Kinh tế Trung Quốc có khả năng “tự cung tự cấp”?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 347
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo Đài Sputnik

Khu vực dịch vụ của Trung Quốc đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, trong tháng 8/2020, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực phi sản xuất của nước này là 55,2 điểm.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã phần nào kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh và trong khi đất nước dỡ bỏ các hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh đang từng bước phục hổi.

1599136344193.png


Phần lớn các khu vực của Trung Quốc trong một thời gian dài đã không có ca mắc mới COVID-19. Ở Vũ Hán, tâm chấn của dịch COVID-19 ở Trung Quốc hồi đầu năm nay, cuộc sống đang trở lại bình thường. Các rạp chiếu phim, nhà hàng, công viên đã mở cửa trở lại. Tất nhiên, Bắc Kinh chưa thể hoàn toàn dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa nhưng nhìn chung, nước này có thể tránh việc áp dụng những hạn chế nghiêm ngặt như tự cô lập và cách ly ở nhà.

* Phục hồi kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại là đại dịch COVID-19. Vì thế, sự phục hồi kinh tế phụ thuộc vào cách quản lý sự lây lan của dịch bệnh. Trung Quốc đã đạt được kết quả tốt trong lĩnh vực này. Nếu trong tháng 1-2/2020, chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất (dịch vụ) lần lượt giảm xuống còn 35,7 và 29,6 điểm (chỉ số nhỏ hơn 50 điểm cho thấy mức giảm mạnh), thì trong tháng 3 và tháng 4/2020, hai chỉ số này đã tăng đáng kể, cho thấy sự tăng trưởng.

Đến tháng 8/2020, tình hình rất đáng chú ý bởi vì chỉ số PMI phi sản xuất ở mức 55,2 điểm, cao hơn so với khu vực sản xuất với chỉ 51,0 điểm.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Chính quyền nước này đã cố tình không đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay, song hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 1,5%.

* Sự phụ thuộc vào các Quốc gia khác


Hiện nay, sự không chắc chắn và rủi ro lớn nhất đối với Trung Quốc đến từ môi trường bên ngoài. Trước hết bởi vì mức độ rủi ro do việc xuất hiện những ca nhiễm nhập khẩu ở Trung Quốc phụ thuộc vào kết quả mà phần còn lại của thế giới đạt được trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, hai yếu tố đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Hiện thân của vấn đề này là việc chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất thấp hơn so với PMI trong lĩnh vực phi sản xuất (dịch vụ).

Hầu hết các nhà nhập khẩu lớn nhất sản phẩm Trung Quốc phải đối mặt với suy thoái kinh tế trong năm nay. Trung Quốc ngày càng có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này là do nhu cầu đã bị hạn chế trong giai đoạn bùng phát đại dịch, nhưng sau đó tăng đột biến do nhu cầu bị dồn nén hoặc trì hoãn. Ngoài ra, Trung Quốc đang hoàn thành các đơn đặt hàng cũ đã bị đình chỉ trong thời gian nước này đóng cửa biên giới.

Tuy nhiên, về lâu dài, suy thoái kinh tế ở các nước khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Chuyên gia Liu Xiaoning từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thế giới thuộc Đại học Khoa học Xã hội Sơn Đông (Trung Quốc) nói với Sputnik: “Nền kinh tế không thể tự chủ hoàn toàn, Trung Quốc có quan hệ thương mại và kinh tế khá chặt chẽ với nhiều nước. Chính quyền Trung Quốc đưa ra một khái niệm mới - ‘lưu thông kép’ chỉ ra hai vòng hoạt động kinh tế, nội và ngoại. Chiến lược này nhấn mạnh hơn vào việc phát triển kinh doanh tại thị trường nội địa, còn thị trường bên ngoài được coi là phần bổ sung, và hai vòng hoạt động này hỗ trợ lẫn nhau. Tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư là ba yếu tố kéo đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cả ba yếu tố này đều rất quan trọng. Trước đây, khi Trung Quốc tập trung vào kinh tế đối ngoại, tỷ trọng xuất khẩu trong mức tăng trưởng đã là rất cao. Bây giờ chúng tôi đang tập trung vào khái niệm lưu thông kép. Chính sách lưu thông kép được xác định không chỉ bởi tình hình thị trường nước ngoài, mà còn bởi mục tiêu phát triển dài hạn, mong muốn tận dụng những lợi thế của thị trường Trung Quốc rộng lớn”.

* Liệu Bắc Kinh có khả năng tự cung tự cấp?

Vào tháng 5/2020, tại phiên họp của Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, các nhà chức trách đã đề xuất khái niệm về mô hình kinh tế “lưu thông kép” dựa vào hai vòng hoạt động kinh tế, nội và ngoại, trong đó thị trường nội địa và nhu cầu nội địa đóng vai trò chủ đạo.

Xét theo mọi việc, chiến lược lưu thông kép sẽ chiếm vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển trong 5 năm tới. Hơn nữa, hoàn cảnh bên ngoài đã ảnh hưởng đến việc xác định chiến lược tăng trưởng mới không giới hạn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch gây ra. Thái độ đối địch của một số nước phương Tây đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc, các lệnh trừng phạt đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, phân hóa cực mạnh trong lĩnh vực tài chính và công nghệ trên thế giới - tất cả những điều này khiến Trung Quốc quay trở lại với khái niệm tự cung tự cấp, tất nhiên, ở dạng đã được sửa đổi.

Liệu Trung Quốc có thể thực hiện sự chuyển đổi này trong tương lai gần? Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia Liu Xiaoning lưu ý rằng, trong nhiều năm Trung Quốc đã dựa vào nguyên tắc toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng, vì thế Bắc Kinh khó có thể nhanh chóng thay thế các động lực tăng trưởng bên ngoài bằng các động lực nội địa: “Trả lời câu hỏi rằng liệu tiêu dùng nội địa có thể thay thế xuất khẩu và đầu tư hay không, tôi có thể nói, đây là một quá trình khá dài. Đồng thời, chiến lược lưu thông kép không bao hàm sự cô lập hoàn toàn, bởi vì Trung Quốc vẫn không thay đổi đường lối chung theo hướng tăng độ mở của nền kinh tế”.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không còn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài như trước đây, sẽ không còn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và thị trường xuất khẩu. Chương trình “Made in China 2025” đặt ra mục tiêu tự sản xuất 70% linh kiện công nghệ và vật liệu quan trọng đến năm 2025, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, vật liệu sinh học, máy tính lượng tử... Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu cho các công nghệ cơ bản.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên