IMF lo ngại triển vọng kinh tế toàn cầu có thể xấu hơn nhiều so với dự báo trong tháng 4

Wikifx VN
Wikifx VN
Bình luận: 0Lượt xem: 497
Wikifx VN

Wikifx VN

Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
  • Wikifx VN

    Wikifx VN

Lời nói đầu:Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã diễn biến xấu đi kể từ lần dự báo mới nhất của tổ chức vào ba tuần trước, thế giới cần chuẩn bị cho những làn sóng hỗn loạn trên thị trường tài chính có khả năng xảy ra trong thời gian tới.

image.png

Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã diễn biến xấu đi kể từ lần dự báo mới nhất của tổ chức vào ba tuần trước, thế giới cần chuẩn bị cho những làn sóng hỗn loạn trên thị trường tài chính có khả năng xảy ra trong thời gian tới.
Đối với các quốc gia đang phát triển, nhu cầu cần kíp hỗ trợ tài chính có thể sẽ vượt xa mức 2.5 nghìn tỷ đô la Mỹ mà IMF đã dự kiến trước đó, nhận định từ nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath trong một webcast vào thứ Năm do Hội đồng Quan hệ đối ngoại tổ chức. Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ sử dụng tất cả 1 nghìn tỷ đô la trong nguồn lực cho vay hiện tại và cũng sẽ trao đổi với các quốc gia về những khoản hỗ trợ cần thiết, Gopinath bổ sung thêm.
“Chúng tôi ý thức được rằng cuộc khủng hoảng này sẽ còn tiếp tục kéo dài, mọi thứ đều có thể trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, vấn đề dịch bệnh cũng chưa được giải quyết”.
cho biết trong báo cáo World Economic Outlook vào ngày 14 tháng 4 rằng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm nay, trong trường hợp đại dịch được khống chế vào khoảng thời gian nửa cuối năm và các biện pháp phong tỏa dần dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên thì viễn cảnh này “có vẻ ngày càng xa vời”.

Triển vọng tháng 4 của IMF cũng phác thảo ra ba kịch bản thay thế khi dịch bệnh có thể kéo dài hơn dự kiến, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại vào năm 2021 hoặc cả hai. Trường hợp đại dịch kéo dài sẽ khiến GDP trong năm nay giảm 3% so với mức cơ sở, sẽ xóa sạch 3% GDP trong năm nay so với đường cơ sở, trường hợp kéo dài cộng với bùng phát trở lại vào năm sau có khả năng sẽ xóa sổ 8% GDP của 2021.
Cũng trong webcast này, Kenneth Rogoff, giáo sư tại Đại học Harvard và là một trong những người tiền nhiệm của Gopinath tại IMF, nói rằng một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về khả năng thanh toán, thậm chí sẽ cần phải xóa nợ thay vì chỉ trì hoãn thời gian thanh toán.
 
Xem nhiều nhất
  • Giá vàng 14/8/2020
  • Điểm tin Forex cùng Henry.
  • Có nên đầu tư VÀNG lúc này?
  • Bên trên