Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan: Nhân tố làm thay đổi cuộc chơi

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 493
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Nguồn: Eurasia Review

Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) hiện được xây dựng với chi phí 46 tỷ USD, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng của Pakistan cũng như thắt chặt mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa 2 quốc gia này. CPEC chủ yếu đem lại nhiều lợi ích cho Pakistan, nhưng cũng có những lợi ích kinh tế và chiến lược to lớn đối với Trung Quốc. Tầm quan trọng của CPEC đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là dễ hiểu bởi vì đây là một phần của kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc. CPEC sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan, mối quan hệ vốn có một lịch sử tốt đẹp lâu dài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

CPEC.jpg

Trong hơn 65 năm qua, hai quốc gia đã phát triển một mối quan hệ hợp tác song phương bền chặt trên lĩnh vực thương mại và kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Pakistan trong cả xuất khẩu và nhập khẩu. CPEC sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác kinh tế đầy lợi nhuận giữa hai quốc gia này. Nếu được hoàn thành, kế hoạch này sẽ là khoản chi đầu tư phát triển kinh tế của Trung Quốc ở quốc gia khác lớn nhất tính cho tới hiện tại. CPEC đặt mục tiêu trong 15 năm sẽ tạo ra một hành lang kinh tế từ cảng Gwadar đến khu vực Tân Cương phía Tây Bắc Trung Quốc thông qua tuyến đường cao tốc dài 2700 km từ Kashgar đến Gwadar, các tuyến đường sắt chuyên chở hàng hóa, các đường ống dẫn dầu và khí đốt cùng một tuyến cáp quang.

Dự án sẽ này tạo ra khoảng 700.000 việc làm mới và đóng góp 2,5% vào tăng trưởng GDP của Pakistan. CPEC có một tầm quan trọng không thể phủ nhận về mặt kinh tế và chiến lược đối với Pakistan và Trung Quốc. Hành lang này được gọi là “yếu tố thay đổi cuộc chơi” đối với Pakistan bởi vì nó liên kết Trung Quốc với các thị trường ở Trung Á và Nam Á. Hiện tại, Trung Quốc cách Vịnh Arập khoảng 13.000 km với thời gian vận chuyển hàng hóa gần 45 ngày. CPEC sẽ giúp giảm khoảng cách này xuống chỉ còn xấp xỉ 2500 km (giảm 80%). Thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ rút xuống còn 10 ngày (giảm 78%). Hầu hết thương mại của Trung Quốc hiện đang đi qua tuyến đường biển hẹp của Eo biển Malacca.

Các chuyên gia an ninh hàng đầu cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở châu Á, Hải quân Mỹ có thể phong tỏa Eo biển Malacca làm bóp nghẹt tuyến giao thương của Trung Quốc. Ngoài việc cung cấp một con đường thương mại thay thế, CPEC còn góp phần giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới thị trường châu Âu. Một phần đáng kể của dự án sẽ cung cấp nguồn điện năng cho quốc gia đang “khát năng lượng” Pakistan, một quốc gia vốn phải dựa vào việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than để giải quyết tình trạng thiếu năng lượng đặc trưng bởi những đợt “cắt điện theo kế hoạch” dài hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Dự án được ước lượng sẽ cung cấp thêm 10.400 MW điện với chi phí 15.5 tỷ USD vào năm 2018. Sau năm 2018, thêm 6600 MW sẽ được bổ sung với chi phí 18.3 tỷ USD, làm tăng gấp đôi sản lượng điện hiện tại của Pakistan. CPEC đem lại nhiều lợi ích cho cả Trung Quốc và Pakistan, tuy vậy nó cũng tạo ra nhiều rủi ro an ninh và chính trị. Hiện có 2 mối đe dọa chủ yếu: Sự can thiệp của Ấn Độ và sự nổi loạn của các phần tử ly khai ở Baluchistan nơi cảng Gwadar tọa lạc.

Hai mối đe dọa này có quan hệ chặt chẽ với nhau bởi vì việc bắt giữ các nhân viên tình báo Ấn Độ của Pakistan thời gian gần đây cho thấy rằng chính phủ Ấn Độ đang chi rất nhiều tài lực để ngầm phá hoại dự án CPEC. Ngoài các hoạt động gián điệp, Ấn Độ còn khuyến khích các lực lượng nổi loạn ở Baloch. Tuy nhiên, Pakistan đã được trang bị kỹ càng với đầy đủ cơ sở vật chất và an ninh để đối phó với thách thức này. Chiến dịch Zarb-e-Azb nhận được nhiều sự quan tâm quốc tế đã đẩy lui phần lớn các phần tử cực đoan ra khỏi lãnh thổ Pakistan. Khía cạnh chính trị của dự án đối với Pakistan cũng không phải hoàn toàn “màu hồng”. Luôn có một sự khó khăn nhất định trong việc đạt được sự đồng thuận về bất cứ vấn đề gì. Dự án đập Kalabagh là một ví dụ. Dự án này đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thiếu nước của Pakistan, tuy nhiên nó vấp phải các tranh cãi chính trị gay gắt và vẫn đang chờ xây dựng. CPEC có tiềm năng đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân Pakistan và cho khu vực. Theo một ước tính gần đây, CPEC sẽ phục vụ 3 tỷ người, gần một nửa dân số thế giới. Bởi vậy, một khối kinh tế lớn đang chuẩn bị xuất hiện trong khu vực này.

CPEC sẽ biến Pakistan trở thành cầu nối của 3 “đầu máy tăng trưởng”: Trung Quốc, Trung Á, và Nam Á. Hành lang sẽ tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng của Pakistan, điều này góp phần đảm bảo cho sự ổn định của quốc gia hồi giáo cũng như ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và bạo lực. CPEC sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi nó tạo ra nhiều thuyết âm ưu trong dư luận thế giới. Thông qua việc kết nối tất cả các nền kinh tế trong khu vực, dự án sẽ tạo ra lợi tức lớn tới mức đủ sức lôi kéo Ấn Độ tham gia hành lang để đạt được các lợi ích kinh tế lâu dài.
 
Bài viết liên quan
Bên trên