IMF sử dụng công cụ SDR để cung cấp thanh khoản

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 840
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

IMF sử dụng các công cụ vốn có để bơm thanh khoản cho các nước thành viên. Không chỉ Mỹ hay EU gặp vấn đề kinh tế mà cả các nước nghèo cũng tương tự. Nguồn vốn mới có thể giúp các chính phủ nước nghèo cầm cự.

SDR và thanh khoản:
- Quyền rút vốn đặc biệt SDR hay mã XDR là đồng tiền quy ước dựa trên USD, EUR, JPY, GBP và CNY là đồng tiền chính thức của IMF. Như một loại cổ phiếu vậy, các quốc gia thành viên nắm giữ một lượng nhất định. IMF cuối cùng đã phê duyệt khoản phân bổ SDR mới trị giá 250 tỷ đô la nhằm tăng cường thanh khoản cho các quốc gia thiếu tiền mặt trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Đây là một đợt bơm thanh khoản khổng lồ trong đó IMF đóng vai trò tương tự như một ngân hàng trung ương, in tiền mới, dưới sự hỗ trợ của nhiều bộ trưởng tài chính, nhà kinh tế học nổi tiếng và các nhóm phi lợi nhuận. Nó có thể cung cấp hàng trăm tỷ đô la dự trữ ngoại hối cần thiết cho tất cả 189 quốc gia thành viên của IMF và các quan chức tài chính đang tranh luận về vấn đề này trong các cuộc họp IMF ảo và Ngân hàng Thế giới trong tuần này. Việc này tạo điều kiện cho các nước vốn có nợ cao như Argentina và Zimbawe được tiếp cận với dòng tiền.

1587032775064.png

- Tuy nhiên, Mỹ phản đối vì không muốn 2 nước Iran và Trung Quốc được tiếp cấn số tiền này mà không có ràng buộc. Trump sau việc không hỗ trợ WHO thì nay lại muốn tiếp tục với IMF vì muốn hạn chế ảnh hưởng của Iran và Trung Quốc.
- Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva đã đưa ra ý tưởng về việc phát hành SDR trị giá 500 tỷ USD vào tháng 3 cho các quan chức tài chính G20 cũng thừa nhận sự không đồng thuận từ Hoa Kỳ. Nỗ lực của IMF là thuyết phục các nước giàu hơn quyên góp hoặc cho vay SDR hiện tại hoặc chưa sử dụng của họ các cơ sở của IMF cho các nước nghèo. Quỹ đang cố gắng tăng gấp ba nguồn lực trong Quỹ Giảm nghèo và Ủy thác Tăng trưởng lên 18 tỷ đô la.

1587032858429.png

Trở lực từ Mỹ:
- Sự phản đối của chính quyền Trump xuất hiện vào thời điểm căng thẳng của Mỹ với Trung Quốc đang tăng cao do các cáo buộc lẫn nhau về nguồn bệnh và một cuộc chiến thương mại kéo dài. Căng thẳng Mỹ-Iran gần như sôi sục trong cuộc xung đột vũ trang hồi tháng 1 khi Mỹ hạ sát tướng lĩnh Iran.
- Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã thúc ép IMF tập trung vào việc nhanh chóng triển khai 1 nghìn tỷ đô la trong các nguồn lực hiện có, bao gồm mở rộng các khoản vay khẩn cấp và tài trợ cho hơn 100 quốc gia đã tìm kiếm viện trợ thay vì yêu cầu các cổ đông thế chấp SDR. Quan chức tại IMF biết rằng phải thuyết phục phía Mỹ nhằm đạt được đồng thuận hoàn toàn.
 
Xem nhiều nhất
  • Giá vàng 14/8/2020
  • Điểm tin Forex cùng Henry.
  • Có nên đầu tư VÀNG lúc này?
  • Học Forex Online

    *Được tài trợ Livestream

    Theo dõi chúng tôi

    Bên trên