Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
(The Diplomat)
Theo bài viết trên tờ The Diplomat, người châu Á giờ đây cho rằng Trung Quốc có nhiều quyền lực và ảnh hưởng trong khu vực hơn Mỹ và điều đó sẽ còn gia tăng đáng kể trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa bị mất và Mỹ có thể “giành lại” Đông Nam Á bằng cách thúc đẩy an ninh chung, cùng các nỗ lực kinh tế đa phương, đồng thời từ bỏ quan niệm cạnh tranh với Trung Quốc giống như thời Chiến tranh Lạnh. Washington vẫn có thể đảm bảo các lợi ích lâu dài của mình ở khu vực Đông Nam Á.
* Vai trò của khu vực Đông Nam Á
Tờ Straits Times số ra mới đây có bài phân tích đánh giá rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã dẫn đến những sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự thay đổi này gây ra nhiều thách thức cho các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng cũng mang lại cho khu vực này nhiều cơ hội.
Để tận dụng được những cơ hội đó, các nước ASEAN cần phải cùng nhau hành động bằng việc tăng cường hội nhập kinh tế, vốn có vai trò trung tâm đối với cơ sở tồn tại của khu vực với tư cách là một tổ chức khu vực.
Nếu muốn nổi lên là một thị trường đang phát triển về nhu cầu cuối và là cơ sở sản xuất nhanh phục hồi, ASEAN phải có được vị trí chắc chắn trong chuỗi cung ứng lớn hơn của châu Á, tự đem lại cho mình vị trí là khu vực sản xuất của châu Á mở cửa với phần còn lại của thế giới. Vai trò này của ASEAN là thực tế, ngay cả trước khi xung đột thương mại Mỹ-Trung nổi lên. Nhưng sự bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế này đã đẩy nhanh sự cần thiết phải có một nền tảng khu vực hoàn chỉnh, qua đó tạo điều kiện cho ASEAN nắm bắt được khoảnh khắc then chốt trong sự biến đổi kinh tế toàn cầu.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những tâm lý gây chia rẽ của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Dịch bệnh này đã bộc lộ thực tế cơ sở hạ tầng hậu cần của thương mại và đi lại trên thế giới có thể dễ dàng bị đứt gãy như thế nào bởi việc các chính phủ đóng cửa nhanh chóng đường biên giới nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Đi ngược lại chính tinh thần của toàn cầu hóa đòi hỏi các đường biên giới kinh tế mở, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nước quan tâm chăm sóc đến người dân của họ trước tiên trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm y tế thiết yếu.
Điều không may là tính cấp thiết của dịch bệnh đã nuôi dưỡng một số thói quen không tốt về kinh tế. Kết quả là giờ đây các chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực rất có khả năng trở nên ngắn hơn, dẫn đến sự manh mún trong hệ thống thương mại và việc tái phân bổ quy trình sản xuất về gần trong nước hơn.
Tuy nhiên, cho dù dịch COVID-19 sẽ qua đi, những hậu quả kinh tế của nó sẽ vẫn còn tồn tại trong một thời gian nữa. Hậu quả của xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ được cảm nhận lâu hơn vì nó phản ánh những sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu trong quan hệ chính trị và chiến lược giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này.
Trong hoàn cảnh như vậy, ASEAN có được một số lợi thế. Mười quốc gia thành viên ASEAN không đứng về bên nào trong cuộc đối đầu địa chính trị mà Mỹ và Trung Quốc tạo nên ngày hôm nay. Cả Washington và Bắc Kinh đều hiểu điều đó, và điều chỉnh các chính sách của họ đối với khu vực Đông Nam Á cho phù hợp. Sự tự do chiến lược này đem lại cho ASEAN không gian vận động kinh tế giữa hai cường quốc thế giới. Mối đe dọa về sự tách rời của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ không hủy hoại được tính tập thể của ASEAN.
Khu vực Đông Nam Á có thể tiến về phía trước dựa trên cơ sở đó, nhưng chỉ khi ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc sự hội nhập khu vực. Phải thừa nhận rằng dịch bệnh COVID-19 đã gây trở ngại cho các nước ASEAN về mặt kinh tế. Tuy nhiên, khi vượt ra khỏi giai đoạn tồi tệ này, các nước thành viên ASEAN cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng cách thức xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững hơn trong nội khối và đẩy nhanh tiếp cận với các khu vực khác trên thế giới.
* Yếu tố Trung Quốc
Trong bối cảnh đó, Mỹ có rất nhiều cơ hội tại Đông Nam Á. Washington đã tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước trong khu vực bao gồm Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Vào tháng 9/2019, Mỹ thậm chí đã phát động cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra ở Biển Đông.
Tuy nhiên, nhiều tháng sau đó, Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh của mình với các tàu tuần duyên hộ tống hàng chục tàu đánh cá của Trung Quốc qua vùng biển Indonesia. Khi đó, Jakarta đã triển khai thận trọng tàu chiến và 4 máy bay chiến đấu F-16 để đuổi tàu của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng của Indonesia, mà không làm leo thang căng thẳng.
Sự việc này mô phỏng cách tiếp cận của Đông Nam Á đối với Trung Quốc. Khu vực này đang gặp khó khăn trước sự hung hăng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đi cùng mối nguy bẫy nợ và sự thất bại trong việc thu hút người người dân địa phương tham gia vào các dự án phát triển mà phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc. Có thể nói, vị trí địa lý và tương quan sức mạnh khác biệt đang là “chất keo gắn kết” Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực.
Những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại, chẳng hạn các vụ xung đột tại dãy Himalaya thuộc Ấn Độ và việc mở rộng các yêu sách lãnh thổ ở Bhutan, hay việc khiến nhiều nhà lãnh đạo Đông Nam Á ra khỏi “Cộng đồng chung vận mệnh” do Bắc Kinh đề xuất đã phá bỏ những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa Đông Nam Á trở thành “Cộng đồng chung vận mệnh” mà Trung Quốc làm trung tâm. Quả thật, với xu hướng quân sự hóa ngày càng tăng của nước này, chắc chắn hầu hết các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục mở rộng các lựa chọn ngoại giao ra bên ngoài.
* Mỹ có thể giành lại Đông Nam Á?
Trong khi đó, Khu vực Đông Nam Á khao khát thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ. Đây là quan điểm mà Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhiều lần thể hiện rõ ràng. Vào năm 2019, ông Lý Hiển Long nói rằng mặc dù ông hoan nghênh các đề xuất về "hợp tác Ấn Độ - Thái Bình Dương", nhưng các kế hoạch này không được tạo ra các khối đối thủ cũng như khoét sâu các mâu thuẫn hoặc buộc các nước phải đứng về một bên.
Thật không may, Chính quyền Tổng thống Trump đã không để tâm tới hy vọng của Đông Nam Á ngầm ám chỉ sự phản đối đối với các khối đối thủ giống như thời Chiến tranh Lạnh và sau đó là buộc đưa ra sự lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, mặc dù bối cảnh quốc tế không thể so sánh với thời Liên Xô, và trong bối cảnh thế kỷ XXI, Trung Quốc cũng đặt ra một thách thức khó khăn hơn nhiều so với Liên Xô thế kỷ XX.
Trong khi đó, môi trường an ninh ngày nay đã ôn hòa hơn rất nhiều so với thời đó, trong khi các nước quyền lực trung bình - như các nước ở Đông Nam Á - có nhiều quyền tự quyết hơn.
Ngoài ra, mô hình căng thẳng do Washington đặt ra không chỉ không chính xác mà còn thiếu khôn ngoan về mặt chiến lược bởi người dân Đông Nam Á đang cảnh giác với việc buộc phải lựa chọn giữa hai cường quốc, như những gì họ đã chứng kiến hàng thập kỷ trước.
Dù vậy, nếu buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc, một lựa chọn gần và chủ động, và Mỹ ngày càng xa cách và thất thường, nhiều nước ở Đông Nam Á sẽ đi theo Trung Quốc, coi đó là lựa chọn tốt hơn. Như vậy, rõ ràng điều này sẽ không có lợi cho Mỹ.
Mặc dù vậy, do cách thức xử lý lúc ban đầu đối với dịch COVID-19 của Trung Quốc, cùng với một loạt các khiếu nại khác, mong muốn chống lại Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng trên khắp Đông Nam Á. Điều này cũng được thúc đẩy bởi mong muốn của khu vực trong việc duy trì xu hướng ưa thích lâu dài và tương đối với Mỹ. Washington có thể tận dụng điều này bằng cách theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực này, đặc biệt liên quan đến hợp tác an ninh và kinh tế.
Trong khi Mỹ duy trì được mạng lưới bạn bè châu Á, Trung Quốc có rất ít. Nhờ đó, Washington có thể dựa vào để xây dựng an ninh chung. Ngoài ra, Washington có thể và cũng nên mở rộng các đảm bảo bảo vệ ngầm giống như các bảo đảm mà họ đã làm đối với Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc thực sự khiến những lời mời về an ninh của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn tất cả. Ví dụ, vào tháng Hai, Philippines thông báo với Mỹ về kế hoạch rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Mỹ, động thái mà Trung Quốc coi là một hành động phi thường. Tuy nhiên, Tổng thống Rodrigo Duterte đã khôi phục hiệu quả thỏa thuận với Mỹ vào tháng Sáu, sau khi Trung Quốc gây hấn trên vùng biển của Philippines ở Biển Đông.
* Mỹ phải đối mặt với một cuộc leo thang khó khăn hơn trên mặt trận kinh tế
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết: “Dù muốn hay không thì người Đông Nam Á“ phải nhờ đến người Trung Quốc ”để đầu tư cơ sở hạ tầng. Trung Quốc thực sự là nhà tài trợ cơ sở hạ tầng song phương lớn nhất trong khu vực với các dự án trị giá 42 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2016. Tất cả 10 thành viên ASEAN đã ký vào sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) trị giá 1.000 tỷ USD của Trung Quốc.
Thay vì đối đầu trực tiếp với sáng kiến BRI, Mỹ đã phát triển các giải pháp thay thế hấp dẫn. Sự phối hợp của Mỹ với Nhật Bản và Australia về đầu tư hạ tầng khu vực đầy hứa hẹn, cũng như các quan hệ đối tác đa phương (như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà ông Trump sau đó đã từ bỏ) cho phép các quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi từ sự can dự của Mỹ mà không từ bỏ đầu tư của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính Tổng thống Trump đã tự làm suy yếu vị thế của Mỹ. Những luận điệu chống Hồi giáo của ông đã khiến Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei xa lánh. Thậm chí Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad còn yêu cầu ông Trump "từ chức để cứu lấy nước Mỹ".
Ngoài ra, Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã để trống vị trí các đại sứ tại ASEAN, Philippines, Singapore và Myanmar một cách vô cớ. Trong một khu vực mà việc thể hiện sự rộng lượng đã được coi là một nửa của trận chiến, thì nước Mỹ dưới thời Trump đã để trống các vị trí trong một thời gian dài.
Kết quả là 60% giới tinh hoa khu vực hoài nghi Mỹ cho biết, niềm tin của họ sẽ tăng lên nếu ông Trump không còn là Tổng thống Mỹ. Trong bối cảnh đó, ứng viên Joe Biden có thể sửa chữa sự thiếu tin tưởng này, nhưng việc ông Biden định hướng lại Đông Nam Á - bên cạnh việc tránh sơ suất như ông Trump - phải bao gồm cả sức ép liên tục đối với Trung Quốc và sự can dự của nước này trong khu vực.
Mỹ vẫn giữ được một lợi thế quan trọng trên mặt trận này, đó là có thể hứa hẹn với các cường quốc tầm trung về quyền tự chủ mà họ ấp ủ. Washington đáp ứng yêu cầu của các đối tác trong khi Bắc Kinh, giống như người tiền nhiệm đế quốc của mình, tự coi mình là trụ sở của một nền văn minh vượt trội và do đó mong đợi sự tôn trọng hoàn toàn từ các nước kém phát triển hơn.
Sự kiêu ngạo này làm dấy lên mong muốn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á và khiến khu vực này luôn trong tình trạng cảnh giác và hiện tại nằm ngoài “cộng đồng chung vận mệnh” do Bắc Kinh đề xuất.
Một điều nghịch lý là Mỹ có thể củng cố ảnh hưởng trong khu vực bằng cách can dự và cùng tồn tại song song với Trung Quốc thay vì cạnh tranh trực tiếp với nước này. Tuy nhiên, thành công của Washington còn đòi hỏi sự bình tĩnh, điều đã từng được chứng minh là hiệu quả trong quá khứ.
Theo bài viết trên tờ The Diplomat, người châu Á giờ đây cho rằng Trung Quốc có nhiều quyền lực và ảnh hưởng trong khu vực hơn Mỹ và điều đó sẽ còn gia tăng đáng kể trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa bị mất và Mỹ có thể “giành lại” Đông Nam Á bằng cách thúc đẩy an ninh chung, cùng các nỗ lực kinh tế đa phương, đồng thời từ bỏ quan niệm cạnh tranh với Trung Quốc giống như thời Chiến tranh Lạnh. Washington vẫn có thể đảm bảo các lợi ích lâu dài của mình ở khu vực Đông Nam Á.
* Vai trò của khu vực Đông Nam Á
Tờ Straits Times số ra mới đây có bài phân tích đánh giá rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã dẫn đến những sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự thay đổi này gây ra nhiều thách thức cho các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng cũng mang lại cho khu vực này nhiều cơ hội.
Để tận dụng được những cơ hội đó, các nước ASEAN cần phải cùng nhau hành động bằng việc tăng cường hội nhập kinh tế, vốn có vai trò trung tâm đối với cơ sở tồn tại của khu vực với tư cách là một tổ chức khu vực.
Nếu muốn nổi lên là một thị trường đang phát triển về nhu cầu cuối và là cơ sở sản xuất nhanh phục hồi, ASEAN phải có được vị trí chắc chắn trong chuỗi cung ứng lớn hơn của châu Á, tự đem lại cho mình vị trí là khu vực sản xuất của châu Á mở cửa với phần còn lại của thế giới. Vai trò này của ASEAN là thực tế, ngay cả trước khi xung đột thương mại Mỹ-Trung nổi lên. Nhưng sự bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế này đã đẩy nhanh sự cần thiết phải có một nền tảng khu vực hoàn chỉnh, qua đó tạo điều kiện cho ASEAN nắm bắt được khoảnh khắc then chốt trong sự biến đổi kinh tế toàn cầu.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những tâm lý gây chia rẽ của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Dịch bệnh này đã bộc lộ thực tế cơ sở hạ tầng hậu cần của thương mại và đi lại trên thế giới có thể dễ dàng bị đứt gãy như thế nào bởi việc các chính phủ đóng cửa nhanh chóng đường biên giới nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Đi ngược lại chính tinh thần của toàn cầu hóa đòi hỏi các đường biên giới kinh tế mở, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nước quan tâm chăm sóc đến người dân của họ trước tiên trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm y tế thiết yếu.
Điều không may là tính cấp thiết của dịch bệnh đã nuôi dưỡng một số thói quen không tốt về kinh tế. Kết quả là giờ đây các chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực rất có khả năng trở nên ngắn hơn, dẫn đến sự manh mún trong hệ thống thương mại và việc tái phân bổ quy trình sản xuất về gần trong nước hơn.
Tuy nhiên, cho dù dịch COVID-19 sẽ qua đi, những hậu quả kinh tế của nó sẽ vẫn còn tồn tại trong một thời gian nữa. Hậu quả của xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ được cảm nhận lâu hơn vì nó phản ánh những sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu trong quan hệ chính trị và chiến lược giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này.
Trong hoàn cảnh như vậy, ASEAN có được một số lợi thế. Mười quốc gia thành viên ASEAN không đứng về bên nào trong cuộc đối đầu địa chính trị mà Mỹ và Trung Quốc tạo nên ngày hôm nay. Cả Washington và Bắc Kinh đều hiểu điều đó, và điều chỉnh các chính sách của họ đối với khu vực Đông Nam Á cho phù hợp. Sự tự do chiến lược này đem lại cho ASEAN không gian vận động kinh tế giữa hai cường quốc thế giới. Mối đe dọa về sự tách rời của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ không hủy hoại được tính tập thể của ASEAN.
Khu vực Đông Nam Á có thể tiến về phía trước dựa trên cơ sở đó, nhưng chỉ khi ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc sự hội nhập khu vực. Phải thừa nhận rằng dịch bệnh COVID-19 đã gây trở ngại cho các nước ASEAN về mặt kinh tế. Tuy nhiên, khi vượt ra khỏi giai đoạn tồi tệ này, các nước thành viên ASEAN cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng cách thức xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững hơn trong nội khối và đẩy nhanh tiếp cận với các khu vực khác trên thế giới.
* Yếu tố Trung Quốc
Trong bối cảnh đó, Mỹ có rất nhiều cơ hội tại Đông Nam Á. Washington đã tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước trong khu vực bao gồm Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Vào tháng 9/2019, Mỹ thậm chí đã phát động cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra ở Biển Đông.
Tuy nhiên, nhiều tháng sau đó, Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh của mình với các tàu tuần duyên hộ tống hàng chục tàu đánh cá của Trung Quốc qua vùng biển Indonesia. Khi đó, Jakarta đã triển khai thận trọng tàu chiến và 4 máy bay chiến đấu F-16 để đuổi tàu của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng của Indonesia, mà không làm leo thang căng thẳng.
Sự việc này mô phỏng cách tiếp cận của Đông Nam Á đối với Trung Quốc. Khu vực này đang gặp khó khăn trước sự hung hăng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đi cùng mối nguy bẫy nợ và sự thất bại trong việc thu hút người người dân địa phương tham gia vào các dự án phát triển mà phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc. Có thể nói, vị trí địa lý và tương quan sức mạnh khác biệt đang là “chất keo gắn kết” Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực.
Những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại, chẳng hạn các vụ xung đột tại dãy Himalaya thuộc Ấn Độ và việc mở rộng các yêu sách lãnh thổ ở Bhutan, hay việc khiến nhiều nhà lãnh đạo Đông Nam Á ra khỏi “Cộng đồng chung vận mệnh” do Bắc Kinh đề xuất đã phá bỏ những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đưa Đông Nam Á trở thành “Cộng đồng chung vận mệnh” mà Trung Quốc làm trung tâm. Quả thật, với xu hướng quân sự hóa ngày càng tăng của nước này, chắc chắn hầu hết các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục mở rộng các lựa chọn ngoại giao ra bên ngoài.
* Mỹ có thể giành lại Đông Nam Á?
Trong khi đó, Khu vực Đông Nam Á khao khát thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ. Đây là quan điểm mà Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhiều lần thể hiện rõ ràng. Vào năm 2019, ông Lý Hiển Long nói rằng mặc dù ông hoan nghênh các đề xuất về "hợp tác Ấn Độ - Thái Bình Dương", nhưng các kế hoạch này không được tạo ra các khối đối thủ cũng như khoét sâu các mâu thuẫn hoặc buộc các nước phải đứng về một bên.
Thật không may, Chính quyền Tổng thống Trump đã không để tâm tới hy vọng của Đông Nam Á ngầm ám chỉ sự phản đối đối với các khối đối thủ giống như thời Chiến tranh Lạnh và sau đó là buộc đưa ra sự lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, mặc dù bối cảnh quốc tế không thể so sánh với thời Liên Xô, và trong bối cảnh thế kỷ XXI, Trung Quốc cũng đặt ra một thách thức khó khăn hơn nhiều so với Liên Xô thế kỷ XX.
Trong khi đó, môi trường an ninh ngày nay đã ôn hòa hơn rất nhiều so với thời đó, trong khi các nước quyền lực trung bình - như các nước ở Đông Nam Á - có nhiều quyền tự quyết hơn.
Ngoài ra, mô hình căng thẳng do Washington đặt ra không chỉ không chính xác mà còn thiếu khôn ngoan về mặt chiến lược bởi người dân Đông Nam Á đang cảnh giác với việc buộc phải lựa chọn giữa hai cường quốc, như những gì họ đã chứng kiến hàng thập kỷ trước.
Dù vậy, nếu buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc, một lựa chọn gần và chủ động, và Mỹ ngày càng xa cách và thất thường, nhiều nước ở Đông Nam Á sẽ đi theo Trung Quốc, coi đó là lựa chọn tốt hơn. Như vậy, rõ ràng điều này sẽ không có lợi cho Mỹ.
Mặc dù vậy, do cách thức xử lý lúc ban đầu đối với dịch COVID-19 của Trung Quốc, cùng với một loạt các khiếu nại khác, mong muốn chống lại Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng trên khắp Đông Nam Á. Điều này cũng được thúc đẩy bởi mong muốn của khu vực trong việc duy trì xu hướng ưa thích lâu dài và tương đối với Mỹ. Washington có thể tận dụng điều này bằng cách theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực này, đặc biệt liên quan đến hợp tác an ninh và kinh tế.
Trong khi Mỹ duy trì được mạng lưới bạn bè châu Á, Trung Quốc có rất ít. Nhờ đó, Washington có thể dựa vào để xây dựng an ninh chung. Ngoài ra, Washington có thể và cũng nên mở rộng các đảm bảo bảo vệ ngầm giống như các bảo đảm mà họ đã làm đối với Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc thực sự khiến những lời mời về an ninh của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn tất cả. Ví dụ, vào tháng Hai, Philippines thông báo với Mỹ về kế hoạch rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Mỹ, động thái mà Trung Quốc coi là một hành động phi thường. Tuy nhiên, Tổng thống Rodrigo Duterte đã khôi phục hiệu quả thỏa thuận với Mỹ vào tháng Sáu, sau khi Trung Quốc gây hấn trên vùng biển của Philippines ở Biển Đông.
* Mỹ phải đối mặt với một cuộc leo thang khó khăn hơn trên mặt trận kinh tế
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết: “Dù muốn hay không thì người Đông Nam Á“ phải nhờ đến người Trung Quốc ”để đầu tư cơ sở hạ tầng. Trung Quốc thực sự là nhà tài trợ cơ sở hạ tầng song phương lớn nhất trong khu vực với các dự án trị giá 42 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2016. Tất cả 10 thành viên ASEAN đã ký vào sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) trị giá 1.000 tỷ USD của Trung Quốc.
Thay vì đối đầu trực tiếp với sáng kiến BRI, Mỹ đã phát triển các giải pháp thay thế hấp dẫn. Sự phối hợp của Mỹ với Nhật Bản và Australia về đầu tư hạ tầng khu vực đầy hứa hẹn, cũng như các quan hệ đối tác đa phương (như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà ông Trump sau đó đã từ bỏ) cho phép các quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi từ sự can dự của Mỹ mà không từ bỏ đầu tư của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính Tổng thống Trump đã tự làm suy yếu vị thế của Mỹ. Những luận điệu chống Hồi giáo của ông đã khiến Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei xa lánh. Thậm chí Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad còn yêu cầu ông Trump "từ chức để cứu lấy nước Mỹ".
Ngoài ra, Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã để trống vị trí các đại sứ tại ASEAN, Philippines, Singapore và Myanmar một cách vô cớ. Trong một khu vực mà việc thể hiện sự rộng lượng đã được coi là một nửa của trận chiến, thì nước Mỹ dưới thời Trump đã để trống các vị trí trong một thời gian dài.
Kết quả là 60% giới tinh hoa khu vực hoài nghi Mỹ cho biết, niềm tin của họ sẽ tăng lên nếu ông Trump không còn là Tổng thống Mỹ. Trong bối cảnh đó, ứng viên Joe Biden có thể sửa chữa sự thiếu tin tưởng này, nhưng việc ông Biden định hướng lại Đông Nam Á - bên cạnh việc tránh sơ suất như ông Trump - phải bao gồm cả sức ép liên tục đối với Trung Quốc và sự can dự của nước này trong khu vực.
Mỹ vẫn giữ được một lợi thế quan trọng trên mặt trận này, đó là có thể hứa hẹn với các cường quốc tầm trung về quyền tự chủ mà họ ấp ủ. Washington đáp ứng yêu cầu của các đối tác trong khi Bắc Kinh, giống như người tiền nhiệm đế quốc của mình, tự coi mình là trụ sở của một nền văn minh vượt trội và do đó mong đợi sự tôn trọng hoàn toàn từ các nước kém phát triển hơn.
Sự kiêu ngạo này làm dấy lên mong muốn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á và khiến khu vực này luôn trong tình trạng cảnh giác và hiện tại nằm ngoài “cộng đồng chung vận mệnh” do Bắc Kinh đề xuất.
Một điều nghịch lý là Mỹ có thể củng cố ảnh hưởng trong khu vực bằng cách can dự và cùng tồn tại song song với Trung Quốc thay vì cạnh tranh trực tiếp với nước này. Tuy nhiên, thành công của Washington còn đòi hỏi sự bình tĩnh, điều đã từng được chứng minh là hiệu quả trong quá khứ.