Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Sputnik
Các cuộc đàm phán thương mại mới với Trung Quốc không nằm trong chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Mỹ. Liệu Trung Quốc có thể trông cậy vào đảng Dân chủ, nếu họ lên nắm quyền, khả năng dự đoán và cân nhắc lợi ích lẫn nhau trong đối thoại kinh tế và thương mại với Mỹ?
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows thông báo với các phóng viên ngày 18/8 trên máy bay Tổng thống Mỹ, không có cuộc đàm phán thương mại cấp cao mới nào giữa Mỹ và Trung Quốc được lên kế hoạch, nhưng hai bên tiếp xúc liên quan đến việc thực hiện giai đoạn đầu của thỏa thuận.
*Tại sao Mỹ dừng đàm phán với Trung Quốc?
Mỹ đã hoãn cuộc họp để đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một với Trung Quốc, được hai nước ký kết tháng 1/2020, dù đã được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 15/8. Sau đó Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/8 từ chối xác nhận về bất kỳ kế hoạch làm việc nào với Trung Quốc về Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng các cuộc đàm phán song phương sẽ diễn ra trong những ngày tới để đánh giá về tiến triển của thỏa thuận. Tổng thống Mỹ cũng từ chối trả lời câu hỏi liệu Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận thương mại hay không.
Andrei Manoilo, Giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Tổng hợp Moskva, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, cho rằng tuyên bố của ông Trump là một chiến thuật gây áp lực trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Giáo sư Andrei Manoilo cho biết:
“Tuyên bố của ông Trump không phải vô tình được đưa ra. Đây là một thông cáo về đường lối chính trị mà ông ta đang theo đuổi. Ràng buộc Trung Quốc vào trách nhiệm về đại dịch COVID-19 là một trong những đòn bẩy gây áp lực lên Trung Quốc. Mục đích là buộc họ phải ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn hai theo các điều kiện của Mỹ”.
Ông Trump đã tổ chức một cuộc họp báo ở Yuma, Arizona, nơi ông cố gắng chuyển hướng sự chú ý của cử tri tiềm năng ra khỏi đại hội đảng Dân chủ. Vài giờ sau sự kiện đáng chú ý trước bầu cử, truyền thông báo tin đảng Dân chủ chính thức đề cử ông Joe Biden làm ứng cử viên tổng thống. Ứng cử viên từ đảng Dân chủ cam kết xây dựng lại nước Mỹ bị đại dịch tàn phá và chấm dứt tình trạng hỗn loạn do chính quyền tổng thống từ đảng Cộng hòa gây ra.
Giới quan sát cũng chú ý đến bài phát biểu gần đây của cựu Ngoại trưởng John Kerry tại Đại hội đảng Dân chủ kéo dài 4 ngày. Nhà ngoại giao đã nghỉ hưu và chính trị gia dày dạn kinh nghiệm gọi chính sách đối ngoại của ông Trump là “không mạch lạc”. Ông Kerry cho biết, những chuyến công du nước ngoài của tổng thống không phải là một sứ mệnh thiện chí, mà chỉ là những cuộc tán gẫu. Ông nói, nước Mỹ xứng đáng có một tổng thống được nhìn vào chứ không phải bị chê cười.
*Quan hệ thương mại Mỹ - Trung có thay đổi?
Ai sẽ có lợi hơn với đối tác Trung Quốc trong đối thoại thương mại với Mỹ: ông Trump hay ông Biden, nếu họ tiếp quản Nhà Trắng?
Shi Yinhong, Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, không nhìn thấy có nhiều sự khác biệt giữa hai người này. Chuyên gia này cho biết: “Cả ông Trump và ông Biden đều là những đối tác rất bất lợi cho Trung Quốc về thương mại Trung - Mỹ. Mặc dù ông Biden có thể không phải là người thẳng thắn ủng hộ cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc, nhưng ông không nghi ngờ gì về chính sách hiện tại của Mỹ. Cùng với châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, họ tìm cách kìm hãm phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ông Trump hiện rất không hài lòng về việc Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ nhập khẩu hàng hóa Mỹ trong theo Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một. Hơn nữa, ông Trump vẫn đang buộc Trung Quốc mua càng nhiều càng tốt theo thỏa thuận này. Nói về ông Biden, về tổng thể, việc ông ấy được bầu làm tổng thống có thể giúp ngăn chặn mối quan hệ Trung-Mỹ ngày càng xấu đi”.
Liệu chính sách đối với Trung Quốc có thay đổi nếu ông Biden lên nắm quyền?
Nếu đảng Dân chủ và ông Biden lên nắm quyền, bất chấp sự thay đổi của biển hiệu trên Nhà Trắng, chính sách đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Ông Andrei cho biết:“Nhiều khả năng đảng Dân chủ sẽ không bắt đầu chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Nhưng kể từ khi ông Trump khởi xướng, tất cả những sai lầm và chồng chéo có thể được quy cho ông Trump nếu ông rời Nhà Trắng. Nếu đảng Dân chủ lên nắm quyền, họ sẽ không đảo ngược các chiến thuật trừng phạt chống Trung Quốc. Ngược lại, họ có thể gia tăng áp lực, cố gắng sử dụng kết quả các chính sách của ông Trump vì ông đã thực hiện tất cả các công việc khó khăn theo hướng này. Do đó, không có sự khác biệt”.
Chuyên gia này giải thích thêm ông Biden có khả năng sẽ tiếp tục quá trình giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc bằng các phương pháp tương tự như ông Trump. Ông nói: “Điểm mấu chốt đối với người Mỹ ở đây không phải là giá trị của việc hợp tác với Trung Quốc, mà là lợi nhuận có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau. Chiến thuật của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều rất đơn giản. Nếu có thể nhận được thứ gì đó bằng cách lấy tiền hoặc giá trị từ đối tác, hoàn toàn không cần phải xây dựng bất kỳ kế hoạch giao dịch nào. Khi cánh cửa cơ hội 'tước đoạt' do thâm hụt thương mại của Mỹ đóng lại, Mỹ sẽ nhớ ra Trung Quốc là một đối tác thương mại ưu tiên. Nhưng đồng thời, họ cũng sẽ cố gắng áp đặt các điều kiện thương mại thuận lợi hơn trong các cuộc đàm phán”.
Các trụ cột của Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một đã giúp Mỹ gia tăng xuất khẩu, buộc Trung Quốc phải tôn trọng tài sản trí tuệ và mở rộng hơn cánh cửa dẫn vào thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp tài chính Mỹ. Tuy nhiên, Quốc hội và chính quyền của Tổng thống Trump đã có những động thái đảo ngược xu thế này, với nhận thức rằng Mỹ không muốn đem đến thêm cho Trung Quốc những khoản tiền đầu tư.
Trên thực tế, những yêu cầu về sở hữu trí tuệ là vô nghĩa. Bắc Kinh đã ban hành những quy định mới, song vấn đề không nằm ở luật. Trung Quốc không có luật thành văn yêu cầu chuyển giao sở hữu trí tuệ để đổi lấy lợi ích tham gia thị trường, và cũng không hề có điều khoản công khai khích lệ những đối tượng đánh cắp sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các cuộc điều tra về hoạt động liên quan tới sở hữu trí tuệ của Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Trump tiến hành ghi nhận mỗi năm Mỹ thiệt hại tới hơn 225 tỷ USD, lớn hơn hẳn doanh thu từ xuất khẩu sau khi Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một được ký kết.
Trong năm 2020, những lợi ích xuất khẩu mà Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một đem lại cũng đã sụt giảm. Mỹ vừa công bố các số liệu cho thấy xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm đầu tiên từ khi thỏa thuận có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa dự kiến tăng 5 tỷ USD/tháng so với giai đoạn 2017. Tính đến nay, thực tế con số này giảm 1,5 tỷ USD/tháng. Xét cả kết quả nhập khẩu một số dịch vụ, Trung Quốc vẫn còn thiếu tới 40 tỷ USD so với cam kết về mua hàng hóa từ Mỹ mà họ đưa ra trong thỏa thuận.
Dịch COVID-19 chỉ là một lý do. Trong tháng Sáu vừa qua, Trung Quốc cho biết kim ngạch nhập khẩu giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhập khẩu từ Mỹ giảm khoảng 9%. Bất chấp sự tồn tại của Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vẫn diễn ra trì trệ so với xu hướng chung.
Tổng thống Trump cũng đã đi theo bước đường của người tiền nhiệm khi thúc đẩy thỏa thuận với Trung Quốc trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ. Những nỗ lực này đòi hỏi Trung Quốc phải có cách hành xử tích cực hơn trong lĩnh vực kinh tế để đảm bảo sự tồn tại và liền mạch của mối quan hệ Mỹ-Trung.
Có thể nói, Trung Quốc đã phần nào thành công khi buộc Washington phải thể hiện thiện chí và nhân cơ hội đó tận dụng thời gian.
Một chính quyền mới, dù sẽ tiếp tục được ông Trump dẫn dắt hay sẽ do ông Biden lãnh đạo, cũng sẽ phải tìm một hướng đi mới. Bên cạnh việc bổ sung các biện pháp thuế quan, Mỹ có thể sử dụng một phương thức đơn giản, cụ thể là những chính sách có chủ đích rõ ràng hơn, thay vì việc ra điều kiện đòi hỏi Trung Quốc phải thay đổi những hành vi thương mại và kinh tế.
Dù là thời điểm 2016 hay 2020, Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường, và điều này cũng sẽ không thay đổi dù cho dưới chính quyền mới, Mỹ và Trung Quốc có đạt “hiểu biết chung” hay không. Những đòn trừng phạt có chủ đích đối với tất cả những hành vi sai trái là biện pháp đúng đắn hơn hẳn những thỏa thuận quy mô và đầy kỳ vọng mà Washington đã từng thúc đẩy trong quá khứ.
*Doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm cơ hội mới tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Mỹ, trong khi đó, đang tìm kiếm cơ hội mới tại thị trường Trung Quốc bất chấp mùa đông chính trị lạnh giá kéo dài.
Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc thông báo phòng này đã nhận được sự cho phép tổ chức một chuyến bay thuê trở về Trung Quốc dành cho những người đứng đầu các công ty đang hoạt động ở đó. Họ rời Trung Quốc do đại dịch. Có gần 200 người muốn quay trở lại, khi ban đầu chỉ dự kiến cho 120 nhà quản lý. Cơ quan này cho biết chỉ những người làm việc tại Trung Quốc trong các công ty trực thuộc Phòng Thương mại Mỹ mới được phép lên chuyến bay. Ngày về Trung Quốc dự kiến là 28/8 - 12/9. Đầu tháng 5/2020, một chuyến bay tương tự đến Thiên Tân đã được Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc tổ chức.
Các cuộc đàm phán thương mại mới với Trung Quốc không nằm trong chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Mỹ. Liệu Trung Quốc có thể trông cậy vào đảng Dân chủ, nếu họ lên nắm quyền, khả năng dự đoán và cân nhắc lợi ích lẫn nhau trong đối thoại kinh tế và thương mại với Mỹ?
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows thông báo với các phóng viên ngày 18/8 trên máy bay Tổng thống Mỹ, không có cuộc đàm phán thương mại cấp cao mới nào giữa Mỹ và Trung Quốc được lên kế hoạch, nhưng hai bên tiếp xúc liên quan đến việc thực hiện giai đoạn đầu của thỏa thuận.
*Tại sao Mỹ dừng đàm phán với Trung Quốc?
Mỹ đã hoãn cuộc họp để đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một với Trung Quốc, được hai nước ký kết tháng 1/2020, dù đã được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 15/8. Sau đó Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/8 từ chối xác nhận về bất kỳ kế hoạch làm việc nào với Trung Quốc về Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng các cuộc đàm phán song phương sẽ diễn ra trong những ngày tới để đánh giá về tiến triển của thỏa thuận. Tổng thống Mỹ cũng từ chối trả lời câu hỏi liệu Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận thương mại hay không.
Andrei Manoilo, Giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Tổng hợp Moskva, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, cho rằng tuyên bố của ông Trump là một chiến thuật gây áp lực trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Giáo sư Andrei Manoilo cho biết:
“Tuyên bố của ông Trump không phải vô tình được đưa ra. Đây là một thông cáo về đường lối chính trị mà ông ta đang theo đuổi. Ràng buộc Trung Quốc vào trách nhiệm về đại dịch COVID-19 là một trong những đòn bẩy gây áp lực lên Trung Quốc. Mục đích là buộc họ phải ký Thỏa thuận thương mại Giai đoạn hai theo các điều kiện của Mỹ”.
Ông Trump đã tổ chức một cuộc họp báo ở Yuma, Arizona, nơi ông cố gắng chuyển hướng sự chú ý của cử tri tiềm năng ra khỏi đại hội đảng Dân chủ. Vài giờ sau sự kiện đáng chú ý trước bầu cử, truyền thông báo tin đảng Dân chủ chính thức đề cử ông Joe Biden làm ứng cử viên tổng thống. Ứng cử viên từ đảng Dân chủ cam kết xây dựng lại nước Mỹ bị đại dịch tàn phá và chấm dứt tình trạng hỗn loạn do chính quyền tổng thống từ đảng Cộng hòa gây ra.
Giới quan sát cũng chú ý đến bài phát biểu gần đây của cựu Ngoại trưởng John Kerry tại Đại hội đảng Dân chủ kéo dài 4 ngày. Nhà ngoại giao đã nghỉ hưu và chính trị gia dày dạn kinh nghiệm gọi chính sách đối ngoại của ông Trump là “không mạch lạc”. Ông Kerry cho biết, những chuyến công du nước ngoài của tổng thống không phải là một sứ mệnh thiện chí, mà chỉ là những cuộc tán gẫu. Ông nói, nước Mỹ xứng đáng có một tổng thống được nhìn vào chứ không phải bị chê cười.
*Quan hệ thương mại Mỹ - Trung có thay đổi?
Ai sẽ có lợi hơn với đối tác Trung Quốc trong đối thoại thương mại với Mỹ: ông Trump hay ông Biden, nếu họ tiếp quản Nhà Trắng?
Shi Yinhong, Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, không nhìn thấy có nhiều sự khác biệt giữa hai người này. Chuyên gia này cho biết: “Cả ông Trump và ông Biden đều là những đối tác rất bất lợi cho Trung Quốc về thương mại Trung - Mỹ. Mặc dù ông Biden có thể không phải là người thẳng thắn ủng hộ cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc, nhưng ông không nghi ngờ gì về chính sách hiện tại của Mỹ. Cùng với châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, họ tìm cách kìm hãm phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ông Trump hiện rất không hài lòng về việc Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ nhập khẩu hàng hóa Mỹ trong theo Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một. Hơn nữa, ông Trump vẫn đang buộc Trung Quốc mua càng nhiều càng tốt theo thỏa thuận này. Nói về ông Biden, về tổng thể, việc ông ấy được bầu làm tổng thống có thể giúp ngăn chặn mối quan hệ Trung-Mỹ ngày càng xấu đi”.
Liệu chính sách đối với Trung Quốc có thay đổi nếu ông Biden lên nắm quyền?
Nếu đảng Dân chủ và ông Biden lên nắm quyền, bất chấp sự thay đổi của biển hiệu trên Nhà Trắng, chính sách đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Ông Andrei cho biết:“Nhiều khả năng đảng Dân chủ sẽ không bắt đầu chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Nhưng kể từ khi ông Trump khởi xướng, tất cả những sai lầm và chồng chéo có thể được quy cho ông Trump nếu ông rời Nhà Trắng. Nếu đảng Dân chủ lên nắm quyền, họ sẽ không đảo ngược các chiến thuật trừng phạt chống Trung Quốc. Ngược lại, họ có thể gia tăng áp lực, cố gắng sử dụng kết quả các chính sách của ông Trump vì ông đã thực hiện tất cả các công việc khó khăn theo hướng này. Do đó, không có sự khác biệt”.
Chuyên gia này giải thích thêm ông Biden có khả năng sẽ tiếp tục quá trình giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc bằng các phương pháp tương tự như ông Trump. Ông nói: “Điểm mấu chốt đối với người Mỹ ở đây không phải là giá trị của việc hợp tác với Trung Quốc, mà là lợi nhuận có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau. Chiến thuật của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều rất đơn giản. Nếu có thể nhận được thứ gì đó bằng cách lấy tiền hoặc giá trị từ đối tác, hoàn toàn không cần phải xây dựng bất kỳ kế hoạch giao dịch nào. Khi cánh cửa cơ hội 'tước đoạt' do thâm hụt thương mại của Mỹ đóng lại, Mỹ sẽ nhớ ra Trung Quốc là một đối tác thương mại ưu tiên. Nhưng đồng thời, họ cũng sẽ cố gắng áp đặt các điều kiện thương mại thuận lợi hơn trong các cuộc đàm phán”.
Các trụ cột của Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một đã giúp Mỹ gia tăng xuất khẩu, buộc Trung Quốc phải tôn trọng tài sản trí tuệ và mở rộng hơn cánh cửa dẫn vào thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp tài chính Mỹ. Tuy nhiên, Quốc hội và chính quyền của Tổng thống Trump đã có những động thái đảo ngược xu thế này, với nhận thức rằng Mỹ không muốn đem đến thêm cho Trung Quốc những khoản tiền đầu tư.
Trên thực tế, những yêu cầu về sở hữu trí tuệ là vô nghĩa. Bắc Kinh đã ban hành những quy định mới, song vấn đề không nằm ở luật. Trung Quốc không có luật thành văn yêu cầu chuyển giao sở hữu trí tuệ để đổi lấy lợi ích tham gia thị trường, và cũng không hề có điều khoản công khai khích lệ những đối tượng đánh cắp sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các cuộc điều tra về hoạt động liên quan tới sở hữu trí tuệ của Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Trump tiến hành ghi nhận mỗi năm Mỹ thiệt hại tới hơn 225 tỷ USD, lớn hơn hẳn doanh thu từ xuất khẩu sau khi Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một được ký kết.
Trong năm 2020, những lợi ích xuất khẩu mà Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một đem lại cũng đã sụt giảm. Mỹ vừa công bố các số liệu cho thấy xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm đầu tiên từ khi thỏa thuận có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa dự kiến tăng 5 tỷ USD/tháng so với giai đoạn 2017. Tính đến nay, thực tế con số này giảm 1,5 tỷ USD/tháng. Xét cả kết quả nhập khẩu một số dịch vụ, Trung Quốc vẫn còn thiếu tới 40 tỷ USD so với cam kết về mua hàng hóa từ Mỹ mà họ đưa ra trong thỏa thuận.
Dịch COVID-19 chỉ là một lý do. Trong tháng Sáu vừa qua, Trung Quốc cho biết kim ngạch nhập khẩu giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhập khẩu từ Mỹ giảm khoảng 9%. Bất chấp sự tồn tại của Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vẫn diễn ra trì trệ so với xu hướng chung.
Tổng thống Trump cũng đã đi theo bước đường của người tiền nhiệm khi thúc đẩy thỏa thuận với Trung Quốc trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ. Những nỗ lực này đòi hỏi Trung Quốc phải có cách hành xử tích cực hơn trong lĩnh vực kinh tế để đảm bảo sự tồn tại và liền mạch của mối quan hệ Mỹ-Trung.
Có thể nói, Trung Quốc đã phần nào thành công khi buộc Washington phải thể hiện thiện chí và nhân cơ hội đó tận dụng thời gian.
Một chính quyền mới, dù sẽ tiếp tục được ông Trump dẫn dắt hay sẽ do ông Biden lãnh đạo, cũng sẽ phải tìm một hướng đi mới. Bên cạnh việc bổ sung các biện pháp thuế quan, Mỹ có thể sử dụng một phương thức đơn giản, cụ thể là những chính sách có chủ đích rõ ràng hơn, thay vì việc ra điều kiện đòi hỏi Trung Quốc phải thay đổi những hành vi thương mại và kinh tế.
Dù là thời điểm 2016 hay 2020, Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường, và điều này cũng sẽ không thay đổi dù cho dưới chính quyền mới, Mỹ và Trung Quốc có đạt “hiểu biết chung” hay không. Những đòn trừng phạt có chủ đích đối với tất cả những hành vi sai trái là biện pháp đúng đắn hơn hẳn những thỏa thuận quy mô và đầy kỳ vọng mà Washington đã từng thúc đẩy trong quá khứ.
*Doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm cơ hội mới tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Mỹ, trong khi đó, đang tìm kiếm cơ hội mới tại thị trường Trung Quốc bất chấp mùa đông chính trị lạnh giá kéo dài.
Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc thông báo phòng này đã nhận được sự cho phép tổ chức một chuyến bay thuê trở về Trung Quốc dành cho những người đứng đầu các công ty đang hoạt động ở đó. Họ rời Trung Quốc do đại dịch. Có gần 200 người muốn quay trở lại, khi ban đầu chỉ dự kiến cho 120 nhà quản lý. Cơ quan này cho biết chỉ những người làm việc tại Trung Quốc trong các công ty trực thuộc Phòng Thương mại Mỹ mới được phép lên chuyến bay. Ngày về Trung Quốc dự kiến là 28/8 - 12/9. Đầu tháng 5/2020, một chuyến bay tương tự đến Thiên Tân đã được Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc tổ chức.