Khi những “chú sâu” kinh tế len lỏi vào các trường đại học Mỹ

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 449
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo Bloomberg

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, vấn đề tuyển sinh tại các trường đại học Mỹ một lần nữa tạo ra sự tranh cãi.

1599149792821.png


Giới quan sát cho rằng các điều kiện khó khăn đã buộc nhiều trường đại học của nền kinh tế lớn nhất thế giới phải nhận thêm sinh viên từ các gia đình giàu có. Hậu quả là tình trạng bất công trong tuyển sinh đại học ở xã hội Mỹ có xu hướng tăng cao.

* Tiền: Động cơ tuyển sinh thật sự?

Mới đây nhất, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc trường đại học Yale có những hành động phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á và người da trắng trong quy trình tuyển sinh của trường sau một cuộc điều tra kéo dài hai năm.
Một mặt, diễn biến này đã gây ra nhiều tranh luận gay gắt trong các hệ tư tưởng và đảng phái. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để xã hội Mỹ suy nghĩ lại về mục đích thật sự của tuyển sinh đại học. Trong đó, câu hỏi quan trọng nhất là yếu tố nào quyết định việc một sinh viên được nhận vào những trường thuộc top đầu?

Nhiều người cho rằng việc các trường đại học lựa chọn sinh viên dựa trên khả năng là điều nên làm. Tuy nhiên, liệu xã hội có thực sự thu lợi từ việc phân bổ nguồn lực giáo dục vào những người vốn đã xuất sắc?

Môi trường đại học mang đến cho con người ta những mối quan hệ mới. Dù vậy, việc để tất cả những người có năng lực nhất tiếp xúc và hình thành tình bạn, thậm chí là kết hôn với những người khác cũng được cho là xuất sắc khác có vẻ như đang phản tác dụng.

Trong khi đó, không có gì đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên giáo dục sẽ chuyển thành năng suất làm việc, bởi các ngôi trường có xu hướng chọn lọc những sinh viên ưu tú nhất sang các ngành nghề thời thượng như tài chính và tư vấn, trong khi đây là những ngành nghề mang lại ít giá trị hơn cho nền kinh tế.

Các trường đại học lập luận rằng những người có năng lực cao hơn - được đánh giá trên khía cạnh là thông minh hơn và có định hướng hơn - sẽ có khả năng sử dụng tốt hơn nguồn lực lợi thế của các trường xếp hạng cao. Theo quan điểm này, sự không phù hợp giữa trình độ học vấn và trình độ năng lực của học sinh sẽ dẫn đến sự thất vọng, học sinh bỏ học và lãng phí nguồn lực.

Tuy nhiên, có một điều mà giới quan sát nhận ra, đó là thông thường các trường đại học sẽ không hành động vì lợi ích của xã hội. Họ có động cơ của riêng mình, trong đó tiền là một trong những động cơ lớn nhất.

* Chọn phụ huynh, hay tuyển học sinh?

Các trường đại học thường có ba nguồn thu chính, từ chính phủ, học phí và tiền quyên góp. Tuy nhiên, nguồn tiền tài trợ của chính phủ đã giảm trong gần 20 năm nay và hiện chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tài chính của các trường. Thậm chí, những trường ưu tú như Yale sẽ nhận được ít hơn, vì họ là trường tư thục.

Do vậy, các ngôi trường phần lớn phụ thuộc vào học phí và tiền quyên góp để hoạt động. Trong đó, học phí đại học dù đã tăng trong những năm qua nhưng mức tăng gần như không đáng kể. Ở các trường ưu tú, học phí ròng - mức giá mà sinh viên thực sự phải trả - không có nhiều thay đổi so với ở thời điểm cách đây 20 năm.
Trong bối cảnh đó, thay vì tăng giá tổng thể, các trường đại học đã chọn cách tăng giá đối với sinh viên giàu có, trong khi sử dụng các công cụ hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu để điều chỉnh giảm mức giá mà những sinh viên có điều kiện khiêm tốn hơn phải trả.

Điều này đã vô tình mang lại cho các trường một động lực rõ ràng để tiếp nhận sinh viên từ các gia đình giàu có, bởi trong khi một sinh viên giàu có mang lại lợi nhuận cho trường thì một sinh viên nghèo lại là hiện thân của thua lỗ tài chính.

Ngoài ra, các khoản quyên góp cũng trở thành một nguồn thu quan trọng của nhiều trường đại học, đặc biệt là đối với những trường ưu tú như Yale. Trong đó, các quỹ từ thiện và quỹ cựu sinh viên (thường do các cựu sinh viên kiểm soát) là hai nguồn đóng góp lớn nhất. Vì các cựu sinh viên giàu có hơn có xu hướng tặng những món quà lớn hơn, các trường đại học có động cơ tài chính để thu nhận những người mà họ nghĩ sẽ có cơ hội làm giàu tốt hơn trong tương lai.

Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Giáo dục và Lao động của trường đại học Georgetown đã phát hiện ra rằng trẻ em có nền tảng giàu có với điểm kiểm tra thấp có khả năng trở nên khá giả ở tuổi trưởng thành cao hơn nhiều so với những người đến từ các gia đình có thu nhập thấp nhưng có điểm kiểm tra cao. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn các cựu sinh viên giàu có của ngày mai có nghĩa là phải hướng đến những bậc cha mẹ giàu có của ngày hôm nay.

Kết quả là việc tiếp nhận những sinh viên có năng lực cao hay những sinh viên kém may mắn - điều mà các nhà hoạch định chính sách luôn mong muốn - không phải là động cơ tài chính thực sự của các trường đại học. Thực tế họ muốn nhận những sinh viên đến từ các gia đình giàu có.

Trong đó, cách thức dễ nhất để làm điều này là tiếp nhận những “cậu ấm, cô chiêu”, những người thừa kế. Theo một số nguồn tin, khoảng 1/3 số sinh viên năm nhất của trường đại học Harvard trong năm 2019 là những người thừa kế. Ngoài ra, việc cung cấp một số môn thể thao chủ yếu được chơi bởi những người giàu có, chẳng hạn như đấu kiếm và golf, cũng là một cách khác để các trường học ưu tú chọn ra những đứa trẻ giàu có.

Tất nhiên, mối quan tâm của các trường đại học không chỉ dừng lại ở vấn đề tài chính mà còn bao gồm cả danh tiếng và sứ mệnh đạo đức. Tuy nhiên, với việc đại dịch COVID-19 đang siết chặt mọi nguồn tài trợ của các trường đại học, họ sẽ buộc phải đưa ra những ưu tiên trong điều kiện khắt khe hơn.
 
Bên trên