Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trong bối cảnh số ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) trên toàn cầu đã vượt qua ngưỡng 900.000 người, cả thế giới đang sốt ruột chờ đợi một loại vaccine ngừa căn bệnh này, tuy nhiên một thông tin từ London ngày 9/9 đã khiến người ta không khỏi thất vọng. Một trong những cuộc thử nghiệm vaccine lâm sàng mà cộng đồng quốc tế đặt nhiều hy vọng nhất đã phải tạm ngừng.
Tập đoàn dược phẩm Anh-Thụy Điển AstraZeneca, đối tác của Đại học danh tiếng Oxford, đã phát hiện loại vaccine họ đang nghiên cứu và phát triển có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng ở một trong những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng. AstraZeneca cho biết họ đã tự động tạm dừng cuộc thử nghiệm để nhờ một ủy ban độc lập đánh giá độ an toàn của loại vaccine này. AFP dẫn lời Giáo sư David Lo, làm việc tại Đại học California Riverside, cho biết trước đó người ta đã phát hiện các phản ứng phụ của vaccine như sốt, đau nhức…, và việc AstraZeneca mới đây phải tạm ngưng thử nghiệm có nghĩa là vaccine này có thể có phản ứng phụ nghiêm trọng hơn thế.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc tạm ngưng thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine không phải là chuyện hiếm khi xảy ra. Tổ chức này tuyên bố: “Chúng tôi hài lòng khi thấy là tính nghiêm túc trong khoa học, phản ánh thực tế là các cuộc thử nghiệm đã tôn trọng và bảo đảm các quy định cũng như chuẩn mực trong việc phát triển vaccine”.
Vấn đề nằm ở chỗ việc tạm dừng thử nghiệm có thể làm chậm trễ một trong những dự án chế tạo vaccine được cho là tiến xa nhất hiện nay, ngoài các dự án của 2 tập đoàn Mỹ Moderna và Pfizer. Các tập đoàn này đang tuyển mộ hàng chục nghìn tình nguyện viên. Cả 3 tập đoàn kể trên đều dự kiến sẽ thu được kết quả cụ thể vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, và thậm chí đã bắt đầu sản xuất trước hàng triệu liều dự phòng để nhanh chóng tung ra thị trường sau khi có kết quả thử nghiệm cuối cùng. Riêng AstraZeneca đã ký trước hợp đồng bán hàng trăm triệu liều vaccine cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh.
Về phần Liên minh châu Âu (EU), khối này vừa thông báo đã ký thêm một thỏa thuận sơ bộ để mua 200 triệu liều vaccine do liên minh giữa hai tập đoàn Đức-Mỹ là Biontech và Pfizer phát triển. Trước đó, EU cũng đã ký các thỏa thuận tương tự với các tập đoàn Sanofi-GSK, Johnson & Johnson, CureVac, Moderna et AstraZeneca. Theo tổng kết mới nhất của WHO, được công bố ngày 9/9/, hiện có 35 “ứng cử viên” vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới, trong đó có 9 vaccine đã hoặc sắp bước vào giai đoạn 3, tức là giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm.
Đầu tháng 8, Nga thông báo đã phát triển thành công vaccine “đầu tiên” ngừa COVID-19, được đặt tên là Sputnik V. Chính quyền thành phố Moskva cũng đã thông báo bắt đầu thử nghiệm vaccine này trên 40.000 người dân thủ đô. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới vẫn tỏ ý hoài nghi bởi loại vaccine này vẫn chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm cuối cùng. Vaccine do tập đoàn Sinovac của Trung Quốc phát triển, đang được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil và được cho là “đạt kết quả rất khả quan”. Một vaccine khác của Trung Quốc cũng đang được thử nghiệm ở Peru.
Theo dự báo của WHO, phải đến giữa năm 2021 mới có thể có một vaccine đủ tin cậy để chích ngừa đại trà. Tổ hức này cho rằng các quốc gia cũng phải nhanh chóng chuẩn bị cho khả năng đó, với việc sản xuất số lượng lớn các thiết bị dùng để chích ngừa COVID-19 cho hàng tỷ người trên thế giới. Tập đoàn Ấn Độ Hindustan Syringes, một trong những nhà sản xuất ống chích lớn nhất thế giới đang gia tăng sản xuất. Trung bình mỗi năm tập đoàn này sản xuất 700 triệu ống chích loại dùng một lần, và hiện có kế hoạch nâng sản lượng lên 1 tỷ đơn vị/năm. WHO dự báo đến cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, nhu cầu về ống chích vắc xin ngừa COVID-19sẽ vượt quá 10 tỷ đơn vị.
Tập đoàn dược phẩm Anh-Thụy Điển AstraZeneca, đối tác của Đại học danh tiếng Oxford, đã phát hiện loại vaccine họ đang nghiên cứu và phát triển có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng ở một trong những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng. AstraZeneca cho biết họ đã tự động tạm dừng cuộc thử nghiệm để nhờ một ủy ban độc lập đánh giá độ an toàn của loại vaccine này. AFP dẫn lời Giáo sư David Lo, làm việc tại Đại học California Riverside, cho biết trước đó người ta đã phát hiện các phản ứng phụ của vaccine như sốt, đau nhức…, và việc AstraZeneca mới đây phải tạm ngưng thử nghiệm có nghĩa là vaccine này có thể có phản ứng phụ nghiêm trọng hơn thế.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc tạm ngưng thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine không phải là chuyện hiếm khi xảy ra. Tổ chức này tuyên bố: “Chúng tôi hài lòng khi thấy là tính nghiêm túc trong khoa học, phản ánh thực tế là các cuộc thử nghiệm đã tôn trọng và bảo đảm các quy định cũng như chuẩn mực trong việc phát triển vaccine”.
Vấn đề nằm ở chỗ việc tạm dừng thử nghiệm có thể làm chậm trễ một trong những dự án chế tạo vaccine được cho là tiến xa nhất hiện nay, ngoài các dự án của 2 tập đoàn Mỹ Moderna và Pfizer. Các tập đoàn này đang tuyển mộ hàng chục nghìn tình nguyện viên. Cả 3 tập đoàn kể trên đều dự kiến sẽ thu được kết quả cụ thể vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, và thậm chí đã bắt đầu sản xuất trước hàng triệu liều dự phòng để nhanh chóng tung ra thị trường sau khi có kết quả thử nghiệm cuối cùng. Riêng AstraZeneca đã ký trước hợp đồng bán hàng trăm triệu liều vaccine cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh.
Về phần Liên minh châu Âu (EU), khối này vừa thông báo đã ký thêm một thỏa thuận sơ bộ để mua 200 triệu liều vaccine do liên minh giữa hai tập đoàn Đức-Mỹ là Biontech và Pfizer phát triển. Trước đó, EU cũng đã ký các thỏa thuận tương tự với các tập đoàn Sanofi-GSK, Johnson & Johnson, CureVac, Moderna et AstraZeneca. Theo tổng kết mới nhất của WHO, được công bố ngày 9/9/, hiện có 35 “ứng cử viên” vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới, trong đó có 9 vaccine đã hoặc sắp bước vào giai đoạn 3, tức là giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm.
Đầu tháng 8, Nga thông báo đã phát triển thành công vaccine “đầu tiên” ngừa COVID-19, được đặt tên là Sputnik V. Chính quyền thành phố Moskva cũng đã thông báo bắt đầu thử nghiệm vaccine này trên 40.000 người dân thủ đô. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới vẫn tỏ ý hoài nghi bởi loại vaccine này vẫn chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm cuối cùng. Vaccine do tập đoàn Sinovac của Trung Quốc phát triển, đang được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil và được cho là “đạt kết quả rất khả quan”. Một vaccine khác của Trung Quốc cũng đang được thử nghiệm ở Peru.
Theo dự báo của WHO, phải đến giữa năm 2021 mới có thể có một vaccine đủ tin cậy để chích ngừa đại trà. Tổ hức này cho rằng các quốc gia cũng phải nhanh chóng chuẩn bị cho khả năng đó, với việc sản xuất số lượng lớn các thiết bị dùng để chích ngừa COVID-19 cho hàng tỷ người trên thế giới. Tập đoàn Ấn Độ Hindustan Syringes, một trong những nhà sản xuất ống chích lớn nhất thế giới đang gia tăng sản xuất. Trung bình mỗi năm tập đoàn này sản xuất 700 triệu ống chích loại dùng một lần, và hiện có kế hoạch nâng sản lượng lên 1 tỷ đơn vị/năm. WHO dự báo đến cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, nhu cầu về ống chích vắc xin ngừa COVID-19sẽ vượt quá 10 tỷ đơn vị.