tốt nhất cho đôi bên.

Liquid staking là gì?
Như cái tên đã gợi ý, liquid staking là quá trình mà thông qua đó người dùng có thể đạt được tính thanh khoản trên tài sản đã staked của họ. Quá trình bắt đầu với việc một nhà đầu tư staking một token (ví dụ: ETH) vào một protocol đang stake thay mặt họ, sau đó biến chúng thành quyền sở hữu 1: 1 đối với tài sản cơ sở đó. Staking rewards tích luỹ vào liquid staking token, tương tự như những gì xảy ra với token của nhà cung cấp thanh khoản trên các sàn giao dịch phi tập trung. Các liquid staking tokens này có thể được hoán đổi hoặc được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay tài sản, trên thực tế là mở ra một nguồn thu nhập bổ sung bên cạnh staking rewards. Liquid staking tokens có thể được mua lại ngay lập tức để cho phép các nhà đầu tư lấy lại tokens ban đầu của họ mà không cần đợi unbounding periods. Khi staking một token để đúc một liquid staking token, các nhà đầu tư có thể chọn những người tham gia trong số những người được cung cấp bởi protocol được sử dụng.

4.png


Quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng dự kiến
Quy mô thị trường của các liquid staking protocols hiện ở mức 10,5 tỷ USD và tỷ lệ thâm nhập (staked tokens trong liquid staking ptocols được chia cho tổng giá trị được staked trên thị trường) là xấp xỉ 7%. Nếu những con số này có vẻ ít (đúng là như vậy), thì tốc độ tăng trưởng có vẻ sẽ thú vị hơn.

Giả sử 40 tỷ USD trong staking rewards vào năm 2025 với lợi suất staking trung bình trong khoảng 5-10%, có nghĩa là tổng số staked tokens sẽ nằm trong khoảng 400-800 tỷ USD. Để mọi thứ dễ hiểu hơn, giá trị hiện tại của tất cả staked tokens là 146 tỷ USD và tổng giá trị được khóa hiện tại trong DeFi là 186 tỷ USD (tính đến ngày 15 tháng 9). Rõ ràng là liquid staking có thể có một thị trường khá lớn để tấn công với sự chuyển đổi mạnh sang Proof-of-Stake theo dự kiến.

Tốc độ tăng trưởng không chỉ phụ thuộc vào tổng giá trị staked mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ thâm nhập. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rằng ngay cả khi giả sử tỷ lệ thâm nhập không thay đổi, thì tốc độ tăng trưởng hàng năm trong khoảng 2021-2025 có thể nằm trong khoảng 17-40%.

Điều đáng nói là, khi tổng giá trị staked tăng lên, staking reward cho mỗi token sẽ giảm vì tỷ lệ lạm phát giống nhau phải được phân phối cho nhiều token hơn. Do đó, sẽ có khả năng tỷ lệ staking rewards thấp hơn sẽ cho liquid staking cao hơn
tỷ lệ thâm nhập khoanh vùng. Thật ra, nếu các stakers kiếm được ít hơn x% staking rewards, thì họ sẽ có nhiều khả năng tìm kiếm những lợi suất thay thế khác hơn để bù lại x% khoản giảm thu nhập đó mà không cần phải unstake quỹ vốn của họ.

1632891445150.png


Thành phần thị trường
Staking protocol market tập trung nhiều vào một nhánh - Lido Finance - nắm giữ hơn 60% tổng giá trị được staked trong các liquid staking protocols. Lido Finance đã thu thập được 17% trong tất cả các ETH được staked trong Ethereum chain kể từ đầu năm 2021. Nó cũng cung cấp các giải pháp liquid staking cho Terra, Solana và cũng có một lượng blockchains đang trong quá trình hoạt động.

1632891452480.png


Về các blockchain cơ sở, không có gì ngạc nhiên khi các liquid staking tokens được hỗ trợ bởi ETH đại diện cho 2/3 tổng nguồn cung liquid token. Trong số các chain khác, điều đáng nói là liquid staking sẽ được cung cấp trên Polkadot bởi Acala, một DeFi protocol được xây dựng trên Substrate và trên Cosmos bởi Persistence, một chuyên về tổng hợp.

Theo như các đối tác DeFi có liên quan, quy tắc may rủi (rule of thumb) khá đơn giản: càng lớn càng tốt. Lido Finance cũng không ngoại lệ và nó có thể tin tưởng vào việc phân phối liquid staking token của mình như các công ty Curve, Yearn, Harvest Finance và Gnosis. Pool lớn nhất để giao dịch liquid staked ETH do Lido Finance khai thác (stETH token) đổi lấy ETH được tổ chức bởi Curve với 4,2 tỷ USD được gửi vào pool. Tại sao là Curve? Bởi vì, xét cho cùng, các liquid staking tokens có thể được so sánh rộng rãi với các stablecoins có giá trị được liên kết (nhưng không nhất thiết phải bằng nhau) với các staked tokens ban đầu thay vì tiền tệ fiat.

1632891462066.png


Lợi ích của liquid staking
Liquid staking đi kèm với một loạt các cải tiến cho tất cả các stakeholders có liên quan. Những cái có liên quan nhất là:
  • Hiệu quả sử dụng vốn: các tokens bị khóa trong tài khoản ký quỹ staking có thể được sử dụng để làm tài sản thế chấp để mở rộng cơ hội yield.
  • Tăng cường bảo mật chain: không có sự đánh đổi giữa việc staking và kiếm tiền, hầu như không có lý do gì để không stake tokens. Điều này sẽ dẫn đến tính bảo mật và tính ổn định cao hơn của các Proof-of-Stake blockchains trong trung dài hạn.
  • Tăng tính thanh khoản: đối với một số Proof-of-Stake protocols có tỷ lệ cổ phần staked token cao hơn tổng nguồn cung, có thể có tính thanh khoản tương đối thấp được giao dịch trên thị trường với những hậu quả không tốt có thể xảy ra về mặt khám giá. Liquid staking tokens cho phép các nhà đầu tư tăng cường khối lượng giao dịch cho các protocols không muốn ảnh hưởng đến tính bảo mật của họ nhằm mang lại hiệu quả về giá.
  • Tương tác chuỗi chéo: liquid staking tokens về cơ bản là các hợp đồng phái sinh. Do đó, về mặt lý thuyết, chúng có thể là chain-agnostic và luân chuyển giữa các protocols khác nhau.
  • Dễ sử dụng: liquid staking tokens cho phép các nhà đầu tư tham gia staking nhưng không phải trong các phức tạp phụ trợ như re-staking, unbounding periods, reward withdrawals và delegation technicalities.

Rủi ro của liquid staking
Liquid staking có hai tầng rủi ro. Một trong hai rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro tài chính trong khi cái còn lại là rủi ro quản trị, là một rủi ro mà hầu như đều bị bỏ qua.
  • Rủi ro tài chính:
  • Rủi ro thanh khoản: việc mua lại liquid staking token ngay lập tức được hiểu là các protocols phải duy trì một số lượng idle tokens nhất định để đáp ứng các yêu cầu rút sớm. Trong trường hợp cú sốc thị trường đột ngột diễn ra, kịch bản “rút tiền hàng loạt” (bank run) sẽ diễn ra và khiến cho một số protocols có khả năng gặp khó khăn về thanh khoản.
  • Rủi ro hệ thống: kể từ khi liquid staking tokens có thể được sử dụng trên nhiều chuỗi, một sự sai lầm nào đó diễn ra cũng có thể tác động tiêu cực lên liquid tokens của các protocols khác với khả năng gây ra sự cố cho hệ thống.
  • Rủi ro quản trị:
  • Centralization of staking: liquid tokens cần một mức độ giao dịch/ vay mượn nhất định để triển khai tiềm năng lợi nhuận của chúng. Do đó, có khả năng các liquid staking protocols sẽ bị giới hạn về số lượng để thu thập càng nhiều tính thanh khoản càng tốt để duy trì các liquid tokens đã phát hành của họ. Vì các nền tảng này chịu trách nhiệm ủy quyền tokens cho người tham gia nên việc tập trung quá mức vào việc phát hành liquid staking có thể dẫn đến stake centralization.
  • Rủi ro slashing: nếu những người tham gia phải chịu thời gian chết hoặc ký kép, staking rewards của họ sẽ bị cắt giảm và các nhà đầu tư đã ủy quyền tokens của họ sẽ phải chịu tổn thất. Điều này sẽ dẫn đến một liquid staking token được hỗ trợ bởi số lượng token cơ sở thấp hơn so với cái ban đầu với rủi ro tiềm ẩn trong trường hợp mua lại liquid token.
  • Hành vi sai trái của người tham gia: về mặt lý thuyết, người xác nhận có thể “bán khống” liquid staking token của mình và thu lợi nhuận từ một hành vi độc hại dẫn đến việc giá trị liquid staking token của họ bị giảm thiểu.

Kết luận
Khi điều gì đó nghe có vẻ quá tốt để trở thành sự thật, nó có thể đúng và việc sở hữu các tokens hoạt động cho bạn ở hai (hoặc nhiều) nơi khác nhau cùng một lúc có vẻ quá tốt để trở thành sự thật. Tuy nhiên, từ góc độ hệ sinh thái, đó là một trong những thách thức chính mà DeFi phải vượt qua để biến những người hoài nghi trở thành những người ủng hộ từ tài chính truyền thống. Liquid staking mang lại mức độ linh hoạt cao hơn từ góc độ hiệu quả vốn. Tính linh hoạt này có thể bị đe dọa bất cứ khi nào các tác nhân (stakers, người tham gia, protocols,...) tìm thấy điều kiện để khai thác nó mà không bị trừng phạt. Sự tập trung quyền lực do liquid staking là một trong những khó khăn mà hệ thống khuyến khích có thẩm quyền phải giải quyết. Thông điệp bao quát đến từ các nhà lãnh đạo thị trường cryptocurrency là bây giờ đã đến lúc hợp tác, không phải cạnh tranh nữa. Liquid staking có thể sẽ là một công tụ hoàn hảo để các ngành công nghiệp staking và DeFi hợp tác tốt với nhau.

Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
 

Đính kèm

Xem nhiều nhất
Bên trên