Wikifx VN
Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
-
Wikifx VN
Các nhà đầu tư tập hợp và gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng
Sự cố sập sàn FVP Trade xảy ra ngày 18/7 vừa rồi cho đến nay lãnh đạo công ty vẫn chưa đưa ra được câu trả lời thuyết phục cho khách hàng hoặc đúng hơn là “không có ý định” giải quyết vấn đề. Ngay hôm đó, công ty đã quyết định tạm thời xóa tất cả dữ liệu hệ thống, quyền truy cập và thông tin đồng thời phong tỏa tài khoản của khách hàng.
Thông báo này đối với nhiều nhà đầu tư chẳng khác nào sét đánh ngang tai, bởi trên hệ thống FVP Trade vẫn còn đang nắm giữ số tiền lớn của nhà đầu tư. Một số văn phòng FVP Trade đã đóng cửa. Bảng hiệu, nội thất trước đó cũng được gỡ bỏ xuống không còn dấu vết. Điều này càng làm cho các nhà đầu tư hoang mang. Theo thông tin WikiFX được biết, số tiền mà hệ thống này huy động lên đến con số khủng hàng nghìn tỷ đồng. Những cá nhân điều hành hệ thống FVP Trade đã sử dụng tiền ủy thác của nhà đầu tư để giao dịch Forex trái phép. Sau khi đã huy động đủ tiền, sàn giao dịch này đã đóng băng tài khoản của khách hàng khiến hàng nghìn người rơi vào cảnh mất trắng tài sản. Trước khi đánh sập hệ thống, sàn giao dịch này từng bị Bộ Công an chỉ mặt, đặt tên về hành vi kêu gọi vốn trái phép, hoạt động đa cấp, forex bất hợp pháp tại Việt Nam.
Trước hết, hàng trăm nhà đầu tư đã tập hợp lại và gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và sử dụng tiền ủy thác của nhà đầu tư để tổ chức cờ bạc trái phép thông qua hình thức đầu tư Forex. Nhóm đang thu thập những tài liệu, bằng chứng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người đứng đầu sàn giao dịch lừa đảo này. Trong tương lai, cộng đồng nhà đầu tư FVP Trade sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để đưa đường dây lừa đảo này ra ánh sáng pháp luật
Đội ngũ leaders FVP Trade: người bị “tóm”, kẻ trốn qua Malaysia
Như đã nhắc ở nhiều bài viết trước, FVP Trade hoạt động theo mô hình Ponzi. Các leader F1 đưa sàn giao dịch này về Việt Nam là hai cái tên Uyên Cool và Nhã Lucas. Dưới đó các leader F2 là các cái tên nổi bật như Mai Doris, Anna Trần, Simon, Vũ Xuân Đạt, Bảo Mr.tomboy, Trần Tâm, Ngọc Hà Skyway…
Nhìn lại toàn bộ quá trình xảy ra sự việc, có vẻ như trước đó, các leader này đã có một số động thái bất thường nhưng nhiều người chưa để ý, ví dụ như: trước ngày xảy ra sự cố một tuần Uyên Cool đã khóa facebook, trước đó tài khoản của bạn này còn hơn 100 ngàn USD nhưng ngay khi có thông báo từ FVP Trade, kiểm tra lại MT4 của Uyên Cool thì không còn một đồng. Điều này chứng minh, Uyên đã biết về sự cố và có hành vi tẩu tán tài sản của mình trước đó. Ngày 11/07/2022, Uyên Cool và Nhã Lucas đã đồng thời chạy trốn sang Malaysia và hiện giờ hầu như không thể liên lạc được với 2 đối tượng này.
Ngày 14-16/07/2022, 2 người khác là Trần Ngọc Hà Skyway và Trần Tâm rút 4 tỷ rồi cùng nhau bỏ trốn vào Bình Định. Ngày 17/07 bị công an Quảng Nam chịu trách nhiệm thụ lý vụ án này tóm được và tạm giam. Ngày 18/07, hai đối tượng đã khai hết sự việc. Có thông tin leader Anna Trần cũng đã bị triệu tập bởi cơ quan có thẩm quyền. Không thể liên lạc được với chị nhiều ngày nay.
Sau ngày 18/07, anh Gia Bảo Mr.tomboy đã có nhiều động thái xóa dấu vết như xóa nhóm trên mạng xã hội, giải tán các nhóm FVP Trade Hà Nội 1,2,3; xóa hoặc ẩn các các clip thủ tục chuẩn bị đi Malaysia; ẩn các clip lôi kéo đầu tư, xoá các hình ảnh, nội dung trong nhóm. Bảo từ bỏ vai trò trưởng nhóm Zalo “Câu Lạc Bộ IB FVP Trade”…, và thay đổi tên tài khoản từ Mr Tomboy sang Mr Bắp; thay đổi hình ảnh đại diện, xóa hết dấu vết và đóng cửa văn phòng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Những ngày tiếp theo, các leader còn lại như là đã được chuẩn bị trước, liên tục đưa ra các lời trấn an nhà đầu tư trong các đội nhóm hoặc tỏ ra là người bị hại. Trên trang các đối tượng vẫn hoạt động bình thường thậm chí có thể nói là tương đối hưởng thụ nhưng phía sau thì dùng nick ảo để trà trộn vào các đội nhóm ngăn cản nhà đầu tư không nên báo công an nhằm kéo dài thời gian để tẩu tán tài sản.
Từ những hành vi nói trên có thể khẳng định rằng đây là một hành vi lừa đảo có tổ chức và đã lên kế hoạch chi tiết, nhắm vào các nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin. Dự án này được tạo ra bởi liên minh lừa đảo Trung – Việt đặt trụ sở tại Malaysia, hiện không có bất cứ văn phòng nào ở châu Âu như những lời quảng cáo trước đó. Dự án đã khởi động từ tháng 3-4/2021 tại Trung Quốc và phát triển bùng nổ tại Việt Nam vào tháng 5/2021. Đây cũng là hai quốc giá có lượng nhà đầu tư bị chiếm đoạt tài sản đông đảo nhất.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Thanh, Công ty FVP Trade hoạt động tại Việt Nam là bất hợp pháp và chưa có đăng ký kinh doanh. Bản thân công ty này cũng giả mạo thương hiệu FVP Trade đến từ Anh Quốc và không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phái sinh, huy động vốn.
Việc một doanh nghiệp nhận ủy thác đầu tư mà chưa đáp ứng các điều kiện hoặc không được tổ chức và hoạt động theo những mô hình nêu trên là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu hoạt động này trở nên phổ biến thì có thể tạo ra rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư và cả hệ thống tài chính - tiền tệ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Tùy theo mức độ vi phạm, những người tham gia kinh doanh vàng tài khoản và ngoại hối sẽ bị xử lý, mức thấp nhất sẽ là xử phạt hành chính, cao hơn sẽ bị truy tố, Luật sư Thanh giải thích.
Trước những hành vi lừa đảo của hệ thống FVP Trade, nhà đầu tư cần khẩn trương tố giác tội phạm và làm đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra Bộ Công an; phòng An ninh mạng các tỉnh/ thành phố; Phòng cảnh sát hình sự các tỉnh/ thành phố để bảo vệ quyền lợi mình cũng như đưa các đối tượng xấu ra ánh sáng.
WikiFX là gì? Truy cập Fanpage WikiFX Việt Nam để cập nhật thông tin mới nhất!
Miễn trừ: Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nội dung bài viết không phải khuyến nghị đầu tư, không được xem là lời khuyên, tiếp thị hay chào bán bất cứ sản phẩm hay dịch vụ tài chính nào. Vui lòng tham khảo thông tin một cách chọn lọc.
Last edited: