Giải mã cách Mỹ có thể chặn WeChat và TikTok

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 688
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo Reuters

Tổng thống Donald Trump vừa cảnh báo sẽ ban hành lệnh cấm đối với ứng dụng đăng tải video ngắn TikTok và dịch vụ tin nhắn WeChat vào cuối tháng 9 này với lý do các công ty phần mềm ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ nỗ lực chặn các ứng dụng Internet được sử dụng rộng rãi trên điện thoại di động.

Mỹ sẽ triển khai việc chặn truy cập vào TikTok và WeChat như thế nào?

Chính phủ Mỹ có thể yêu cầu hai "gã khổng lồ" về phần mềm trên điện thoại thông minh là Apple Inc và Alphabet In’c Google gỡ bỏ WeChat và TikTok khỏi các kho ứng dụng. Hai nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng khi chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua, trong đó có TikTok và WeChat, họ cũng đã yêu cầu Google và Apple gỡ bỏ các ứng dụng này khỏi kho ứng dụng. Và cả 2 công ty đều chấp thuận.
1000x-1-4-8685-1597224800.jpg
Đây có thể là một bước đi hiếm thấy và chưa từng có tiền lệ đối với Mỹ: Apple chưa hề công bố bất kỳ yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng nào từ chính phủ Mỹ kể từ khi họ bắt đầu công khai thông tin về những yêu cầu kiểu như vậy vào nửa cuối năm 2018. Chính phủ cũng có thể ra lệnh cho các công ty ứng dụng ngừng cung cấp truy cập cho người dùng Mỹ thông qua việc đe dọa đáp trả bằng pháp luật đối với các công ty này. Ở Ấn Độ, một số ứng dụng chịu lệnh cấm đã tự động bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng.

Nếu đã có TikTok và WeChat trên điện thoại, tôi vẫn có thể sử dụng chúng trong tương lai?

Các ứng dụng này có khả năng vẫn hoạt động, tuy nhiên lệnh cấm của chính phủ có thể sẽ cản trở việc cập nhật ứng dụng và ngăn chăn truy cập vào các tính năng mới cũng như tính năng vá lỗi. Jay Kaplan, CEO của công ty an ninh mạng Synack và là cựu chuyên gia phân tích an ninh mạng của Cục an ninh quốc gia Mỹ, nói rằng "khả năng rất cao" Apple và Google có thể vô hiệu hóa từ xa các ứng dụng đã cài đặt, mặc dù các chuyên gia chưa ghi nhận trường hợp nào cho thấy hai công ty này đã làm như vậy thời gian gần đây. Apple và Google từ chối bình luận.

Người dùng có thể tải các ứng dụng này ở nơi nào đó khác?

Người dùng điện thoại chạy trên nền tảng hệ điều hành Android của Google có thể cài đặt ứng dụng từ các nguồn thay thế cho kho ứng dụng chính thức của Google. Về mặt lý thuyết, họ có thể tải WeChat hay TikTok từ trang web của công ty.

Sử dụng các nguồn thay thế cho kho ứng dụng của Apple để tải ứng dụng thì phức tạp hơn nhưng không phải bất khả thi. Ron Deibert, Giám đốc Citizen Lab ở Đại học Toronto- cơ sở đã thực hiện các phân tích tích bao quát về kỹ thuật và kiểm duyệt đối với WeChat- nói rằng việc sử dụng các kho ứng dụng phi chính thống tiềm ẩn rủi ro người dùng cài đặt phải các phiên bản phổ biến của ứng dụng có mang theo virus hoặc lừa đảo.

Người dùng Mỹ vẫn có thể truy cập phiên bản trên trang web của ứng dụng?

Angelique Medina, Giám đốc tiếp thị sản phẩm tại công ty Thousand Eyes, cho biết các nhà cung cấp dịch vụ đặt máy chủ tại Mỹ như Amazone.com Inc’s AWS và các nhà cung cấp mạng lưới phân phối nội dung như Akamai Techonologies Inc cũng có thể bị cấm các hoạt động hợp tác kinh doanh với các ứng dụng "trong tầm ngắm". Những nhà cung cấp có máy chủ đặt bên ngoài nước Mỹ có thể vẫn được phục vụ người Mỹ nhưng sẽ có tốc độ chậm hơn.

Những nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể chặn người dùng truy cập những dịch vụ kể trên không?

Chính phủ có thể yêu cầu các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (IPS) chặn người dùng truy cập vào dịch vụ của WeChat và TikTok như cách mà Trung Quốc làm để củng cố hệ thống "Vạn lý Trường thành trên mạng". Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với Washington bởi Mỹ có nhiều hơn Trung Quốc hàng nghìn IPS, nhà nghiên cứu Chester Wisniewski thuộc nhà cung cấp an ninh mạng Sophos đánh giá. Theo các chuyên gia pháp lý, một lệnh cấm của Mỹ nhằm vào các IPS cũng có nguy cơ bị vô hiệu hóa tại tòa.

Nguồn tin của Reuters cho biết tại Ấn Độ, chính phủ đã lệnh cho các công ty viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các chuyên gia nói rằng chưa có trường hợp tương tự nào ở Mỹ được ghi nhận.

Vậy còn VPN?

Người Mỹ có thể sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để tránh việc chặn ISP và truy cập Internet, như thể họ là người ngoại quốc. Đây là cách người dùng Internet ở Trung Quốc có thể tiếp cận các dịch vụ, như Facebook, vốn bị hệ thống "Vạn lý Trường thành trên mạng" chặn lại. Các chuyên gia mạng nói rằng những lỗ hổng tương tự cũng có thể tồn tại ở Mỹ.
 
Bài viết liên quan
Bên trên