Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trang South China Morning Post mới đây đăng bài viết nhận định việc sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) tại Indonesia đã đạt được động lực trong những năm gần đây nhờ vào các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) và ngày càng có nhiều công ty Indonesia làm ăn với những công ty ở Trung Quốc.
Theo Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Xiao Qian, trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã nổi lên là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với thương mại song phương đạt 79,4 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp 10 lần so với con số năm 2000. Hơn 2 triệu khách du lịch Trung Quốc mỗi năm đã đến thăm Indonesia trong những năm gần đây. Trung Quốc cũng là nước tiếp nhận sinh viên Indonesia lớn thứ hai, với hơn 10.000 học sinh đang theo học tại nước này.
Dino Patti Djalal, cựu Thứ trưởng ngoại giao Indonesia, cho biết khối lượng thương mại tăng nhanh này đã khiến ngày càng nhiều công ty Indonesia sử dụng đồng NDT khi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc.
Còn theo ông Kimin Tanoto, Chủ tịch tập đoàn thép Gunung của Indonesia, đồng NDT sẽ là một trong những đồng tiền thanh toán chính của thế giới trong tương lai. Công ty có kế hoạch bắt đầu sử dụng đồng NDT thay vì đồng rupiah trong tương lai như "quản lý rủi ro". Nếu các điều kiện phù hợp, công ty sẵn sàng thực hiện các giao dịch mua hàng hóa từ Trung Quốc bằng đồng NDT. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng một số công ty Trung Quốc vẫn thích nắm giữ đồng USD trong ngân hàng do sức mạnh tương đối của đồng bạc xanh.
Báo cáo do Ban điều phối đầu tư Indonesia công bố vào tháng 1/2020 cho thấy không chỉ cộng đồng doanh nghiệp Indonesia mà ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng đồng NDT để dự trữ ngoại tệ. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Indonesia năm 2019 với 4,7 tỷ USD, chỉ sau Singapore là 6,5 tỷ USD.
Ông Dino Patti Djalal cho biết, hiện nay thương mại của Indonesia với Trung Quốc gấp hơn hai lần thương mại của nước này với Mỹ. Mặc dù có một số lo ngại trong việc sử dụng đồng NDT do những bất ổn do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, song đồng tiền này sẽ được sử dụng ngày càng nhiều bởi các nền kinh tế ASEAN, đặc biệt khi nền kinh tế Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế phục hồi trong quý II/2020 sau cú sốc lớn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Sau khi giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước trong quý I/2020, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 3,2% trong quý II/2020. Sau khi các biện pháp kiểm soát đại dịch bắt đầu có hiệu quả, hoạt động kinh tế phục hồi trở lại khoảng 90% mức trước đại dịch vào cuối tháng 4/2020.
Trong khi đó, GDP của Indonesia giảm 5,32% so với cùng kỳ năm 2019 trong quý II/2020 do nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tiếp tục đối mặt với một trong những đợt bùng phát dịch lớn nhất khu vực, riêng thủ đô Jakarta ghi nhận trung bình hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày trong tháng Chín.
Ông Wisnu Wardana, một nhà kinh tế của ngân hàng Danamon của Indonesia, cho biết tỷ lệ giao dịch được thực hiện bằng đồng NDT trong tổng hoạt động thương mại quốc tế của nước này đã tăng từ 0,5% trong năm 2016 lên 2% trong nửa đầu năm nay, tương đương giá trị nhập khẩu khoảng 2,7 tỷ USD.
Các dự án trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) như tuyến đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD được triển khai để kết nối thủ đô Jakarta với trung tâm dệt may Bandung đã bị trì hoãn ít nhất đến năm 2022 do thiếu lao động và đây cũng là dự án chiếm một phần lớn trong việc sử dụng đồng NDT ở Indonesia. Bên cạnh đó, đồng NDT cũng được sử dụng trong các lĩnh vực như sản phẩm hóa chất, điện tử, thực phẩm và đồ uống, vận chuyển, văn phòng phẩm và nhựa…
Sự tăng trưởng của đồng NDT ở Indonesia cũng được thúc đẩy bởi một Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trong ba năm được ký kết giữa ngân hàng trung ương hai nước vào năm 2018. Thỏa thuận cho phép hai bên hoán đổi tổng cộng 200 tỷ NDT (29,6 tỷ USD) lấy 440.000 tỷ rupiah Indonesia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại song phương và hỗ trợ thanh khoản cho thị trường tài chính.
Đầu tháng 9/2020, các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Mỹ Morgan Stanley dự báo rằng đồng NDT có thể vượt qua đồng yen Nhật và bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ ba thế giới vào năm 2030, chiếm từ 5% đến 10% dự trữ ngoại hối toàn cầu.
Theo Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Xiao Qian, trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã nổi lên là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với thương mại song phương đạt 79,4 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp 10 lần so với con số năm 2000. Hơn 2 triệu khách du lịch Trung Quốc mỗi năm đã đến thăm Indonesia trong những năm gần đây. Trung Quốc cũng là nước tiếp nhận sinh viên Indonesia lớn thứ hai, với hơn 10.000 học sinh đang theo học tại nước này.
Dino Patti Djalal, cựu Thứ trưởng ngoại giao Indonesia, cho biết khối lượng thương mại tăng nhanh này đã khiến ngày càng nhiều công ty Indonesia sử dụng đồng NDT khi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc.
Còn theo ông Kimin Tanoto, Chủ tịch tập đoàn thép Gunung của Indonesia, đồng NDT sẽ là một trong những đồng tiền thanh toán chính của thế giới trong tương lai. Công ty có kế hoạch bắt đầu sử dụng đồng NDT thay vì đồng rupiah trong tương lai như "quản lý rủi ro". Nếu các điều kiện phù hợp, công ty sẵn sàng thực hiện các giao dịch mua hàng hóa từ Trung Quốc bằng đồng NDT. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng một số công ty Trung Quốc vẫn thích nắm giữ đồng USD trong ngân hàng do sức mạnh tương đối của đồng bạc xanh.
Báo cáo do Ban điều phối đầu tư Indonesia công bố vào tháng 1/2020 cho thấy không chỉ cộng đồng doanh nghiệp Indonesia mà ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng đồng NDT để dự trữ ngoại tệ. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Indonesia năm 2019 với 4,7 tỷ USD, chỉ sau Singapore là 6,5 tỷ USD.
Ông Dino Patti Djalal cho biết, hiện nay thương mại của Indonesia với Trung Quốc gấp hơn hai lần thương mại của nước này với Mỹ. Mặc dù có một số lo ngại trong việc sử dụng đồng NDT do những bất ổn do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, song đồng tiền này sẽ được sử dụng ngày càng nhiều bởi các nền kinh tế ASEAN, đặc biệt khi nền kinh tế Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế phục hồi trong quý II/2020 sau cú sốc lớn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Sau khi giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước trong quý I/2020, Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 3,2% trong quý II/2020. Sau khi các biện pháp kiểm soát đại dịch bắt đầu có hiệu quả, hoạt động kinh tế phục hồi trở lại khoảng 90% mức trước đại dịch vào cuối tháng 4/2020.
Trong khi đó, GDP của Indonesia giảm 5,32% so với cùng kỳ năm 2019 trong quý II/2020 do nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tiếp tục đối mặt với một trong những đợt bùng phát dịch lớn nhất khu vực, riêng thủ đô Jakarta ghi nhận trung bình hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày trong tháng Chín.
Ông Wisnu Wardana, một nhà kinh tế của ngân hàng Danamon của Indonesia, cho biết tỷ lệ giao dịch được thực hiện bằng đồng NDT trong tổng hoạt động thương mại quốc tế của nước này đã tăng từ 0,5% trong năm 2016 lên 2% trong nửa đầu năm nay, tương đương giá trị nhập khẩu khoảng 2,7 tỷ USD.
Các dự án trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) như tuyến đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD được triển khai để kết nối thủ đô Jakarta với trung tâm dệt may Bandung đã bị trì hoãn ít nhất đến năm 2022 do thiếu lao động và đây cũng là dự án chiếm một phần lớn trong việc sử dụng đồng NDT ở Indonesia. Bên cạnh đó, đồng NDT cũng được sử dụng trong các lĩnh vực như sản phẩm hóa chất, điện tử, thực phẩm và đồ uống, vận chuyển, văn phòng phẩm và nhựa…
Sự tăng trưởng của đồng NDT ở Indonesia cũng được thúc đẩy bởi một Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trong ba năm được ký kết giữa ngân hàng trung ương hai nước vào năm 2018. Thỏa thuận cho phép hai bên hoán đổi tổng cộng 200 tỷ NDT (29,6 tỷ USD) lấy 440.000 tỷ rupiah Indonesia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại song phương và hỗ trợ thanh khoản cho thị trường tài chính.
Đầu tháng 9/2020, các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Mỹ Morgan Stanley dự báo rằng đồng NDT có thể vượt qua đồng yen Nhật và bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ ba thế giới vào năm 2030, chiếm từ 5% đến 10% dự trữ ngoại hối toàn cầu.