Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo reuters
Dịch COVID-19 đã tác động xấu đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế và khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, trong đó không ít công ty đình đám bị phá sản. Thế nhưng, dù là một start-up chuyên về dịch vụ chia sẻ xe, Grab vẫn trụ vững trước những cơn gió ngược nhờ mạnh dạn tái cấu trúc hoạt động để thích ứng với môi trường mới.
Nhiều thị trường đã rơi vào cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Không ai có thể đoán trước được cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng này sẽ kéo dài bao lâu và mức độ ảnh hưởng ra sao. Ngay lúc này, Giám đốc điều hành Grab Anthony Tan quyết tâm đặt ra các mục tiêu và đưa ra quyết định dứt khoát ngay cả khi những quyết định đó không được chào đón. Tháng 6/2020, Grab đã sa thải gần 360 nhân viên, tương đương gần 5% lực lượng lao động của công ty, sau khi tiến hành cắt giảm các chi phí hoạt động.
Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với hệ sinh thái khởi nghiệp của Đông Nam Á, trong đó Grab vốn được coi là "chú kỳ lân khởi nghiệp" thành công và được định giá tới 14 tỷ USD theo CB Isnights.
Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Uber Technologies, Inc. (Mỹ) hay Easy Taxi (Brazil) trong lĩnh vực công nghệ đặt xe, Grab đã vươn lên vị trí dẫn đầu khu vực Đông Nam Á nhờ am hiểu thị trường địa phương và phát triển các giải pháp không theo khuôn mẫu.
Grab là một ứng dụng gọi xe do Anthony Tan và Tan Hooi Ling sáng lập năm 2012 tại Malaysia với tên gọi ban đầu MyTeksi. Đến tháng 8/2013, công ty khởi nghiệp này đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi. Năm 2014, GrabTaxi chuyển trụ sở chính sang Singapore. Đầu năm 2016, công ty đổi tên thành Grab. Ra đời sau Uber 3 năm, ngay từ đầu Grab đã bị xem là “bản sao” của start-up do Travis Kalanick sáng lập. Xét về cả kinh nghiệm và giá trị công ty, Grab đều được xếp ở “chiếu dưới”. Thế nhưng, nhờ những chiến lược riêng của mình, Grab đã khiến Uber bị tụt lại phía sau trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần.
Grab cho biết ứng dụng của họ đã có tổng cộng 198 triệu lượt tải xuống. Hoạt động tại 351 thành phố trên 8 quốc gia Đông Nam Á, Grab đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu vào năm 2018 khi Uber bán lại mảng kinh doanh trong khu vực cho công ty khởi nghiệp này sau cuộc chiến kéo dài 5 năm đầy tốn kém. Đổi lại, Uber có cổ phần trong Grab.
Khi các biện pháp hạn chế đi lại được áp đặt để ngăn chặn dịch COVID-19, Grab nhận thấy nhu cầu về hoạt động kinh doanh chở khách tại khu vực 650 triệu dân này giảm sút, nhưng sau đó gần 150.000 tài xế của Grab đã chuyển sang trở thành người giao hàng tận nhà cho khách hàng. Trong kế hoạch chuẩn bị cho những hoạt động trong tương lai của công ty khi phần lớn mọi người phải làm việc tại nhà do dịch bệnh, nhà đồng sáng lập Grab cho biết giao đồ ăn dần trở thành điều gì đó rất bình thường, các hoạt động mua hộ đồ thực phẩm/đồ dùng và giao đến cho khách hàng cũng đang phát triển rất nhanh cùng với sự tăng tốc của dịch vụ thanh toán không tiền mặt, và những thói quen này sẽ thay đổi dù có hay không có vắc-xin điều trị COVID-19.
Grab đang dồn hết "tài nguyên" vào hoạt động giao hàng khi mảng kinh doanh liên quan đến thực phẩm mới chỉ được hai năm tuổi này đã "vượt mặt" mảng kinh doanh chở khách, vốn là phân khúc lớn nhất của Grab. Công ty chia sẻ xe này đã phải điều chỉnh kế hoạch cho các ngành dọc như dịch vụ du lịch và khách sạn khi người tiêu dùng buộc phải ở nhà. Thay vào đó, Grab đang đẩy mạnh các dịch vụ tài chính thông qua việc gia tăng các giao dịch thanh toán số. Các dịch vụ tài chính hiện tại của Grab bao gồm quản lý tài sản, bảo hiểm, và cho vay tài chính.
Trước đó, với sự hậu thuẫn của Didi Chuxing (Trung Quốc) và MUFG (Nhật Bản), Grab đang chuyển mình trở thành một siêu ứng dụng phổ biến. Thế nhưng do đại dịch COVID-19, Grab phải đẩy nhanh các kế hoạch, bao gồm việc cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho các tài xế và người bán hàng trên nền tảng. Với hơn 9 triệu tài xế và nhân viên, Grab cũng đang chờ kết quả sau khi nộp đơn xin cấp phép mở hoạt động ngân hàng kỹ thuật số tại Singapore hồi tháng 12/2019. Cụ thể, Grab đã "bắt tay" với công ty đồng hương Singtel để thành lập một công-xoóc-xi-om, trong đó Grab sở hữu 60% cổ phần còn Singtel nắm giữ 40%, để cung cấp một loạt dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số.
Giám đốc cao cấp Reuben Lai của Grab Financial Group cho hay bước đi thích hợp tiếp theo là xây dựng một ngân hàng kỹ thuật số “coi khách hàng làm trung tâm”, cung cấp một loạt dịch vụ ngân hàng và tài chính dễ tiếp cận, minh bạch và chi phí hợp lý.
Grab kỳ vọng với các kế hoạch trên, doanh nghiệp này sẽ sớm có được một diện mạo và vị thế mới.
Dịch COVID-19 đã tác động xấu đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế và khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, trong đó không ít công ty đình đám bị phá sản. Thế nhưng, dù là một start-up chuyên về dịch vụ chia sẻ xe, Grab vẫn trụ vững trước những cơn gió ngược nhờ mạnh dạn tái cấu trúc hoạt động để thích ứng với môi trường mới.
Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên đối với hệ sinh thái khởi nghiệp của Đông Nam Á, trong đó Grab vốn được coi là "chú kỳ lân khởi nghiệp" thành công và được định giá tới 14 tỷ USD theo CB Isnights.
Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Uber Technologies, Inc. (Mỹ) hay Easy Taxi (Brazil) trong lĩnh vực công nghệ đặt xe, Grab đã vươn lên vị trí dẫn đầu khu vực Đông Nam Á nhờ am hiểu thị trường địa phương và phát triển các giải pháp không theo khuôn mẫu.
Grab là một ứng dụng gọi xe do Anthony Tan và Tan Hooi Ling sáng lập năm 2012 tại Malaysia với tên gọi ban đầu MyTeksi. Đến tháng 8/2013, công ty khởi nghiệp này đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi. Năm 2014, GrabTaxi chuyển trụ sở chính sang Singapore. Đầu năm 2016, công ty đổi tên thành Grab. Ra đời sau Uber 3 năm, ngay từ đầu Grab đã bị xem là “bản sao” của start-up do Travis Kalanick sáng lập. Xét về cả kinh nghiệm và giá trị công ty, Grab đều được xếp ở “chiếu dưới”. Thế nhưng, nhờ những chiến lược riêng của mình, Grab đã khiến Uber bị tụt lại phía sau trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần.
Grab cho biết ứng dụng của họ đã có tổng cộng 198 triệu lượt tải xuống. Hoạt động tại 351 thành phố trên 8 quốc gia Đông Nam Á, Grab đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu vào năm 2018 khi Uber bán lại mảng kinh doanh trong khu vực cho công ty khởi nghiệp này sau cuộc chiến kéo dài 5 năm đầy tốn kém. Đổi lại, Uber có cổ phần trong Grab.
Khi các biện pháp hạn chế đi lại được áp đặt để ngăn chặn dịch COVID-19, Grab nhận thấy nhu cầu về hoạt động kinh doanh chở khách tại khu vực 650 triệu dân này giảm sút, nhưng sau đó gần 150.000 tài xế của Grab đã chuyển sang trở thành người giao hàng tận nhà cho khách hàng. Trong kế hoạch chuẩn bị cho những hoạt động trong tương lai của công ty khi phần lớn mọi người phải làm việc tại nhà do dịch bệnh, nhà đồng sáng lập Grab cho biết giao đồ ăn dần trở thành điều gì đó rất bình thường, các hoạt động mua hộ đồ thực phẩm/đồ dùng và giao đến cho khách hàng cũng đang phát triển rất nhanh cùng với sự tăng tốc của dịch vụ thanh toán không tiền mặt, và những thói quen này sẽ thay đổi dù có hay không có vắc-xin điều trị COVID-19.
Grab đang dồn hết "tài nguyên" vào hoạt động giao hàng khi mảng kinh doanh liên quan đến thực phẩm mới chỉ được hai năm tuổi này đã "vượt mặt" mảng kinh doanh chở khách, vốn là phân khúc lớn nhất của Grab. Công ty chia sẻ xe này đã phải điều chỉnh kế hoạch cho các ngành dọc như dịch vụ du lịch và khách sạn khi người tiêu dùng buộc phải ở nhà. Thay vào đó, Grab đang đẩy mạnh các dịch vụ tài chính thông qua việc gia tăng các giao dịch thanh toán số. Các dịch vụ tài chính hiện tại của Grab bao gồm quản lý tài sản, bảo hiểm, và cho vay tài chính.
Trước đó, với sự hậu thuẫn của Didi Chuxing (Trung Quốc) và MUFG (Nhật Bản), Grab đang chuyển mình trở thành một siêu ứng dụng phổ biến. Thế nhưng do đại dịch COVID-19, Grab phải đẩy nhanh các kế hoạch, bao gồm việc cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho các tài xế và người bán hàng trên nền tảng. Với hơn 9 triệu tài xế và nhân viên, Grab cũng đang chờ kết quả sau khi nộp đơn xin cấp phép mở hoạt động ngân hàng kỹ thuật số tại Singapore hồi tháng 12/2019. Cụ thể, Grab đã "bắt tay" với công ty đồng hương Singtel để thành lập một công-xoóc-xi-om, trong đó Grab sở hữu 60% cổ phần còn Singtel nắm giữ 40%, để cung cấp một loạt dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số.
Giám đốc cao cấp Reuben Lai của Grab Financial Group cho hay bước đi thích hợp tiếp theo là xây dựng một ngân hàng kỹ thuật số “coi khách hàng làm trung tâm”, cung cấp một loạt dịch vụ ngân hàng và tài chính dễ tiếp cận, minh bạch và chi phí hợp lý.
Grab kỳ vọng với các kế hoạch trên, doanh nghiệp này sẽ sớm có được một diện mạo và vị thế mới.