EU có quyền ban hành lệnh trừng phạt nếu Anh vi phạm thỏa thuận Brexit?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 271
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Các chuyên gia luật ngày 7/9 đưa ra cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) có quyền trừng phạt Anh nếu nước này vi phạm thỏa thuận Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

1599573338096.png


Tờ Financial Times (Anh) mới đây dẫn một số nguồn tin thân cận, cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson đang lên kế hoạch cho nội dung pháp lý mới nhằm thay thế một số điều khoản trong thỏa thuận Brexit mà Anh và EU đã ký năm ngoái. Theo nguồn tin trên, một dự luật sửa đổi, dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội trong tuần này, có thể hủy bỏ tất cả những cam kết trước đó của Anh liên quan đến vấn đề trợ cấp nhà nước và thuế quan của vùng lãnh thổ Bắc Ireland.

Tờ Telegraph cũng đưa tin ông Johnson sẽ thông báo với EU trong ngày 8/9 rằng thỏa thuận Brexit “mâu thuẫn” trong vấn đề Bắc Ireland. Theo Telegraph, Thủ tướng Johnson cho rằng thỏa thuận “ly dị” giữa Anh và EU mơ hồ về mặt pháp lý và sẽ khiến Bắc Ireland bị cô lập với phần còn lại của Vương quốc Liên hiệp Anh. Đây là một khả năng mà Thủ tướng Johnson không thấy trước được khi ông nhất trí về thỏa thuận Brexit hồi năm ngoái.

Sau các thông tin cho thấy Anh có thể soạn thảo các nội dung mới để thay thế một số điều khoản quan trọng của thỏa thuận Brexit, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cảnh báo rằng Anh có trách nhiệm về mặt pháp lý tôn trọng thỏa thuận Brexit, vốn tạo ra nền tảng cơ bản cho mối quan hệ song phương hậu Brexit.

Hiện Chính phủ Anh vẫn một mặt khẳng định cam kết thực thi Thỏa thuận ra đi và Nghị định thư về vấn đề Bắc Ireland, nhưng đồng thời cũng cân nhắc một số giải pháp thay thế. Bà Von Der Leyen cảnh báo rằng theo quan điểm của Brussels, các quy định về thị trường chung của EU tiếp tục được áp dụng với Bắc Ireland, nhằm tránh một biên giới cứng với vùng này là cần thiết. Theo bà Leyen, Nghị định thư về Ireland và Bắc Ireland là cần thiết để bảo vệ hòa bình và ổn định cũng như toàn vẹn của thị trường chung.

Trưởng đoàn đàm phán về Brexit của EU, ông Michel Barnier tuyên bố các điều khoản Brexit mà Anh đã nhất trí trước khi chính thức rời khỏi EU "phải được tôn trọng".

EC cũng khẳng định quyết tâm đạt được một thỏa thuận về quan hệ thương mại, kinh tế tương lai với Anh, song nhấn mạnh vẫn phải đảm bảo tính cạnh tranh công bằng. Người phát ngôn EC cho biết, một Brexit không thỏa thuận chắc chắn sẽ tạo ra những rào cản đối với thương mại và trao đổi xuyên biên giới.

Theo giới quan sát, những tranh cãi mới đây về Brexit có thể đưa ra Tòa án công lý châu Âu nếu như Anh vi phạm hiệp định rút khỏi EU mà Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ký với EU hồi tháng Một vừa qua. Những tranh cãi có thể dẫn đến việc hai bên sẽ đưa nhau ra tòa án tại Luxembourg và nếu như Anh được thấy là vi phạm, EU có quyền trừng phạt Anh.

Theo đó, tòa án có thể áp dụng lệnh trừng phạt nặng đối với Anh, treo một phần trong thỏa thuận rút khỏi EU, phát động các cuộc chiến tranh thương mại và áp thuế đối với Anh, thậm chí là còn có thể ra lệnh trừng phạt hàng xuất khẩu của Anh. Giảng viên luật EU tại trường đại học Cambridge (Anh) - Giáo sư Catherine Barnard cho biết vì thỏa thuận là một hiệp ước quốc tế, EU có thể đưa ra kiện Anh theo như điều khoản ghi trong thỏa thuận.

Tiến trình Brexit rơi vào nguy cơ bế tắc khi ngày 7/9 nổi lên vấn đề Chính phủ Anh đang có kế hoạch sẽ đặt lên bàn đàm phán với EU vào ngày 9/9 tới về việc Anh có quyền đơn phương giám sát các yếu tố trong quyết định Bắc Ireland. Điều này đã làm nổi sóng bất bình vì nghị định này theo pháp lý ràng buộc là phải tuân theo trực tiếp luật của EU ở một số phần đặc biệt trong thỏa thuận liên quan đến hai lĩnh vực bắc Ireland và các quyền của công dân.

Nếu như xảy ra tranh chấp hai bên sẽ có 3 tháng để trọng tài xem xét tìm cách giải quyết tranh chấp mâu thuẫn này. Theo Giáo sư Barnard, nếu như trọng tài nêu ra vấn đề về luật EU, chắc chắn điều này sẽ xảy ra, thì EU có thể đưa Anh ra tòa kiện, khi đó sẽ phải tùy thuộc vào phán quyết của tòa án công lý.

Tuy nhiên, một quan chức Anh chuyên về đàm phán Brexit thì không cho rằng vấn đề có thể đi theo hướng trầm trọng vậy. Người này cho rằng cần thiết trao cho các quan chức Anh quyền hạn này để đảm bảo hiệp ước Thứ sáu Tốt lành được giữ nguyên cho dù có xảy ra kịch bản hai bên không đạt được thỏa thuận. Nhưng nhân vật này cũng cho biết dự luật về thị trường chung nội khối công bố ngày 9/9 tới sẽ giữ nguyên lời hứa là các thương gia tại Bắc Ireland sẽ có quyền không hạn chế vào thị trường Anh.

Giáo sư Barnard nhận xét vấn đề ở đây là chính trị được đặt trên pháp luật. Ông cho rằng các chính trị gia Anh đang cố gắng để EU hiểu rằng họ cần phải có một số động thái trong đàm phán, phía Anh đang sử dụng vấn đề nhạy cảm như là nghị định Bắc Ireland để dồn EU và ông Barnard cho đó là một ván cá cược rủi ro cao.

Vấn đề cốt lõi nằm điều khoản 5 trong nghị định Bắc Ireland. Theo đó, thuế khóa phải trả cho các hàng hóa vào Cộng hòa Ireland từ các vùng của Anh đi qua Bắc Ireland. Anh lập luận rằng các hàng hóa đó vẫn ở trên đất Bắc Ireland - chẳng hạn như hàng hóa từ các trung tâm phân phối của chuỗi siêu thị Tesco ở vùng miền Trung nước Anh được chuyển đến Belfast (thủ phủ của Bắc Ireland) thì không cần phải đóng thuế. Các quan chức Anh tại London muốn lập ra một danh sách các hàng hóa "nguy cơ" sẽ đi đến Cộng hòa Ireland, nhằm hạn chế những gián đoạn trong thị trường nội địa Anh.

Trong khi đó, phía EU lại dựa trên giả định là tất cả hàng hóa đều có nguy cơ sẽ đi đến Cộng hòa Ireland kể cả hàng hóa bày kệ trong siêu thị Tesco vì đảo Ireland rất nhỏ. Lord Ricketts, Chủ tịch Tiểu ban An ninh và Pháp luật EU, tin rằng đây chính là lý do đằng sau luật mới mà Anh đang muốn đưa ra và cáo buộc Chính phủ Anh đã cố chọn để bỏ đi những phần trong hiệp định mà họ không thích.
 
Bên trên