Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Giao dịch sạch gàu, mát lạnh cùng Head and Shoulder?
- Mô hình này nổi tiếng không phải do có cùng tên với một loại dầu gội đầu, mà do đây là một trong những mô hình hiệu quả bậc nhất với những trader thích giao dịch trong các con sóng đảo chiều.
- Mô hình Vai Đầu Vai (Head And Shoulders) là mô hình giá xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, báo hiệu đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm, hoặc ngược lại.
- Trong xu hướng tăng, giá tạo thành một đỉnh (vai trái), tiếp theo là một đỉnh cao hơn (đầu) và sau đó là một đỉnh thấp hơn (vai phải). Khi giá đi xuống phá vỡ đường neckline, mô hình giá VĐV được hoàn thành.
- Mô hình giá này được đặt tên là Vai Đầu Vai vì khi nhìn vào nó bạn sẽ liên tưởng đến đầu và 2 vai của một cơ thể.
- Ví dụ về mô hình VĐV mẫu:
- Đỉnh của 2 Vai không cần phải bằng nhau
- Đường neckline không cần phải là đường ngang (tức là 2 đáy giữa không cần bằng nhau)
- Nếu giá chưa phá đường neckline, mô hình VĐV chưa được hoàn thành. Giá có thể đi lên để hình thành mô hình giá khác hoặc chẳng là mô hình nào cả.
- Vai đầu vai hoặc các mô hình đảo chiều khác, đều là dấu hiệu của việc nhóm người làm chủ xu hướng chính đã trở nên mệt mỏi, họ đã quá mệt với việc tạo ra các đỉnh cao hơn hay đáy cao hơn để khẳng định xu hướng của mình tức là động lực giá đã suy yếu. Vì thế, đây là một dấu hiệu của sự đảo chiều.
- Sau khi tạo ra 1 HH đỉnh cao hơn (phần đầu) phe mua đã tiếp tục mua với mong muốn sẽ đẩy thêm 1 đỉnh cao hơn nữa, nhưng họ đã cạn kiệt sức lực, chính vì vậy không thể nào đẩy lên cao hơn nên đã hình thành ra vai phải, một LH (đỉnh thấp hơn).
- Cần lưu ý mô hình phải theo đúng thứ tự Vai- Đầu- Vai mới có tác dụng. Nếu đảo lộn xộn thứ tự lại (như vai vai đầu, đầu vai vai, vai đầu hai bàn chân,…) mô hình sẽ không còn đúng nữa. Bởi nhờ sự kết hợp giữa các đỉnh cao hơn với đáy cao hơn trong sự tương tác phát triển ở một xu hướng tăng thì mô hình mới có thể hình thành, như vai và đầu con người vậy. Tuy nhiên, để mô hình được xác nhận thì phải có sự hỗ trợ của đường neckline (viền cổ) và bằng cách phá vỡ đường viền, đặc biệt khi nến được đóng cửa dưới đường Neckline (giao dịch Breakout) xác nhận mô hình vai đầu vai thực sự đã hình thành.
Tương tự với mô hình vai đầu vai đảo ngược.
II - Giao dịch với mô hình vai-đầu-vai
Điểm cắt lỗ:
- Điểm cắt lỗ đẹp và hợp lý nhất mà bạn có thể thấy ở một mô hình vai đầu vai là trên đỉnh vai phải, vì nếu giá có xu hướng thành lập đỉnh mới cao hơn vai phải, có nghĩa là mô hình đã thất bại, không còn gì để mong chờ ở đây cả.
- Nếu bạn cắt lỗ ở phần “đầu” của mô hình, thì cũng được thôi, cẩn thận không bao giờ là thừa cả. Nhưng, điều này có thể dẫn đến cho bạn một tỉ lệ reward/risk không đẹp, về lâu về dài, điều này sẽ phá hủy số lợi nhuận đáng có của bạn.
Điểm chốt lời:
- Có nhiều phương án chốt lời cho mô hình vai đầu vai, nhưng tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 cách phổ biến nhất:
- Chốt lời với tỉ lệ reward/risk theo kỷ luật giao dịch của mình
Chốt lời theo phần đầu
- Quan trọng: Điểm vào lệnh
- Đơn giản thôi, có 2 loại điểm vào lệnh cho các trader với mẫu hình này:
- Vào ngay điểm phá neckline
- Vào ở điểm retest neckline
III - Tại sao tôi lại đưa điểm vào lệnh ở mục gần cuối?
- Vì với tôi đây vốn đã là một mô hình rất hiệu quả (tỉ lệ thuận với độ kỷ luật của bạn), nhưng điểm vào lệnh chính là thứ tạo nên sự khác biệt giữa các dòng tư duy. Không có điểm vào lệnh sai, mỗi điểm vào sẽ có một lợi thế khác nhau. Nếu bạn là người đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trên thị trường, bạn sẽ không muốn mình tiếp tục bỏ lỡ, vì thế bạn sẽ vào lệnh ngay khi giá phá neckline để phòng giá “chạy luôn”. Và nếu bạn không vào khi giá vừa phá neckline, mà đợi điểm vào ở tình huống retest, hẳn là bạn đã sương máu với thị trường lắm rồi, để biết giá trị của một điểm vào đẹp (vị thế đẹp và giá đã khẳng định xu hướng).
- Không quan trọng bạn đúng hay bạn sai, quan trọng là đúng thì mất bao nhiêu và sai thì mất bao nhiêu.