Wikifx VN
Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
-
Wikifx VN
Lời nói đầu:Nền kinh tế Singapore chính thức chìm sâu vào khủng hoảng khi GDP quý II năm 2020 giảm mạnh trong bối cảnh phong tỏa kéo dài khiến doanh thu bán lẻ lao dốc.
Nền kinh tế Singapore chính thức chìm sâu vào khủng hoảng khi GDP quý II năm 2020 giảm mạnh trong bối cảnh phong tỏa kéo dài khiến doanh thu bán lẻ lao dốc.
Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm đã giảm 41,2% so với ba tháng trước đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết trong công bố vào thứ ba, đây là sự sụt giảm hàng quý lớn nhất trong hồ sơ dữ liệu, cao hơn cả mức giảm trung bình theo khảo sát của Bloomberg là 35,9%. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP đã giảm 12,6% trong quý II, với mức biến động trung bình theo khảo sát là -10,5%.
Sự sụt giảm sâu cho thấy nền kinh tế Singapore đang chịu ảnh hưởng từ mọi phía trong bối cảnh đại dịch. Sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu đã tác động đến ngành công nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải chịu cú sốc sụt giảm kỷ lục về doanh số sau khi các biện pháp phong tỏa cục bộ được áp dụng trong vài tuần liền vào quý trước. Chính phủ dự kiến mức độ thu hẹp kinh tế cả năm sẽ rơi vào khoảng 4% -7%.
Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên báo cáo dữ liệu GDP hàng quý, và các số liệu cho thấy quốc gia này đang chịu ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều so với các quốc gia châu Á khác. GDP Nhật Bản dự kiến giảm hơn 20% trong quý thứ hai so với ba tháng trước, con tình hình ở Trung Quốc thậm chí còn lạc quan hơn khi thị trường dự đoán số liệu nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại.
Viễn cảnh ảm đạm ở Singapore đang gây áp lực cho Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền. Chính phủ đã cam kết bơm ra gói kích thích trị giá khoảng 93 tỷ đô la Singapore (67 tỷ đô la) để củng cố các doanh nghiệp và hộ gia đình đang gặp khó khăn và để ngăn chặn việc trì trệ kinh tế.
Con đường phục hồi trong những tháng tới sẽ đầy thách thức, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Chan Chun Sing cho biết trong một bài đăng trên Facebook. “Chúng tôi dự đoán quá trình phục hồi sẽ là một hành trình chậm và không đồng đều, vì nhu cầu xuất khẩu tiếp tục suy yếu khi mà các quốc gia vẫn còn đang chống chọi với đợt bùng phát thứ hai.”
Các chi tiết quan trọng khác của báo cáo GDP của Singapore dựa trên dữ liệu hàng quý như sau
Nền kinh tế Singapore chính thức chìm sâu vào khủng hoảng khi GDP quý II năm 2020 giảm mạnh trong bối cảnh phong tỏa kéo dài khiến doanh thu bán lẻ lao dốc.
Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm đã giảm 41,2% so với ba tháng trước đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết trong công bố vào thứ ba, đây là sự sụt giảm hàng quý lớn nhất trong hồ sơ dữ liệu, cao hơn cả mức giảm trung bình theo khảo sát của Bloomberg là 35,9%. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP đã giảm 12,6% trong quý II, với mức biến động trung bình theo khảo sát là -10,5%.
Sự sụt giảm sâu cho thấy nền kinh tế Singapore đang chịu ảnh hưởng từ mọi phía trong bối cảnh đại dịch. Sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu đã tác động đến ngành công nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải chịu cú sốc sụt giảm kỷ lục về doanh số sau khi các biện pháp phong tỏa cục bộ được áp dụng trong vài tuần liền vào quý trước. Chính phủ dự kiến mức độ thu hẹp kinh tế cả năm sẽ rơi vào khoảng 4% -7%.
Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên báo cáo dữ liệu GDP hàng quý, và các số liệu cho thấy quốc gia này đang chịu ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều so với các quốc gia châu Á khác. GDP Nhật Bản dự kiến giảm hơn 20% trong quý thứ hai so với ba tháng trước, con tình hình ở Trung Quốc thậm chí còn lạc quan hơn khi thị trường dự đoán số liệu nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại.
Viễn cảnh ảm đạm ở Singapore đang gây áp lực cho Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền. Chính phủ đã cam kết bơm ra gói kích thích trị giá khoảng 93 tỷ đô la Singapore (67 tỷ đô la) để củng cố các doanh nghiệp và hộ gia đình đang gặp khó khăn và để ngăn chặn việc trì trệ kinh tế.
Con đường phục hồi trong những tháng tới sẽ đầy thách thức, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Chan Chun Sing cho biết trong một bài đăng trên Facebook. “Chúng tôi dự đoán quá trình phục hồi sẽ là một hành trình chậm và không đồng đều, vì nhu cầu xuất khẩu tiếp tục suy yếu khi mà các quốc gia vẫn còn đang chống chọi với đợt bùng phát thứ hai.”
Các chi tiết quan trọng khác của báo cáo GDP của Singapore dựa trên dữ liệu hàng quý như sau
- Sản xuất sụt giảm 23,1%, so với mức tăng 45,5% trong ba tháng trước
- Ngành Xây dựng giảm mạnh tới 95,6%
- Ngành dịch vụ giảm 37,7% với các hãng hàng không, khách sạn và nhà hàng là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách phong tỏa của chính phủ trong gần hai tháng từ ngày 7 tháng 4 đến ngày 1 tháng 6.