Liên Minh Châu Âu và kiến thức cơ bản cần phải biết

Benjamin
Benjamin
Bình luận: 0Lượt xem: 8,826
Benjamin

Benjamin

Dân làm báo
  • Benjamin

    Benjamin

Hiện nay, USD ngự trị trên ngai vàng thế giới nhưng vẫn còn đó những vị lãnh chúa khác có lịch sử lâu đời và sức mạnh kinh tế vẫn ở hàng mạnh nhất thế giới. Châu Âu là nơi đi đầu trong cách mạng công nghiệp nên đã từng một thời chính Châu Âu mới là trung tâm mà thế giới xoay vòng. Hầu như tất cả các học thuyết kinh tế, sáng kiến tài chính đều được sinh ra ở châu Âu. EUR hiện là đồng tiền đại diện cho Châu Âu, một tập hợp các vị lãnh chúa già thành một liên minh hùng mạnh tranh cường cùng thế giới.

I- Khái quát chung:
- Liên minh Châu âu (EU) bao gồm có 27 nước thành viên và đồng EUR là đồng tiền chính thức của 19 quốc gia trong tổng số 27 nước thuộc liên minh này. Mười bảy quốc gia đó được gọi dưới một tên chung là Khu vực đồng tiền chung Châu âu (Eurozone- EMU- Europian Monetary Union).

1588142858517.png

- Trong EMU, 3 nước Đức, Pháp, Italy là lá cờ đầu kinh tế và chiếm 2/3 GDP toàn khối. Khi quan sát sức mạnh đồng EUR, nhà đầu tư nên quan sát các số liệu kinh tế của 3 nền công nghiệp trên nhằm tìm ra được sức mạnh của EUR.
- Các quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển đều không sử dụng đồng EUR vì lo ngại các vấn đề về chủ quyền quốc gia.
- EMU là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với tổng sản lượng đạt 14.000 tỷ USD (2019). Các thị trường trái phiếu, cổ phiếu, giao dịch tương lai của khối EMU là nơi thu hút lượng vốn lớn thứ hai đối với các nhà đầu tư trong và ngoài khối.

1588143167125.png


- Tổng mức xuất khẩu của EMU đạt 23000 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của EMU là Mỹ, Nhật Bản, Ba Lan và China, trong khi các thị trường nhập khẩu dẫn đầu là Mỹ, Nhật, China, và Nga. EMU cũng là một nền kinh tế dịch vụ với gần 70% đóng góp trong tổng mức GDP. Các ngành sản xuất công nghiệp, khai khoáng chiếm khoảng 22%.

1588143233728.png

II – The European Central Bank (ECB):
- Tương tự như FED, cơ quan này cũng có trách nhiệm về quản lý tiền tệ của Eurozone. Ban điều hành gồm 6 người gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 4 quan chức khác. Dù không có văn bản chính thức nhưng từ lâu ban quản trị này gồm các thành viên đến từ Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

1588143532852.png

- ECB thường tổ chức các cuộc họp định kỳ vào ngày đầu của mỗi tháng để thảo luận về chính sách tiền tệ, quy định mức lãi suất cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế. Những thay đổi trong chính sách tiền tệ thông thường sẽ được chủ tịch (hiện thời là Christine Lagarde) công bố trong phần họp báo sau khi kết thúc cuộc họp 45 phút và trả lời các câu hỏi liên quan trong phần Q&A (Question and Answer). Khác biệt với các ngân hàng trung ương khác, ECB không công bố văn bản nên các nhà đầu tư lắng nghe kĩ từng chữ một trong bài phát biểu để cân nhắc hành động.

1588143687872.png

- Tương tự như FED, ECB cũng sử dụng 2 công cụ là nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cơ bản để điều tiết thị trường tiền tệ.

a) Open Market Operations (nghiệp vụ thị trường mở)
- Tương tự như FED, ECB thực hiện việc mua bán các loại giấy tờ chứng thực tài sản của Eurozone để tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, từ đó tác dụng đến cung ứng tiền tệ và điều chỉnh gián tiếp lãi suất cho vay.

1588143877293.png

- Tuy cùng chung một công cụ nhưng tác động của ECB thường phức tạp hơn FED. Nguyên nhân đến từ các chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế và chính trị có sự sai khác, riêng biệt của từng thành viên trong khối. Đối với từng nước, ECB thường mua bán các loại tài sản với tỷ trọng phù hợp nhằm tránh thiên lệch, xung đột lợi ích lẫn nhau. Điển hình như việc Đức sau khủng hoảng năm 2008 đã phát triển tới mức hoàn toàn thoát khỏi hậu quả nợ xấu với ngân sách dương nhưng Chính phủ Pháp tiếp tục chạy theo chính sách thâm hụt ngân sách gia tăng chi tiêu công làm đồng EUR tăng giá gây ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu của cả khối. Đức với vị thế là nền kinh tế mạnh nhất khu vực luôn luôn yêu cầu QE có lợi nhất khi lo ngại thiệt thòi, QE của ECB luôn có thiên hướng có lợi cho Đức và đôi khi còn không mua lại tài sản của các nước nhỏ.

1588144388984.png

- Đức biết rõ nên vận hành ra sao để tiếp tục châu Âu bởi khó có nước nào đạt được vị thế chính trị và kinh tế chi phối được EU như vậy, Đức phản đối QE không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì cho các nước nhỏ khác. Gói QE 2015-2016 Đức đạt được 18%, Pháp 12% và Hy Lạp, Cyrus là 0.

b) Lãi suất cơ bản - ECB Minimum Bid Rate (Repo rate):
- Mức lãi suất cơ bản này quy định cho các ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên tiến hành vay tiền. Mức lãi suất này luôn là chủ đề nóng nhất tại các phiên họp ECB và sự thay đổi sẽ tác động đến kinh tế khu vực.

1588144582143.png

- Khi lãi suất này tăng lên, thường sẽ làm cho đồng Euro tăng giá nhưng cùng đồng thời làm tăng chi phí khi vay mượn trên thị trường, do đó cản trở kinh tế tăng trưởng. Chính sách tăng lãi suất thường được áp dụng trong các thời kỳ lạm phát tăng cao. Trường hợp ngược lại, khi Repo rate giảm thường sẽ làm giảm giá đồng tiền chung nhưng lại có ý nghĩa tích cực là thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính sách thường được dùng trong khi kinh tế bị suy yếu.

1588144872403.png

- Đặc điểm của loại lãi suất này mà không ngân hàng trung ương nào có đó là ECB dùng mô hình Taylor để dự đoán. Mô hình này dự báo lãi suất cơ bản dựa trên tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng. Cụ thể là nếu tỉ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất cơ bản cũng nên tăng hơn 1% và nếu GDP giảm 1% thì lãi suất cũng nên giảm 0,5%. Nhà đầu tư có thể cân nhắc lãi suất cơ bản thông qua phân tích Taylor Rule.

1588144954657.png

1588145158371.png

Trong đó:

it : lãi suất điều hành của NHTW

πt: tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số GDP deflator

π * t: tỷ lệ lạm phát mục tiêu; rt: lãi suất thực cân bằng giả định;

aπ và ay: các tham số phản ứng chính sách (reaction parameters) hay trọng số đối với tăng trƣởng và lạm phát;

yt: tăng trưởng GDP;

ȳt: tăng trưởng GDP tiềm năng.
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất
  • Quản Lý Vốn
  • Non-Farm là gì ?
  • [Nến] Mô hình nến đôi
  • Last edited:
    Bên trên