Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trang mạng Báo cáo châu Phi (theafricareport.com) ngày 28/9 đăng bài phân tích việc Zambia đề nghị cứu trợ có thể gây hiệu ứng dây chuyền về vỡ nợ mới tại châu Phi. Theo tác giả bài viết, nước xuất khẩu đồng lớn thứ hai thế giới Zambia yêu cầu hoãn trả lãi đối với các khoản vay, trong khi các nước khác như Chad, Congo và Angola cũng đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng do giá dầu giảm và đại dịch COVID-19.
Liệu Zambia sẽ trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên không trả được nợ sau cuộc khủng hoảng COVID-19? Ngày 22/9 vừa qua, Zambia đã yêu cầu các chủ nợ tư nhân của quốc gia này hoãn thanh toán lãi cho đến tháng 4/2021. Đề nghị trì hoãn trả lãi này với tổng thanh toán 120 triệu USD liên quan đến ba đợt phát hành trái phiếu với tổng trị giá 3 tỷ USD phát hành vào các năm 2012, 2014 và 2015.
Chính phủ Zambia dự kiến sẽ đưa ra lộ trình giải quyết nợ với các nhà đầu tư liên quan vào ngày 29/9 tới. Lusaka sẽ cần sự đồng ý của 2/3 các chủ nợ để có thể thông qua lộ trình mới giải quyết các khoản nợ.
Theo hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch, tỷ lệ nợ của Zambia đã tăng mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu do các dự án cơ sở hạ tầng lớn, với mức 88% của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2019 so với 32% GDP vào năm 2014. Ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19, các nhà phân tích đã dự đoán Zambia sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng các cam kết về nợ của nước này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng khó khăn đó sẽ xảy ra vào năm 2022.
Năm 2019, thâm hụt ngân sách của Zambia lên tới 9%, trong khi đồng nội tệ kwancha mất giá và tình trạng này tiếp tục kéo dài sang năm 2020, khiến việc trả nợ ngày càng vất vả hơn. Bất chấp việc giá kim loại đồng tăng từ tháng 3/2020, song các nhà chức trách Zambia dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm 3,5% trong năm 2020 do khủng hoảng kinh tế trước tác động của đại dịch COVID-19.
Tháng Năm vừa qua, Tổng thống Zambia Edgar Lungu đã làm việc với Lazard – tập đoàn tư vấn tài chính và quản lý tài sản hàng đầu thế giới – với hy vọng đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhưng chưa thành công. Bất chấp những cảnh báo nhằm hạn chế chính sách xây dựng trong nước, Lusaka đã không quan tâm đúng mức tới khuyến cáo của IMF, dẫn đến thể chế tài chính này từ chối viện trợ khẩn cấp do quan ngại số tiền này sẽ chỉ được dùng để trả nợ cho các chủ nợ của Zambia. Để được trợ giúp, IMF đang yêu cầu Zambia minh bạch hơn về cấu trúc của các khoản nợ với tổng trị giá 11,7 tỷ USD, trong đó ít nhất 3 tỷ USD do Trung Quốc nắm giữ.
Trong kịch bản lý tưởng, Zambia sẽ có thể đạt được thỏa thuận trì hoãn trả nợ với một số chủ nợ tư nhân và đạt được thỏa thuận tương tự với Trung Quốc bởi cường quốc này đã ủng hộ Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) do Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Câu lạc bộ Paris đề xuất, trước khi quay lại đàm phán với IMF.
Tuy nhiên, kịch bản đó không dễ hiện thực hóa. Các nhà kỹ trị dường như không đồng thuận với Chính phủ Zambia về ý tưởng đó và Tổng thống Edgar Lungu có thể chủ đích thực hiện các biện pháp trì hoãn để đạt được lợi thế khi tham gia tranh cử vào tháng 8/2021 mà không phải thừa nhận sự thất bại trong chính sách điều hành đất nước thời gian qua. Cuối năm 2018, Tòa án Hiến pháp Zambia đã ra phán quyết cho phép ông Lungu tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
Các quốc gia khác, nhất là những nước sản xuất dầu mỏ, cũng đang chứng kiến những tình huống tài chính rất khó khăn có thể dẫn đến vỡ nợ. Chẳng hạn, sau khi đã được tái cơ cấu nợ từ các bên cho vay vào năm 2018 và hỗ trợ khẩn cấp từ IMF trong năm 2020, Chad một lần nữa thảo luận với Glencore và các chủ nợ khác để xin hoãn thanh toán nợ.
Cộng hòa Congo thất bại trong các cuộc thảo luận với các tập đoàn Glencore và Trafigura (nắm giữ một phần trong tổng nợ 10 tỷ USD nợ nước ngoài của Congo) và IMF hoãn giải ngân viện trợ vào tháng 12/2019 và tháng 7/2020 – buộc Brazzaville phải chuyển sang các ngân hàng địa phương nhằm tìm kiếm hỗ trợ. Nhóm ngân hàng do Ngân hàng Quốc tế Gabon và Pháp (Banque Gabonaise et Française Internationale – BGFI) dẫn đầu sẽ cung cấp 460 triệu euro để trả một phần nợ nội bộ của Cộng hòa Congo ước tính ở mức khoảng 2,6 tỷ euro.
Chính phủ Cộng hòa Congo đã từ chối tuân theo các yêu cầu của IMF trong việc tái cơ cấu nợ và đặc biệt là tính minh bạch, trong khi Tổng thống Denis Sassou Nguesso (76 tuổi) được dự đoán là sẽ giành chiến thắng trong bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 3/2021. IMF dự đoán GDP của Cộng hòa Congo sẽ giảm 8,6% trong năm nay.
Angola cũng lọt vào tầm ngắm của các nhà phân tích. Giống như Chad và Cộng hòa Congo, Angola đang phải đối mặt với giá dầu giảm và hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19, bên cạnh sự mất giá thêm 22% của đồng nội tệ kwanza so với đồng USD kể từ đầu năm 2020.
Trong khi nhiều nhà quan sát cho rằng nợ của Angola không bền vững (chiếm 120% GDP), quốc gia này tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ IMF và đang tiếp tục thực hiện những cải cách theo cam kết. IMF đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Angola trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và chống tham nhũng.
Ngày 16/9 vừa qua, Ban điều hành của IMF đã phê duyệt khoản giải ngân 1 tỷ USD, bổ sung thêm 750 triệu USD vào chương trình hỗ trợ 3,7 tỷ USD đạt được giữa thể chế tài chính này với Angola vào tháng 12/2018.
Liệu Zambia sẽ trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên không trả được nợ sau cuộc khủng hoảng COVID-19? Ngày 22/9 vừa qua, Zambia đã yêu cầu các chủ nợ tư nhân của quốc gia này hoãn thanh toán lãi cho đến tháng 4/2021. Đề nghị trì hoãn trả lãi này với tổng thanh toán 120 triệu USD liên quan đến ba đợt phát hành trái phiếu với tổng trị giá 3 tỷ USD phát hành vào các năm 2012, 2014 và 2015.
Chính phủ Zambia dự kiến sẽ đưa ra lộ trình giải quyết nợ với các nhà đầu tư liên quan vào ngày 29/9 tới. Lusaka sẽ cần sự đồng ý của 2/3 các chủ nợ để có thể thông qua lộ trình mới giải quyết các khoản nợ.
Theo hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch, tỷ lệ nợ của Zambia đã tăng mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu do các dự án cơ sở hạ tầng lớn, với mức 88% của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2019 so với 32% GDP vào năm 2014. Ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19, các nhà phân tích đã dự đoán Zambia sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng các cam kết về nợ của nước này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng khó khăn đó sẽ xảy ra vào năm 2022.
Năm 2019, thâm hụt ngân sách của Zambia lên tới 9%, trong khi đồng nội tệ kwancha mất giá và tình trạng này tiếp tục kéo dài sang năm 2020, khiến việc trả nợ ngày càng vất vả hơn. Bất chấp việc giá kim loại đồng tăng từ tháng 3/2020, song các nhà chức trách Zambia dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm 3,5% trong năm 2020 do khủng hoảng kinh tế trước tác động của đại dịch COVID-19.
Tháng Năm vừa qua, Tổng thống Zambia Edgar Lungu đã làm việc với Lazard – tập đoàn tư vấn tài chính và quản lý tài sản hàng đầu thế giới – với hy vọng đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhưng chưa thành công. Bất chấp những cảnh báo nhằm hạn chế chính sách xây dựng trong nước, Lusaka đã không quan tâm đúng mức tới khuyến cáo của IMF, dẫn đến thể chế tài chính này từ chối viện trợ khẩn cấp do quan ngại số tiền này sẽ chỉ được dùng để trả nợ cho các chủ nợ của Zambia. Để được trợ giúp, IMF đang yêu cầu Zambia minh bạch hơn về cấu trúc của các khoản nợ với tổng trị giá 11,7 tỷ USD, trong đó ít nhất 3 tỷ USD do Trung Quốc nắm giữ.
Trong kịch bản lý tưởng, Zambia sẽ có thể đạt được thỏa thuận trì hoãn trả nợ với một số chủ nợ tư nhân và đạt được thỏa thuận tương tự với Trung Quốc bởi cường quốc này đã ủng hộ Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) do Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Câu lạc bộ Paris đề xuất, trước khi quay lại đàm phán với IMF.
Tuy nhiên, kịch bản đó không dễ hiện thực hóa. Các nhà kỹ trị dường như không đồng thuận với Chính phủ Zambia về ý tưởng đó và Tổng thống Edgar Lungu có thể chủ đích thực hiện các biện pháp trì hoãn để đạt được lợi thế khi tham gia tranh cử vào tháng 8/2021 mà không phải thừa nhận sự thất bại trong chính sách điều hành đất nước thời gian qua. Cuối năm 2018, Tòa án Hiến pháp Zambia đã ra phán quyết cho phép ông Lungu tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
Các quốc gia khác, nhất là những nước sản xuất dầu mỏ, cũng đang chứng kiến những tình huống tài chính rất khó khăn có thể dẫn đến vỡ nợ. Chẳng hạn, sau khi đã được tái cơ cấu nợ từ các bên cho vay vào năm 2018 và hỗ trợ khẩn cấp từ IMF trong năm 2020, Chad một lần nữa thảo luận với Glencore và các chủ nợ khác để xin hoãn thanh toán nợ.
Cộng hòa Congo thất bại trong các cuộc thảo luận với các tập đoàn Glencore và Trafigura (nắm giữ một phần trong tổng nợ 10 tỷ USD nợ nước ngoài của Congo) và IMF hoãn giải ngân viện trợ vào tháng 12/2019 và tháng 7/2020 – buộc Brazzaville phải chuyển sang các ngân hàng địa phương nhằm tìm kiếm hỗ trợ. Nhóm ngân hàng do Ngân hàng Quốc tế Gabon và Pháp (Banque Gabonaise et Française Internationale – BGFI) dẫn đầu sẽ cung cấp 460 triệu euro để trả một phần nợ nội bộ của Cộng hòa Congo ước tính ở mức khoảng 2,6 tỷ euro.
Chính phủ Cộng hòa Congo đã từ chối tuân theo các yêu cầu của IMF trong việc tái cơ cấu nợ và đặc biệt là tính minh bạch, trong khi Tổng thống Denis Sassou Nguesso (76 tuổi) được dự đoán là sẽ giành chiến thắng trong bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 3/2021. IMF dự đoán GDP của Cộng hòa Congo sẽ giảm 8,6% trong năm nay.
Angola cũng lọt vào tầm ngắm của các nhà phân tích. Giống như Chad và Cộng hòa Congo, Angola đang phải đối mặt với giá dầu giảm và hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19, bên cạnh sự mất giá thêm 22% của đồng nội tệ kwanza so với đồng USD kể từ đầu năm 2020.
Trong khi nhiều nhà quan sát cho rằng nợ của Angola không bền vững (chiếm 120% GDP), quốc gia này tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ IMF và đang tiếp tục thực hiện những cải cách theo cam kết. IMF đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Angola trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và chống tham nhũng.
Ngày 16/9 vừa qua, Ban điều hành của IMF đã phê duyệt khoản giải ngân 1 tỷ USD, bổ sung thêm 750 triệu USD vào chương trình hỗ trợ 3,7 tỷ USD đạt được giữa thể chế tài chính này với Angola vào tháng 12/2018.