Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Ăn miếng trả miếng

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 528
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Nhật báo Bình quả của Hong Kong (Trung Quốc) nhận định rằng thời gian gần đây, cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc không ngừng leo thang. Mỹ phê phán ứng dụng TikTok, WeChat thuộc các doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu của Trung Quốc cấu thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ, đồng thời lo ngại các doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc như Alibaba, Baidu, China Mobile đánh cắp thông tin bí mật quốc gia của Mỹ.

1601029026134.png


Đây là cơ sở để Mỹ thực hiện hành động “Mạng lưới sạch” (Clean Network), mở rộng phạm vi phong tỏa các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, loại bỏ các doanh nghiệp và phần mềm ứng dụng được coi là “không tin cậy” của Trung Quốc ra khỏi nước Mỹ.

Nhiều học giả cho rằng vì Trung Quốc theo đuổi “Chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số” (Digital Authoritarianism), Mỹ đưa ra hành động “Mạng lưới sạch” để đối phó. Theo đó, các doanh nghiệp khoa học công nghệ của Trung Quốc sẽ chịu tác động nghiệm trọng, trước hết là gặp trở ngại khi mở rộng hoạt động ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, dẫn đến chiến lược “đi ra ngoài” sẽ chịu sức ép.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa ra lệnh cấm ứng dụng TikTok trên toàn nước Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng tuyên bố đưa ra hành động “Mạng lưới sạch”, nhằm vào năm phạm vi gồm chương trình ứng dụng, nền tảng ứng dụng, dịch vụ đám mây, dịch vụ viễn thông và dịch vụ cáp quang đáy biển.

Hai ứng dụng đầu tiên vào tầm ngắm của Chính quyền Tổng thống Donald Trump là TikTok và WeChat. TikTok thuộc ByteDance - công ty công nghệ Internet đa quốc gia của Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh, được thành lập vào năm 2012. Tính đến tháng 5/2020, ByteDance được báo cáo là có trị giá hơn 100 tỷ USD.

Trong khi đó, phần mềm WeChat thuộc Tencent Holdings Limited - công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với một mạng lưới các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, cũng như các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, do công ty mẹ đặt tại Trung Quốc, TikTok, WeChat và các chương trình ứng dụng khác cấu thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với thông tin cá nhân của công dân Mỹ.

Khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và điện toán đám mây của Trung Quốc bị cấm cửa tại Mỹ, nền tảng ứng dụng TikTok và WeChat tại Mỹ bị gỡ bỏ, các công ty viễn thông của Trung Quốc như China Telecommunications Corporation (gọi tắt là China Telecom) theo đó cũng bị loại khỏi thị trường viễn thông của Mỹ.

Ngoại trưởng Mike Pompeo từng tiết lộ bản thân ông đang cùng với Bộ trưởng Tư pháp William Barr, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf, kêu gọi Ủy ban viễn thông Liên bang Mỹ ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế để các doanh nghiệp Trung Quốc như China Telecom và ba doanh nghiệp khác không có cơ hội quay trở lại Mỹ.

Các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc như Alibaba, Baidu, China Mobile, China Telecom và Tencent cũng trở thành đối tượng cấm cửa của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ còn nêu rõ, nghiêm ngặt đề phòng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp và công dân Mỹ, trong đó bao gồm cả tư liệu nghiên cứu vắc-xin COVID-19.

Ngoại trưởng Pompeo cũng điểm danh doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu Trung Quốc trong hai lĩnh vực lớn là cung cấp phần mềm ứng dụng và dịch vụ cáp quang đáy biển là tập đoàn công nghệ Huawei. Mike Pompeo phê phán Huawei hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc xâm phạm nhân quyền và theo dõi quy mô lớn, vì thế cần nghiêm ngặt đề phòng Huawei và các doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh khác của Trung Quốc có kế hoạch cài đặt chương trình ứng dụng đang thịnh hành tại Mỹ.

Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc không thể đánh cắp dữ liệu được truyền tải qua hệ thống cáp quang đáy biển kết nối giữa Mỹ với hệ thống mạng toàn cầu. Ngoại trưởng Pompeo đích danh phê phán Công ty Mạng Hải dương (Huawei Marine) thuộc Huawei tham gia đấu thầu không công bằng trong dự án cáp quang đáy biển kết nối châu Á - Thái Bình Dương - châu Phi - châu Âu và tuyên bố Mỹ sẽ không để tình trạng này tiếp tục diễn ra.

Ngay từ hồi tháng 4/2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công bố sáng kiến Con đường Sạch 5G (5G Clean Path Initiative), đường truyền thông tin điểm đối điểm qua mạng không sử dụng dịch vụ truyền dẫn, kiểm soát, phép toán và thiết bị lưu trữ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật truyền thông “không tin cậy” như Huawei và tập đoàn Trung Hưng (ZTE). ZTE là một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. ZTE hoạt động trong ba lĩnh vực kinh doanh chính là mạng truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và viễn thông.

Còn phương án mà ông Pompeo công bố hôm 6/8 vừa qua đã mở rộng phạm vi kế hoạch Con đường Sạch 5G sang bao gồm cả các ứng dụng trên điện thoại thông minh và dịch vụ điện toán đám mây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ, hơn 30 nước đã trở thành “Quốc gia sạch”, nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới cũng trở thành “Doanh nghiệp viễn thông sạch”, kêu gọi các nước đồng minh của Mỹ tham gia kế hoạch này, chống lại Trung Quốc và bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân.

Đáp lại hành động của Mỹ, ngày 6/8/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Văn Bân (Wang Wenbin) chỉ trích cách làm của Mỹ không có căn cứ,và Washington lạm dụng sức mạnh quốc gia chèn ép các doanh nghiệp khoa học công nghệ của Trung Quốc.

Giới học giả quốc tế cho rằng, không giống như trước đây, Mỹ chỉ điểm danh một hay hai công ty của Trung Quốc để phê phán, mà lần này Mỹ từ một dẫn đến mười, từ mười mở rộng toàn diện. Bản chất của vấn đề chính là hành động Mỹ bao vây các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Có học giả cho rằng Mỹ phát động chiến tranh công nghệ toàn diện đối với Trung Quốc, tạo thành đòn tấn công vào yếu huyệt của Trung Quốc và đưa ra dự báo, các doanh nghiệp khoa học công nghệ của Trung Quốc sẽ chịu tác động nghiêm trọng.

Giảng viên cao cấp Khoa Báo chí trường Đại học Tẩm Hội Hong Kong (Hong Kong Baptist University), Lã Bỉnh Quyền (Bruce Lui) nhận định rằng Mỹ bắt đầu phát động chiến tranh công nghệ toàn diện tấn công Trung Quốc. Vấn đề là hành động này của Mỹ không chỉ liên quan đến đến phần cứng, phần mềm mà còn bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng mạng, điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chịu tác động tiêu cực lớn.

Giảng viên Lã Bỉnh Quyền cho rằng cùng với tốc độ phát triển nhanh trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Trung Quốc, mục tiêu phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ đạt được. Thế nhưng, tăng trưởng khoa học công nghệ của Trung Quốc không chỉ nhìn vào trong nước, mà là lan tỏa khắp thế giới, nếu việc các doanh nghiệp khoa học công nghệ Trung Quốc mở rộng ra bên ngoài bị ngăn cản, bản đồ khoa học công nghệ không thể mở rộng, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là không tránh khỏi.

Giáo sư kinh tế chính trị học Đại học Johns Hopkins, Khổng Cáo Phong (Ho-Fung Hung) hình dung Mỹ mở rộng hành động bao vây lĩnh vực khoa học công nghệ của Trung Quốc chính là dựng lên “Bức tường Berlin số hóa” nhằm vào Trung Quốc. Thế nhưng, Giáo sư Khổng Cáo Phong cho rằng Trung Quốc mới là bên dựng lên “Bức tường vây số hóa” trước, hạn chế doanh nghiệp Mỹ tham gia vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến Mỹ đưa ra biện pháp đối phó.

Năm 2017, Trung Quốc thực thi Luật An ninh mạng, yêu cầu các doanh nghiệp tại Trung Quốc lưu trữ thông tin cá nhân và dữ liệu doanh nghiệp trong lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan an ninh, cũng như thông qua các cơ quan an ninh quốc gia thẩm tra, điều này đã gây nhiều tranh cãi.

Theo Giáo sư Khổng Cáo Phong, cùng với những doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật của Trung Quốc trỗi dậy, ứng dụng TikTok của ByteDance không ngừng vươn ra bên ngoài, khiến mọi người lo ngại liệu Luật An ninh mạng của Trung Quốc cũng sẽ vươn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc. Nhìn từ góc độ này, có thể thấy phương án “Mạng lưới sạch” của Mỹ chính là hành động chống lại chủ nghĩa độc tài số hóa của Trung Quốc.
 
Bên trên