Delphi Chartbook – Tháng 8/2021

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 967
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

Bài viết được thành viên Hồng Nhung thuộc FXCE Crypto biên tập từ tài liệu “The Delphi Chartbook – August 2021" của Delphi Media, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

Chartbook của tháng này bao gồm một số xu hướng nổi bật nhất trong tiền điện tử đồng thời nêu bật một số biểu đồ hàng đầu từ danh sách báo cáo của tháng 8. Chúng tôi bắt đầu bằng cách xem xét trạng thái hiện tại của thị trường, đáng chú ý nhất là BTC và ETH, trước khi xem xét đến sự phát triển của cấu trúc thị trường, tác động của EIP-1559 và tháng cuồng nhiệt trong thị trường NFT. Hy vọng các bạn sẽ thích.

Key technicals

Bitcoin đã đạt được 50.000 USD trong hơn một tuần, nhưng tài sản tiền điện tử lớn nhất thế giới này đã gặp phải gặp phải vùng kháng cự quan trọng của tháng hai sau khi có hiệu suất tăng trưởng trong 30 ngày. Một trong những mốc quan trọng mà chúng tôi vẫn đang theo dõi là ngưỡng 51.100 USD, đánh dấu mức Fibonacci thoái lui (Fibonacci retracement level) 61,8%, một vùng kháng cự ngắn hạn quan trọng.




Chúng tôi đã nhấn mạnh trong thị trường gần đây rằng các chỉ báo DeMark (DeMark Indicators) cũng đang báo hiệu xu hướng kiệt sức, thường đánh dấu các điểm uốn (inflection points) trong xu hướng giá. Các bài phân tích tương tự báo hiệu đỉnh trở lại vào tháng hai, đáy vào tháng sáu và tháng bảy.

Mặt khác, ETH đã thoát ra khỏi giai đoạn ổn định giá gần đây và hiện đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ giữa tháng 5. Sau khi phá ngưỡng kháng cự quan trọng ở vùng 3.350 USD, hiện đang hướng tới mốc ở vùng 3.750 USD, đại diện cho mức kháng cự tiếp theo dựa trên Fibonacci thoái lui. Theo bài viết này, ETH đã vượt qua mức này và hiện đang giao dịch gần vùng 3.775 USD; dự kiến sẽ tạm dừng ở đây trước khi cố gắng test vùng 4.000 USD.



ETH/BTC đang tăng; mức quan trọng tiếp theo mà chúng tôi đang xem xét là 0,082, đại diện cho đỉnh cao nhất gần đây – vào tháng 5 năm 2021.



Như đã được nhắc đến trong bài bình luận thị trường mới nhất của chúng tôi, ETH/BTC đã thoát ra khỏi giai đoạn ổn định giá trong nhiều năm vì nó có vẻ sẽ phục hồi lại mức giá cao nhất từng được ghi nhận (All-Time High) ở 0,16. Điều này có xảy ra hay không vẫn còn phải xem xét, nhưng sức mạnh trong đợt tăng này là khá rõ ràng.



Hiệu quả và cấu trúc thị trường

“Coin Layer 1” đã hoạt động rất tốt trong tháng 8, một phần nhờ vào một số thông báo về các dự án khai thác thanh khoản (liquidity mining) trên toàn hệ sinh thái. AVAX đã bức phá khi công bố chương trình khai thác thanh khoản trị giá 180 triệu USD, sau đó là một cuộc đấu thầu không ngừng đối với SOL. Việc khai thác thanh khoản của Fantom mặc dù bị hiểu nhầm, nhưng FTM cũng đã hồi phục, dẫn đến sự lấy lại sức đối với FTM. KSM và DOT có vẻ đã sẵn sàng nhảy vào thị trường.




Trong khi funding rate không kỳ hạn đã tăng vọt trong hai ngày qua, BTC chỉ mới bước vào giai đoạn funding rate dương. Trong phần lớn thời gian của quý 3, nguồn vốn BTC dao động quanh vùng âm trong bối cảnh thị trường không chắc chắn. Funding rate chuyển sang vùng dương là một dấu hiệu cho thấy tâm lý đang quay trở lại và các nhà giao dịch đang tìm kiếm đòn bẩy.



Xu hướng cấp vốn của ETH tương tự như BTC, nhưng đã tăng cao hơn trong vài ngày qua.



Nguồn vốn ở mức bình ổn suốt tháng 8, nhưng đã tạo ra một sự thúc đẩy lớn khi các nhà giao dịch sử dụng ETH trong thời gian dài. Nguồn vốn bắt đầu tăng đột biến ngay trước khi nến monster của ETH vào ngày hôm qua, điều này cho thấy rõ ràng rằng thị trường perp đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy ETH lên trên 3.500 USD.

Vay vốn ở mức cao có thể là một mối lo ngại, vì có thể có nhiều đòn bẩy hơn trên thị trường, và do đó nhiều nhà giao dịch có thể bị offside và thiệt hại. Tuy nhiên, nếu chúng ta thu nhỏ, nguồn vốn không phải quá cao so với những gì chúng ta đã thấy vào tháng 5 năm nay.



Lượng BTC rời khỏi các sàn giao dịch tập trung cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Sự không chắc chắn về các quy định, bắt buộc xác minh danh tính (KYC) và sự xuất hiện của một hệ sinh thái tài chính phi tập trung tiếp cận là tất cả các yếu tố góp phần dẫn đến sự rời đi của BTC khỏi các sàn giao dịch.



Một cách tốt để theo dõi lượng rời khỏi là kiểm tra tốc độ tăng trưởng hàng ngày để biết vốn hóa thị trường của BTC và số lượng hợp đồng mở (open interest). Khi số lượng hợp đồng còn mở tăng nhanh hơn đáng kể so với giá/vốn hóa thị trường, đó thường là dấu hiệu cho thấy thị trường đang vượt lên chính mình và quá ‘tham lam’. Khi vốn hóa/giá thị trường biến động nhanh hơn hợp đồng mở, điều đó có nghĩa là động thái này có khả năng được định hướng ngay và nhu cầu về đòn bẩy sẽ ít hơn.



Mặc dù sự hồi phục vào cuối tháng 8/đầu tháng 9 này có vẻ mạnh mẽ, nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ chênh lệch tùy chọn mua-bán (put-call skew) đối với các tùy chọn ngắn hạn hơn đã tăng lên. Chỉ số này theo dõi phí cho một lệnh mua và một lệnh bán với một delta là 0,25; điều này về cơ bản có nghĩa là phí giao dịch mua đang tăng lên so với các lệnh bán (nhu cầu bán được thỏa thuận nhiều hơn).



Dòng tiền vào các sản phẩm tổ chức theo dõi BTC đã thu hẹp trong vài tháng qua sau nhu cầu tăng đáng kể trong quý 4 năm 2020 và quý 1 năm 2021. Tuy nhiên, theo dữ liệu dòng quỹ được Bloomberg theo dõi, chúng tôi tiếp tục thấy dòng tiền ròng vào các sản phẩm đầu tư dựa trên ETH trong vài tháng mặc dù dòng tiền ròng ra của các sản phẩm dựa trên BTC từng có.



Chỉ số sợ hãi và tham lam (FGI) tiền điện tử đã chứng kiến một trong những mức tăng lớn nhất trong những tuần gần đây. Tâm lý đã chuyển từ giảm giá mạnh sang tăng giá rõ rệt. Mặc dù đây là một số nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng chỉ số này thường dao động trong các chu kỳ xu hướng, do vậy nó không có nghĩa là xu hướng tăng sẽ kết thúc sớm.



Trong những năm qua, khối lượng của BTC đã chuyển từ thị trường giao ngay (spot market) sang thị trường phái sinh (derivatives). Với 50-70% khối lượng hàng ngày đến từ các hợp đồng tương lai và perps, BTC (và tiền điện tử nói chung) có thể thấy chu kỳ thị trường nhanh hơn thay vì các thị trường gấu kéo dài. Thị trường phái sinh cho phép các nhà giao dịch tiếp cận dễ dàng hơn với đòn bẩy, có nghĩa là họ có thể đảm nhận các vị thế lớn hơn so với những gì họ có thể làm trên thị trường giao ngay. Sự kết hợp của việc có thể giao dịch khối lượng danh nghĩa nhiều hơn và đảm bảo các đợt thanh khoản , có nghĩa là việc khám phá giá diễn ra nhanh hơn nhiều.



Mặc dù hơi chậm hơn so với BTC, nhưng xu hướng khối lượng của ETH cũng đang trên một quỹ đạo tương tự, với các hợp đồng tương lai và perps chiếm 40-60% doanh thu hàng ngày.



Sự thay đổi các tài sản ký quỹ ưu tiên trên thị trường phái sinh cũng gây ra sự thay đổi trong động lực thị trường. Việc nhiều nhà giao dịch sử dụng tiền mặt hơn làm ký quỹ và ít sử dụng chính đồng tiền (BTC hoặc ETH) làm ký quỹ, cho thấy nhà giao dịch có nhiều khả năng tiếp xúc với các vị thế hợp đồng tương lai.



Sự thay đổi từ ký quỹ coin sang ký quỹ tiền mặt cũng gây ra rắc rối tại BitMEX. Sàn giao dịch không hỗ trợ stablecoin và việc "giảm khả năng kiếm tiền" của tiền ký quỹ phái sinh khiến cho BitMEX bỏ lỡ khả năng đáp ứng nhu cầu này. Binance và FTX đã và đang tăng dần thị phần của họ, khi thị phần của Huobi và OKEx giảm trong bối cảnh lệnh cấm của Trung Quốc đối với các công cụ phái sinh tiền điện tử.



Hơn 150.000 ETH đã bị burn kể từ khi EIP-1559 ra mắt vào ngày 5 tháng 8. Cụ thể là 2,2 triệu ETH hàng năm - hoặc 8,8 tỷ USD mỗi năm. OpenSea và NFT mania là động lực chính khiến ETH burn nhiều đến vậy. Chỉ riêng OpenSea đã chiếm 16% tổng số ETH đã burn tính đến ngày 1 tháng 9.



Ethereum 2.0 cũng là nguồn cung cấp quan trọng cho ETH. Hiện đã có hơn 7 triệu ETH được gửi vào hợp đồng tiền gửi 2.0. Lido, một giải pháp đặt cược phi tập trung hỗ trợ tiền gửi ETH 2.0, là một trong những người đóng góp lớn nhất cho ETH 2.0 (thay mặt cho hơn 10.000 người dùng của Lido).



Các khoản cho vay trên ba thị trường tiền lớn Ethereum đã vượt 22 tỷ USD trong tháng này. Không giống như giá token, các khoản vay trong DeFi không giảm nhiều và thu hồi nhanh hơn nhiều. Đây là một minh chứng cho khả năng phục hồi của các giao thức này và khả năng quản lý rủi ro của chúng trong những đợt biến động mạnh. Thị trường tiền tệ DeFi đã vượt qua sự căng thẳng lớn đầu tiên.



Xoay quanh lĩnh vực gaming, doanh thu của Axie cuối cùng cũng giảm nhẹ - nhưng số lượng đơn đặt hàng vẫn cao hơn so với chỉ vài tháng trước. Người mua AXS dường như không quan tâm nhiều đến việc thu hẹp doanh thu, điều này có thể xảy ra vì staking AXS được thiết lập để hoạt động trong vài tháng tới.



Chuyển sang lĩnh vực nóng nhất trong tiền điện tử ngay bây giờ - NFTs. OpenSea, nền tảng trao đổi chủ yếu của NFT, đang trải qua một đợt tăng trưởng khối lượng theo cấp số nhân. Chỉ hơn một tháng trước, khối lượng hàng ngày trên OpenSea dưới 20 triệu USD. Hiện nay, nền tảng này thường xuyên đạt hơn 150 triệu USD khối lượng hàng ngày. Từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021, hơn 300.000 tài khoản Ethereum mới đã tương tác với OpenSea.



CryptoPunks, có lẽ là dự án NFT phổ biến nhất, đã ghi nhận khối lượng cao nhất trong tuần sau khi Visa thông báo mua CryptoPunk để giới thiệu nền tảng NFT mới của họ. Giá sàn CryptoPunk đã tăng gấp 7 lần kể từ giữa tháng 7 năm 2021.



Khối lượng NFT đang trở nên điên cuồng trên diện rộng. ArtBlocks, một dự án nghệ thuật tổng hợp, cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với hơn 80.000 ETH (301 triệu USD tại thời điểm viết bài này). Phần lớn khối lượng này đến từ Curated ArtBlocks, được coi là những tác phẩm cao cấp hơn của dự án. Một số người mua lớn đã mua các bộ Curated ArtBlocks, dẫn đến khối lượng tăng lên. Trong một tin tức khác, cả bộ Curated ArtBlocks sẽ được bán đấu giá tại Christie’s.



Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
 

Đính kèm

Xem nhiều nhất
Bên trên