Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Sputnik
Việc chấm dứt tương tác thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ rất tốn kém cho cả hai bên và có khả năng Trung Quốc sẽ phát triển các hệ thống thanh toán, nợ và các tiêu chuẩn khác của riêng mình, không tương thích với các hệ thống hiện hành.
Ý kiến này được chuyên gia Robert Daley từ Trung tâm Wilson của Viện Kissinger bày tỏ. Theo ông, trong kịch bản cực đoan nhất, Trung Quốc và Mỹ sẽ tuân theo các tiêu chuẩn công nghệ của riêng mình. Điều này có nghĩa là một hệ thống tài chính và công nghệ toàn cầu thống nhất sẽ không còn tồn tại.
* Sự bá chủ của Mỹ
Trong nửa sau thế kỷ XX, Washington cuối cùng đã củng cố vị thế của mình như một cường quốc về kinh tế và công nghệ toàn cầu. Hệ thống tài chính thế giới được hình thành dựa trên sự bá chủ của đồng USD là đơn vị tiền tệ thanh toán chính. Trụ sở của các tổ chức phát triển hàng đầu - Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - đều được đặt tại Washington.
Trong nhiều năm, Mỹ là đầu tàu của tiến bộ công nghệ thế giới. Từ sự phổ biến của Internet dựa trên các công nghệ Mỹ, cho đến vi điện tử. Kể từ những năm 70, khi Hiệp ước hợp tác về sáng chế có hiệu lực, đưa ra một thủ tục thống nhất để nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế cho đến năm 2019. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Washington cũng không có đối thủ trên chính trường thế giới. Do đó, một trật tự thế giới chính trị, kinh tế và công nghệ lấy người Mỹ làm trung tâm đã được thiết lập.
* Trung Quốc vươn lên
Trung Quốc bắt đầu thể hiện ngày càng nhiều tham vọng trên trường quốc tế. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và theo các nhà phân tích, với những động lực tích cực hiện tại của mình và những tiêu cực trong nền kinh tế Mỹ, đến năm 2028, nước này có thể đuổi kịp Mỹ.
Trong nhiều lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Năm 2019, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế. Trong lĩnh vực 5G, thị giác máy tính, máy học và thành phố thông minh, Bắc Kinh đã tự tin vươn lên dẫn đầu. Đại diện Trung Quốc được bầu đứng đầu 4 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, bao gồm Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Vụ Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc.
Sự hiện diện của Trung Quốc trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cũng không ngừng tăng lên. Các công ty Trung Quốc bắt đầu chinh phục thị trường thế giới và trong những lĩnh vực mà các công ty Mỹ thường đi hàng đầu. Vào năm 2020, ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ không phải là Facebook mà là TikTok. Hơn 50 nhà khai thác viễn thông Mỹ không biết làm thế nào để hoạt động nếu không có thiết bị của tập đoàn công nghệ Huawei.
* Tấn công bằng các lệnh trừng phạt
Nếu chúng ta phân tích bản chất của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc, rõ ràng là những biện pháp này nhắm chính xác vào những khu vực mà Trung Quốc đã có sức nặng đáng kể trên thế giới.
Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và Mỹ áp thuế đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Công nghệ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, khiến Mỹ phải áp đặt biện pháp trừng phạt chống lại họ. Các doanh nghiệp Trung Quốc tổ chức các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) kỷ lục trên các sàn giao dịch Mỹ, Washington đã đưa ra các quy tắc báo cáo mới để hạn chế việc niêm yết. Tất nhiên, động cơ chính thức cho các biện pháp trừng phạt là khác nhau. Nhưng nhìn chung, Washington đang tấn công đúng vào những lĩnh vực mà Trung Quốc bắt đầu có sức cạnh tranh với Mỹ.
Theo Robert Daly, Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ và tách biệt hoàn toàn khỏi nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên, nếu tình hình leo thang, Bắc Kinh sẽ phải cưỡng lại. Và sau đó Trung Quốc sẽ tạo ra các lựa chọn thay thế của riêng mình cho các tổ chức tài chính quốc tế, hệ thống thanh toán và hệ sinh thái công nghệ. Điều này dẫn đến sự phân cực và các quốc gia khác sẽ phải lựa chọn mô hình nào để áp dụng. Điều nghịch lý là bản thân Trung Quốc không tìm cách hình thành trật tự thế giới mới, không cố gắng tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới, song hành động của Mỹ đang buộc Trung Quốc phải tự vệ để trả đũa.
Chen Fengying, chuyên gia từ Viện Kinh tế Thế giới tại Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói: "Tôi đoán có nhiều động cơ để phòng thủ ở đây hơn là theo chủ nghĩa biệt lập (giả định có sự tồn tại của hai hệ thống). Huawei tuyên bố thành lập hệ sinh thái Kungpeng của riêng mình cũng là các hành động phòng thủ và không có ý muốn phá vỡ sự kết nối. Vì vậy, tôi nghĩ, ngay cả khi có hai hệ thống trên thế giới, đây là hệ quả của việc tự bảo vệ chứ không phải sự tách biệt. Rốt cuộc, không ai biết cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới sẽ kết thúc như thế nào. Hiện tượng của thời điểm hiện tại là nhiều nước đứng trên vị thế bảo hộ. Trung Quốc không tìm con đường cách biệt. Vì thế giới chỉ có một, điều này thậm chí không thể thực hiện được".
Cũng theo chuyên gia này, một cuộc thiết kế lại, tái cấu trúc trật tự thế giới đang diễn ra. Tất cả các quốc gia phải nhìn nhận lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, tình hình quốc tế đã có những thay đổi nghiêm túc. Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nước này cũng xác lập một trò chơi nhất định của riêng mình - đó cũng là điều bình thường
Việc chấm dứt tương tác thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ rất tốn kém cho cả hai bên và có khả năng Trung Quốc sẽ phát triển các hệ thống thanh toán, nợ và các tiêu chuẩn khác của riêng mình, không tương thích với các hệ thống hiện hành.
Ý kiến này được chuyên gia Robert Daley từ Trung tâm Wilson của Viện Kissinger bày tỏ. Theo ông, trong kịch bản cực đoan nhất, Trung Quốc và Mỹ sẽ tuân theo các tiêu chuẩn công nghệ của riêng mình. Điều này có nghĩa là một hệ thống tài chính và công nghệ toàn cầu thống nhất sẽ không còn tồn tại.
* Sự bá chủ của Mỹ
Trong nửa sau thế kỷ XX, Washington cuối cùng đã củng cố vị thế của mình như một cường quốc về kinh tế và công nghệ toàn cầu. Hệ thống tài chính thế giới được hình thành dựa trên sự bá chủ của đồng USD là đơn vị tiền tệ thanh toán chính. Trụ sở của các tổ chức phát triển hàng đầu - Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - đều được đặt tại Washington.
Trong nhiều năm, Mỹ là đầu tàu của tiến bộ công nghệ thế giới. Từ sự phổ biến của Internet dựa trên các công nghệ Mỹ, cho đến vi điện tử. Kể từ những năm 70, khi Hiệp ước hợp tác về sáng chế có hiệu lực, đưa ra một thủ tục thống nhất để nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế cho đến năm 2019. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Washington cũng không có đối thủ trên chính trường thế giới. Do đó, một trật tự thế giới chính trị, kinh tế và công nghệ lấy người Mỹ làm trung tâm đã được thiết lập.
* Trung Quốc vươn lên
Trung Quốc bắt đầu thể hiện ngày càng nhiều tham vọng trên trường quốc tế. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và theo các nhà phân tích, với những động lực tích cực hiện tại của mình và những tiêu cực trong nền kinh tế Mỹ, đến năm 2028, nước này có thể đuổi kịp Mỹ.
Trong nhiều lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Năm 2019, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế. Trong lĩnh vực 5G, thị giác máy tính, máy học và thành phố thông minh, Bắc Kinh đã tự tin vươn lên dẫn đầu. Đại diện Trung Quốc được bầu đứng đầu 4 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, bao gồm Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Vụ Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc.
Sự hiện diện của Trung Quốc trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cũng không ngừng tăng lên. Các công ty Trung Quốc bắt đầu chinh phục thị trường thế giới và trong những lĩnh vực mà các công ty Mỹ thường đi hàng đầu. Vào năm 2020, ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ không phải là Facebook mà là TikTok. Hơn 50 nhà khai thác viễn thông Mỹ không biết làm thế nào để hoạt động nếu không có thiết bị của tập đoàn công nghệ Huawei.
* Tấn công bằng các lệnh trừng phạt
Nếu chúng ta phân tích bản chất của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc, rõ ràng là những biện pháp này nhắm chính xác vào những khu vực mà Trung Quốc đã có sức nặng đáng kể trên thế giới.
Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và Mỹ áp thuế đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Công nghệ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, khiến Mỹ phải áp đặt biện pháp trừng phạt chống lại họ. Các doanh nghiệp Trung Quốc tổ chức các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) kỷ lục trên các sàn giao dịch Mỹ, Washington đã đưa ra các quy tắc báo cáo mới để hạn chế việc niêm yết. Tất nhiên, động cơ chính thức cho các biện pháp trừng phạt là khác nhau. Nhưng nhìn chung, Washington đang tấn công đúng vào những lĩnh vực mà Trung Quốc bắt đầu có sức cạnh tranh với Mỹ.
Theo Robert Daly, Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ và tách biệt hoàn toàn khỏi nền kinh tế số một thế giới. Tuy nhiên, nếu tình hình leo thang, Bắc Kinh sẽ phải cưỡng lại. Và sau đó Trung Quốc sẽ tạo ra các lựa chọn thay thế của riêng mình cho các tổ chức tài chính quốc tế, hệ thống thanh toán và hệ sinh thái công nghệ. Điều này dẫn đến sự phân cực và các quốc gia khác sẽ phải lựa chọn mô hình nào để áp dụng. Điều nghịch lý là bản thân Trung Quốc không tìm cách hình thành trật tự thế giới mới, không cố gắng tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới, song hành động của Mỹ đang buộc Trung Quốc phải tự vệ để trả đũa.
Chen Fengying, chuyên gia từ Viện Kinh tế Thế giới tại Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói: "Tôi đoán có nhiều động cơ để phòng thủ ở đây hơn là theo chủ nghĩa biệt lập (giả định có sự tồn tại của hai hệ thống). Huawei tuyên bố thành lập hệ sinh thái Kungpeng của riêng mình cũng là các hành động phòng thủ và không có ý muốn phá vỡ sự kết nối. Vì vậy, tôi nghĩ, ngay cả khi có hai hệ thống trên thế giới, đây là hệ quả của việc tự bảo vệ chứ không phải sự tách biệt. Rốt cuộc, không ai biết cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới sẽ kết thúc như thế nào. Hiện tượng của thời điểm hiện tại là nhiều nước đứng trên vị thế bảo hộ. Trung Quốc không tìm con đường cách biệt. Vì thế giới chỉ có một, điều này thậm chí không thể thực hiện được".
Cũng theo chuyên gia này, một cuộc thiết kế lại, tái cấu trúc trật tự thế giới đang diễn ra. Tất cả các quốc gia phải nhìn nhận lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, tình hình quốc tế đã có những thay đổi nghiêm túc. Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nước này cũng xác lập một trò chơi nhất định của riêng mình - đó cũng là điều bình thường