Lãi suất cơ bản vì sao lại quan trọng?

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 1,234
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Bất kì trader nào cũng đón chờ các cuộc họp thông báo lãi suất của các ngân hàng trung ương theo các lệnh định kỳ và chứng kiến sự đổi chiều xu hướng sau thông tin về thay đổi lãi suất. Vậy nguyên nhân nào tồn tại mức lãi suất này và ngân hàng trung ương sử dụng nó thế nào cho việc định hình các chu kì kinh tế?

Nguyên tắc của lãi suất cơ bản:
- Mỗi một nước khác nhau đều có các ngân hàng trung ương khác nhau. Các ngân hàng này có thể sai khác về tổ chức nhân sự, về quy mô hoặc về một số công cụ tài chính đặc biệt nhưng tựu chung là đều quản lí một mức lãi suất cơ bản tạo nên tỷ giá hối đoái đặc trưng. Tại sao lại cần phải có lãi suất? Vì nguyên tắc hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung là phải giữ lại một khoản tiền gọi là khoản dự trữ bắt buộc coi như thế chân vậy. Ví dụ như Mỹ thì cũng không ngoại lệ FED với tư cách là ngân hàng trung ương quy định các ngân hàng thương mại phải giữ một lượng tiền mặt nhất định ở các chi nhánh của Cục dự trữ liên bang để phòng bị cho những trường hợp xấu xảy ra làm cho tình trạng người gởi tiền đến ngân hàng rút tiền tăng cao thì còn khả năng cung cấp thanh khoản. Nhưng nếu vì một lý do nào đó khiến cho một hoặc nhiều ngân hàng thương mại thiếu (hoặc không có đủ) khoản này vào cuối ngày, thì FED buộc họ phải đi vay bổ sung vào cho đủ, khoản vay này có thể vay ở các ngân hàng thương mại khác hoặc vay từ FED. Mức lãi suất cho việc vay này được gọi là Federal Reserve Fund Rate (Fed Fund Rate) do FED quy định cũng chính là loại lãi suất được Forexfactory công bố.

1588909228363.png

Lãi suất cơ bản của RBA
1588909295082.png

Lãi suất cơ bản của FED​
- Lãi suất này được gọi là lãi suất cơ bản vì lãi suất này cũng chính là cơ sở để hình thành các mức lãi suất cho vay khác. Khi lãi suất cơ bản tăng lên thì các loại lãi suất khác cũng tăng lên theo, nguyên nhân là do khi đó chính các ngân hàng cũng phải trả mức lãi suất cao hơn khi vay mượn vốn từ ngân hàng khác hoặc từ the FED. Ngược lại, khi lãi suất cơ bản giảm thì các loại lãi suất khác cũng sẽ giảm xuống do chi phí đi vay của ngân hàng thương mại giảm.

Phương pháp hoạt động:
- Trong thời kì lạm phát gia tăng, FED thường quy định mức lãi suất này cao hơn. Mục đích như vậy là vì FED muốn tăng chi phí đi vay của các ngân hàng thương mại. Do đó, họ sẽ có xu hướng dự trữ nhiều hơn, khi dự trữ nhiều hơn đồng nghĩa lượng tiền khả dụng để cho vay giảm đi. Lượng tiền này giảm đi thì giúp thâu rút bớt tiền trong nền kinh tế, lạm phát do đó mà được kiểm soát. Trái lại, trong các thời kỳ kinh tế suy yếu. Fed thường giảm Fed Fund Rate, qua đó gián tiếp làm giảm các mức lãi suất cho vay khác. Hệ quả cuối cùng là làm tăng cung tiền giá rẻ trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

1588909411509.png

Mức cung tiền M1 gia tăng đột ngột khi FED hạ lãi suất bất ngờ
- Trong cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19, FED đã sử dụng song song nới lỏng QE và lãi suất cơ bản để điều tiết kinh tế. FED đã hạ lãi suất về 0.25% bằng với năm kỷ lục 2008 và tung các gói QE thông qua việc mua lại trái phiếu kho bạc. Biện pháp này khi áp dụng vào năm 2008 đã cứu nước Mỹ thoát suy thoái và khiến các chỉ số chứng khoán tăng 200% vào năm 2009. Chu kì kinh tế gắn chặt mật thiết với chu kì lãi suất của các ngân hàng trung ương.
 
Xem nhiều nhất
  • Quản Lý Vốn
  • Non-Farm là gì ?
  • Học Forex Online

    *Được tài trợ Livestream

    Theo dõi chúng tôi

    Bên trên