Wikifx VN
Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
-
Wikifx VN
Lời nói đầu:Nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nhiều quốc gia có thể cần tái cơ cấu nợ sau cuộc khủng hoảng COVID-19 và sự suy giảm kinh tế.
Phát biểu tại một sự kiến trực tuyến do Đại học Oxford tổ chức, bà Gita Gopinath cho hay hiện tại chưa có khủng hoảng nợ, nhưng sẽ xuất hiện “nhu cầu giảm nợ cho các quốc gia nghèo trên thế giới” do dịch COVID-19 gây ra.
Bà Gita Gopinath nói rằng có thể có “nhu cầu tái cơ cấu nợ ở nhiều quốc gia” khi khoảng 40% quốc gia thu nhập thấp vốn đang trong tình trạng khủng hoảng nợ hoặc có nguy cơ cao rơi vào tình trạng này, và số lượng ngày càng gia tăng.
Bình luận trên được đưa ra một ngày trước khi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và các chủ nợ chính thức của Câu lạc bộ Paris (Paris Club) tổ chức hội nghị cấp cao về nợ, dòng vốn và tài chính bền vững trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Các Bộ trưởng Tài chính G20, người đứng đầu IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) và các chủ nợ khu vực tư nhân sẽ thảo luận về các lựa chọn để đối phó với dòng tiền chảy khỏi các thị trường mới nổi, thách thức nợ và cách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh đó, bà Gopinath và các chuyên gia tài chính quốc tế khác tin rằng đề xuất hoãn trả nợ của các quốc gia nghèo nhất của G20 đến cuối năm này sẽ được gia hạn. Thêm vào đó, lĩnh vực tư nhân liên tục được kêu gọi tăng cường tham gia chương trình hoãn trả nợ của G20.
Cũng trong sự kiện trên, nhà kinh tế trưởng mới được bổ nhiệm của WB Carmen Reinhart cho hay thời gian ban đầu đối với sáng kiến nợ của G20 sẽ phải được xem xét lại và quá trình tái cơ cấu nợ cần phải nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kiểm tra mức độ uy tín của sàn với ứng dụng WikiFX: bit.ly/wikifxVN
Phát biểu tại một sự kiến trực tuyến do Đại học Oxford tổ chức, bà Gita Gopinath cho hay hiện tại chưa có khủng hoảng nợ, nhưng sẽ xuất hiện “nhu cầu giảm nợ cho các quốc gia nghèo trên thế giới” do dịch COVID-19 gây ra.
Bà Gita Gopinath nói rằng có thể có “nhu cầu tái cơ cấu nợ ở nhiều quốc gia” khi khoảng 40% quốc gia thu nhập thấp vốn đang trong tình trạng khủng hoảng nợ hoặc có nguy cơ cao rơi vào tình trạng này, và số lượng ngày càng gia tăng.
Bình luận trên được đưa ra một ngày trước khi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và các chủ nợ chính thức của Câu lạc bộ Paris (Paris Club) tổ chức hội nghị cấp cao về nợ, dòng vốn và tài chính bền vững trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Các Bộ trưởng Tài chính G20, người đứng đầu IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) và các chủ nợ khu vực tư nhân sẽ thảo luận về các lựa chọn để đối phó với dòng tiền chảy khỏi các thị trường mới nổi, thách thức nợ và cách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh đó, bà Gopinath và các chuyên gia tài chính quốc tế khác tin rằng đề xuất hoãn trả nợ của các quốc gia nghèo nhất của G20 đến cuối năm này sẽ được gia hạn. Thêm vào đó, lĩnh vực tư nhân liên tục được kêu gọi tăng cường tham gia chương trình hoãn trả nợ của G20.
Cũng trong sự kiện trên, nhà kinh tế trưởng mới được bổ nhiệm của WB Carmen Reinhart cho hay thời gian ban đầu đối với sáng kiến nợ của G20 sẽ phải được xem xét lại và quá trình tái cơ cấu nợ cần phải nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kiểm tra mức độ uy tín của sàn với ứng dụng WikiFX: bit.ly/wikifxVN