Facebook vs Trading, những điều giống nhau mà bạn chưa biết

W
WhoEver
Bình luận: 0Lượt xem: 1,739
W

WhoEver

Diễn viên hài
  • W

    WhoEver

Facebook là một mạng xã hội, chức năng vốn là kết nối cộng động, đem so với công việc giao dịch thì có gì đó sẽ sai sai không?

1587704352242.png

Có sai sai, nhưng cũng có đúng đúng, tùy theo phương diện suy xét vấn đề. Còn trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về những mặt giống nhau của Facebook và Trading, chúng ta sẽ cùng tham khảo ở phần Bình luận nhé.
Khởi đầu của sự bất tận
Bạn biết đấy, một trong những thứ khiến facebook gây nghiện cho chúng ta nhất đó là khả năng tạo ra một "newsfeed vô tận". Nếu bạn không phải là một người có tiêu chí tìm kiếm gì đó trên Bản tin của mình khi lướt vào buổi sáng, thì cẩn thận trễ làm nhé, vì thứ gì trên newsfeed cũng có thể quyến rũ được sự tập trung của bạn. Tương tự như một Trader chưa có hệ thống riêng cho mình vậy, công cụ nào cũng có sức quyến rũ với anh ta.

Tiếp đến, cho tôi hỏi nhé, sàn giao dịch mà bạn đang tham gia có tổng cộng bao nhiêu sản phẩm? Bạn đang giao dịch bao nhiêu trên số ấy? Bạn có buồn tay và lướt liên tục các sản phẩm trên watchlist của mình chứ? Khá lắm! Bạn hiểu sự vô tận rồi đấy!
Một trader chưa có hệ thống thì không thể bắt anh ta tìm ra những sản phẩm phù hợp và tối ưu hóa cho hệ thống được. Bạn như đang nói chuyện về mùa đông với mấy chú gấu vậy, chúng có thể biết, nhưng không nhiều đâu.

FOMO
Bạn có theo dõi các trang tin tức, trang giải trí, nhóm thông tin nóng, góc scandals,... hay chí ích là người nổi tiếng trên facebook không? Không có nhiều thì cũng có ít chứ nhỉ. Điều này cũng tương tự như các trang báo tài chính bạn theo dõi, những hội nhóm tín hiệu, nhóm kiến thức thị trường,... dù bạn đã có một hệ thống "đủ ăn" và là một trader thuần phân tích kỹ thuật.
FOMO (Fearing of Missing Out) là một hiệu ứng tâm lý bắt nguồn từ việc "mong muốn tiếp tục kết nối với những gì người khác đang làm" (Nghe giống lý do chúng ta sử dụng Facebook chưa nào?). FOMO cũng được định nghĩa là nỗi sợ hối tiếc, có thể dẫn đến một mối lo ngại bắt buộc rằng người ta có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội , trải nghiệm mới lạ, đầu tư có lãi hoặc các sự kiện thỏa mãn khác.
Mạng xã hội vốn là một môi trường quá lý tưởng cho FOMO có thể phát triển và sinh sôi nhanh chóng trong chúng ta. Ở đó, có quá nhiều hoạt động, quá nhiều thông tin, quá nhiều "sự nâng cấp" đang chờ đợi chúng ta. Nhưng tiếc thay, thứ chúng ta được lắp đầy chỉ là những thông tin không thể sử dụng lại quá 10 lần trong cuộc đời.
Các hội nhóm tín hiệu hay các trang tin tức tài chính cũng thế. Đừng nhầm lẫn, tôi không lên án thứ gì ở đây đâu, nhưng tôi là người sẽ rất ủng hộ bạn trong việc tiếp vào đầu mình những kiến thức hữu dụng thay vì thông tin "thô" như thế.

Màn trình diễn của cái tôi
1587704363315.png

Không hiển nhiên mà các công cụ thống kê trading như là các hệ thống EA thống kê, hay mql5, các sàn có cơ chế chấm điểm,... lại trở nên "đắc khách" đến vậy, mọi thứ đều có lý do. Carl Jung, một trong những người có tác động rất lớn đến phân tâm học hiện đại từng phân tích cái tôi qua rất nhiều tác phẩm của mình. Nếu đã đọc qua, bạn sẽ biết mọi hoạt động của con người đều hàm chứa cái tôi của mình.

Có phải khi bé, những lúc không có bạn bè chơi cùng, bạn vẫn có cách để tận hưởng các trò chơi của mình như là có một khán giả đang theo dõi nó? Vào thời gian ngôn ngữ đang dần hình thành và thay đổi, bạn đã liên tục trình bày những thứ mới trong ngôn ngữ của mình, một việc mà bạn vẫn không thể ngừng việc đó lại cho đến thời điểm này? Đó chính là một trong những cái tôi.

Cái tôi khiến bạn KHOE KHOAN MỌI THỨ MỘT CÁCH VÔ TỘI VẠ! KỂ CẢ SỰ KHIÊM TỐN.

Tôi vừa chạm vào cái tôi của bạn vì tôi biết bạn đang đọc bài viết này, đúng không?

Bạn cảm nhận được cái tôi rồi đó, như cảm nhận được các nhóm cơ lúc đang gập bụng đến hiệp thứ 4 vậy.

Facebook cũng là một nơi rất tốt để bạn thể hiện được cái tôi của mình qua các hoạt động, bài viết, comment, những nút like (hoặc react khác)mà bạn quan tâm dù biết xác suất được người khác dõi theo là rất thấp.

À mà bạn tôi ơi! Phải nói điều này trước đã. Ai cũng có cái tôi cả, và đừng hiểu nó theo nghĩa chuyển mà ghét bỏ nó.

Vì sao á? Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động trading của bạn.

Nếu trading là một công việc đơn giản, cứ học theo người khác + làm y hệt = thành công, thì không ai trong chúng ta theo đuổi nó cả. Vì cái tôi của chúng ta sẽ chẳng có đất diễn.

Từng lệnh, từng lệnh, từng hệ thống, từng công cụ, từng trường phái,... tạo nên các nhóm trader khác nhau. Nó tương tự như các nhóm người trên facebook vậy.

Giao dịch tài chính và việc sử dụng facebook tưởng chừng chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng rút cuộc lại là những thứ liên quan rất mật thiết. Có một thứ chung mà cả facebook và thị trường tài chính đều có đó là đám đông. Bạn nghĩ sao về luận điểm này? Hãy cùng chia sẻ nhé.
 
Bên trên