Giới đầu tư mạo hiểm lạc quan về tiềm năng của khu vực ASEAN

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 333
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo báo Liên hợp buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong, xu hướng mới của các nhà đầu tư Trung Quốc là giúp các công ty đã tạo dựng được chỗ đứng vươn ra khỏi lãnh thổ quốc gia và mở ra thị trường mới trong các khu vực như ASEAN.

GettyImages-513065472-581cb2f55f9b581c0b3a45c2.jpg


Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc cho rằng ngay cả khi lòng tin của các nhà tư bản quốc tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và những ảnh hưởng môi trường chung của quốc tế như căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, vẫn còn nhiều nhà tư bản đang tìm kiếm các dự án ở ASEAN và Trung Quốc, vì vậy họ lạc quan về tiềm năng của khu vực.

Tại diễn đàn trực tuyến do tổ chức Thông thương Trung Quốc (Business China) và Cục Phát triển Kinh tế Singapore phối hợp tổ chức vào ngày 25/8, đối tác quản lý của Infotech Pacific Funds Trần Vĩnh Xuyên với 18 năm kinh nghiệm đầu tư tại Trung Quốc Đại lục cho rằng số tiền huy động được bằng vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân trong nửa đầu năm nay, mặc dù tiếp tục xu hướng giảm kể từ năm 2018, nhưng tỷ trọng đầu tư vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại tăng.

Ông giải thích: “Một phần nguyên nhân là do khu vực này đã kiểm soát dịch COVID-19 tốt hơn. Tôi mới trở về Thượng Hải cách đây vài tuần, giao thông và cuộc sống ở đây gần như đã trở lại trạng thái trước đây”.

Chuyên gia Trần Vĩnh Xuyên quan sát thấy các nhà đầu tư Trung Quốc Đại lục đều “cực chẳng đã” phải tiếp tục hành trình của họ, đi đến mọi nơi để kiểm tra các dự án. Ông cũng chỉ ra rằng sau nhiều năm phát triển, Trung Quốc đã trở nên “khá hoàn thiện” về mặt này. Xu hướng mới của các nhà đầu tư là giúp các công ty đã tạo dựng được chỗ đứng ở nước ngoài và khám phá thị trường mới ở các khu vực khác như ASEAN.

Tại diễn đàn, Cục trưởng Cục Phát triển Kinh tế Singapore Trang Khải Phong cũng cho biết, ông đã quan sát thấy nhiều công ty Trung Quốc bắt đầu gia nhập thị trường ASEAN trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại rằng Trung Quốc và Mỹ hiện vẫn là những lựa chọn hàng đầu cho giới tư bản và các công ty khởi nghiệp (startup). Mặc dù vậy, ông Trang Khải Phong tin rằng “5 đến 10 năm tới có thể trở thành ‘thời kỳ hoàng kim’ của ASEAN”.

Ông lấy ví dụ về các quán cà phê sành điệu (hipster cafe) ở Jakarta của Indonesia hay thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và chỉ ra rằng cách đây khoảng 10 năm chỉ có một số quán hipster cafe ở hai thành phố này, nhưng đến nay hầu hết mọi ngóc ngách đều có các quán café kiểu này.
“Điều này cho thấy tiêu dùng của người dân địa phương đã được nâng cao, họ có thu nhập tốt hơn để sắp xếp cuộc sống và tràn đầy khao khát có một cuộc sống tốt hơn”, ông phân tích.

Nói cách khác, hiện tượng này có nghĩa sức tiêu thụ trong tương lai của ASEAN sẽ được cải thiện hơn nữa, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư trong khu vực khổng lồ với dân số gần 650 triệu người này.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của công ty đa quốc gia Xiangfeng Investment Holdings ông Thái Kỳ Lạc, cũng là một nhà đầu tư có tiếng tăm khác, lại cho rằng trong khi các nước như Indonesia, Việt Nam có thể có nhiều cơ hội phát triển đầu tư dựa vào quy mô thị trường, Singapore có thể trở thành “Thung lũng Silicon” của Đông Nam Á.

Ông ước tính khoảng 60% các công ty khởi nghiệp mới nổi trong khu vực đăng ký tại Trung Quốc, nhiều công ty trong số đó không nhất thiết hoạt động ở quê hương của họ và hoạt động kinh doanh chính của họ là các nước khác trong khu vực như Việt Nam.

Chuyên gia Thái Kỳ Lạc chỉ rõ, môi trường chính trị và chính sách ổn định của Singapore, sự coi trọng và chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như luật pháp và quy định kiện toàn… đều là những yếu tố thu hút các công ty đến đăng ký kinh doanh và đầu tư.

Ngoài ASEAN, các khách mời của diễn đàn cũng lạc quan rằng nhiều thành phố của Trung Quốc như Thâm Quyến, Hàng Châu, Nam Kinh cũng có thể trở thành "cực tăng trưởng" thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và sáng tạo trong toàn khu vực.

Chuyên gia Thái Kỳ Lạc cho rằng các thành phố này có những ưu tiên phát triển khác nhau, chẳng hạn như Thâm Quyến có các tập đoàn như Tencent và Huawei làm trụ cột, Hàng Châu có Alibaba, trong khi Nam Kinh tập trung phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Chiến lược phát triển này không những có thể tránh được sự phát triển quá đồng nhất của các thành phố khác nhau mà còn làm cho hệ sinh thái kinh tế tổng thể trở nên sôi động hơn.

Mặt khác, ông Trang Khải Phong rất lạc quan về Thâm Quyến. Ông thẳng thắn nói rằng Thâm Quyến là một thành phố đa dạng, bản thân ông trước đây đã đến thăm nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến và rất ấn tượng về quy mô của nhà máy cũng như công nghệ được sử dụng tại đây.

Singapore và Thâm Quyến đã ký một bản ghi nhớ về Sáng kiến Hợp tác Thành phố Thông minh vào năm 2019. Tháng Sáu năm nay là một bước quan trọng khác để triển khai hợp tác trong ba trụ cột là kết nối kỹ thuật số, khởi nghiệp sáng tạo, trao đổi và phát triển nguồn nhân lực. Do đó, Bắc Kinh cần tạo ra “động cơ chung” để thúc đẩy hai thành phố này trở thành nền kinh tế kỹ thuật số khu vực.
 
Bên trên