Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Đài BBC, Sputnik
Cuộc chạy đua phát triển vaccine phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) tiếp tục gay cấn với việc Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho loại vaccine mới mà nước này chế tạo, trong khi đông đảo người dân Nga đã đăng ký thử vaccine Sputnik V.
Vaccine Trung Quốc "có khác biệt lớn"
Loại vaccine mới của Trung Quốc mang tên vaccine Ad5-nCoV do Công ty dược phẩm sinh học Trung Quốc CanSino Biologics Inc cùng với nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y khoa Quân sự kết hợp phát triển. Truyền thông Trung Quốc ngày 16/8 đồng loạt cho biết loại vaccine này “có khác biệt rất lớn” so với khoảng 100 vaccine đang được phát triển trên thế giới. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời các chuyên gia nhận định việc Ad5-nCoV được cấp bằng sáng chế đã thể hiện tính độc đáo và sáng tạo của vaccine, đồng thời sẽ nâng cao lòng tin của quốc tế về tính hiệu quả và an toàn của loại vaccine COVID-19 do Trung Quốc phát triển.
Trong thông cáo gửi tới Thời báo Hoàn Cầu, CanSino cho biết đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế từ ngày 18/3, trong khi đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và được cấp bằng ngày 11/8 trong lúc Ad5-nCoV đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Theo Thời báo Hoàn Cầu, dù chưa hoàn tất giai đoạn cuối, kết quả giai đoạn 1 và 2 cho thấy sản phẩm của CanSino có độ an toàn và tạo ra khả năng miễn dịch như mong muốn. Theo các chuyên gia trong ngành vaccine, thử nghiệm giai đoạn 3 rất quan trọng và phức tạp khi phải cần số người tham gia thử nghiệm rất lớn. Đại diện công ty cho biết hiện việc thử nghiệm vaccine đang được tiến hành tại Mexico và Saudi Arabia. Hiện Trung Quốc còn có ít nhất 4 loại vaccine nữa đang trong quá trình phát triển.
Nga sắp thử giai đoạn 3 vaccine Sputnik V
Ngày 16/8, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cho biết vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 sẽ trải qua giai đoạn nghiên cứu hậu đăng ký trong 7-10 ngày tới. Hàng chục nghìn người đã đăng ký tham gia cuộc thử nghiệm.
Trước đó, ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đây là vaccine COVID-19 được cấp phép đầu tiên trên thế giới. Các thử nghiệm liên quan tới Sputnik V đã được thực hiện trong tháng 6 và 7, nhưng thử nghiệm giai đoạn 3 vẫn chưa được tiến hành. Vaccine của Nga được tạo ra dựa trên một nền tảng đã dùng để điều chế một số loại vaccine khác. Ngày 15/8, Bộ Y tế Nga công bố quá trình sản xuất vaccine COVID-19 đã được triển khai.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra khi vaccine Sputnik V chưa được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đã làm dấy lên quan ngại về độ an toàn. Đã xuất hiện nhiều chỉ trích nhằm vào Nga về việc đốt cháy giai đoạn. Ngay trong giới y khoa tại Nga cũng có nhiều người lo ngại về việc vaccine được cấp phép vội vàng này. Theo một cuộc thăm dò qua ứng dụng điện thoại di động vào cuối tuần qua với 3.040 bác sĩ tham gia, 52% trả lời họ không sẵn sàng được tiêm vaccine này. Chỉ có 24,5% nói rằng họ sẽ đồng ý được tiêm vaccine. Đáp lại, giới chức Nga cho rằng các lời chỉ trích từ phương Tây nhằm vào vaccine Nga xuất phát từ lòng “đố kỵ”. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko nói các chỉ trích của phương Tây là “không có căn cứ”. Hãng thông tấn TASS cũng trích lời phát biểu của ông Gintsburg khẳng định các chuyên gia vaccine Nga đã “làm việc tại viện nghiên cứu này tới 10 năm".
Giải đáp về những nghi ngờ đối với vaccine Sputnik V của Nga, ông Dmitry Logunov, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học Gamaleya nói với đài Sputnik của Nga rằng thật sai lầm khi nói rằng Nga đã tạo ra một loại vaccine "từ con số 0" trong một thời gian rất ngắn. Ông hé lộ việc chế tạo vaccine Sputnik V của Nga được tiến hành trên cơ sở các nền tảng đã được nghiên cứu trong 40 năm qua. Tính tổng cộng, kể từ năm 2015, hơn 3.000 người đã được tiêm chủng vaccine dựa trên vector adenovirus được phát triển tại Viện Gamaleya. Vì vậy, không thể nói rằng quá trình phát triển vaccine mới chỉ mất 5 tháng. Không chỉ Nga tạo ra các loại vaccine dựa trên vector adenovirus mà các công ty dược phẩm sinh học khác trên thế giới như CanSino và Johnson & Johnson cũng đang làm việc với các vector adenovirus. Trước hết, đây là vaccine ngừa Ebola. Những nền tảng này được biết đến và đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong các thử nghiệm lâm sàng. Các nền tảng vector adenovirus có sẵn này cho phép phát triển những sản phẩm mới rất nhanh chóng.
Cuộc chạy đua phát triển vaccine phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) tiếp tục gay cấn với việc Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho loại vaccine mới mà nước này chế tạo, trong khi đông đảo người dân Nga đã đăng ký thử vaccine Sputnik V.
Vaccine Trung Quốc "có khác biệt lớn"
Loại vaccine mới của Trung Quốc mang tên vaccine Ad5-nCoV do Công ty dược phẩm sinh học Trung Quốc CanSino Biologics Inc cùng với nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y khoa Quân sự kết hợp phát triển. Truyền thông Trung Quốc ngày 16/8 đồng loạt cho biết loại vaccine này “có khác biệt rất lớn” so với khoảng 100 vaccine đang được phát triển trên thế giới. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời các chuyên gia nhận định việc Ad5-nCoV được cấp bằng sáng chế đã thể hiện tính độc đáo và sáng tạo của vaccine, đồng thời sẽ nâng cao lòng tin của quốc tế về tính hiệu quả và an toàn của loại vaccine COVID-19 do Trung Quốc phát triển.
Trong thông cáo gửi tới Thời báo Hoàn Cầu, CanSino cho biết đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế từ ngày 18/3, trong khi đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và được cấp bằng ngày 11/8 trong lúc Ad5-nCoV đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Theo Thời báo Hoàn Cầu, dù chưa hoàn tất giai đoạn cuối, kết quả giai đoạn 1 và 2 cho thấy sản phẩm của CanSino có độ an toàn và tạo ra khả năng miễn dịch như mong muốn. Theo các chuyên gia trong ngành vaccine, thử nghiệm giai đoạn 3 rất quan trọng và phức tạp khi phải cần số người tham gia thử nghiệm rất lớn. Đại diện công ty cho biết hiện việc thử nghiệm vaccine đang được tiến hành tại Mexico và Saudi Arabia. Hiện Trung Quốc còn có ít nhất 4 loại vaccine nữa đang trong quá trình phát triển.
Nga sắp thử giai đoạn 3 vaccine Sputnik V
Ngày 16/8, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cho biết vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 sẽ trải qua giai đoạn nghiên cứu hậu đăng ký trong 7-10 ngày tới. Hàng chục nghìn người đã đăng ký tham gia cuộc thử nghiệm.
Trước đó, ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đây là vaccine COVID-19 được cấp phép đầu tiên trên thế giới. Các thử nghiệm liên quan tới Sputnik V đã được thực hiện trong tháng 6 và 7, nhưng thử nghiệm giai đoạn 3 vẫn chưa được tiến hành. Vaccine của Nga được tạo ra dựa trên một nền tảng đã dùng để điều chế một số loại vaccine khác. Ngày 15/8, Bộ Y tế Nga công bố quá trình sản xuất vaccine COVID-19 đã được triển khai.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra khi vaccine Sputnik V chưa được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đã làm dấy lên quan ngại về độ an toàn. Đã xuất hiện nhiều chỉ trích nhằm vào Nga về việc đốt cháy giai đoạn. Ngay trong giới y khoa tại Nga cũng có nhiều người lo ngại về việc vaccine được cấp phép vội vàng này. Theo một cuộc thăm dò qua ứng dụng điện thoại di động vào cuối tuần qua với 3.040 bác sĩ tham gia, 52% trả lời họ không sẵn sàng được tiêm vaccine này. Chỉ có 24,5% nói rằng họ sẽ đồng ý được tiêm vaccine. Đáp lại, giới chức Nga cho rằng các lời chỉ trích từ phương Tây nhằm vào vaccine Nga xuất phát từ lòng “đố kỵ”. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko nói các chỉ trích của phương Tây là “không có căn cứ”. Hãng thông tấn TASS cũng trích lời phát biểu của ông Gintsburg khẳng định các chuyên gia vaccine Nga đã “làm việc tại viện nghiên cứu này tới 10 năm".
Giải đáp về những nghi ngờ đối với vaccine Sputnik V của Nga, ông Dmitry Logunov, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học Gamaleya nói với đài Sputnik của Nga rằng thật sai lầm khi nói rằng Nga đã tạo ra một loại vaccine "từ con số 0" trong một thời gian rất ngắn. Ông hé lộ việc chế tạo vaccine Sputnik V của Nga được tiến hành trên cơ sở các nền tảng đã được nghiên cứu trong 40 năm qua. Tính tổng cộng, kể từ năm 2015, hơn 3.000 người đã được tiêm chủng vaccine dựa trên vector adenovirus được phát triển tại Viện Gamaleya. Vì vậy, không thể nói rằng quá trình phát triển vaccine mới chỉ mất 5 tháng. Không chỉ Nga tạo ra các loại vaccine dựa trên vector adenovirus mà các công ty dược phẩm sinh học khác trên thế giới như CanSino và Johnson & Johnson cũng đang làm việc với các vector adenovirus. Trước hết, đây là vaccine ngừa Ebola. Những nền tảng này được biết đến và đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong các thử nghiệm lâm sàng. Các nền tảng vector adenovirus có sẵn này cho phép phát triển những sản phẩm mới rất nhanh chóng.
Đính kèm
- 453.9 KB Xem: 162