Liquity: Giao thức Algorithmic Borrowing Không-Lãi-Suất trên nền tảng Ethereum

FXCE Official
FXCE Official
Bình luận: 0Lượt xem: 539
FXCE Official

FXCE Official

Moderator
  • FXCE Official

    FXCE Official

Bài viết được thành viên Chloe Pham thuộc FXCE Crypto biên tập từ " Liquity-Interest-free Algorithmic Borrowing on Ethereum" của Oguz Genc với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

photo_2021-09-23_12-07-24.jpg


Ra mắt trên Mainnet vào tháng 4 2021, Liquity là một người chơi mới trong phân khúc Borrowing của thế giới DeFi, mang đến cách thức cho vay phi tập trung hoàn toàn mới lạ. Được xem như phiên bản thứ hai của MakerDAO, protocol này cung cấp cho người dùng những khoản vay không-lãi-suất dựa trên khối tài sản ETH - cũng là loại tài sản duy nhất được chấp nhận thế chấp trên nền tảng này. Khoản vay sẽ ở dưới dạng token LUSD, một stablecoin do chính Liquity phát hành với giá peg ngang với giá trị USD, và người đi vay cần phải duy trì tỉ lệ thế chấp tối thiểu ở mức 110% để tránh trường hợp bị thanh lý nợ.

Mặc dù được xem như bản sao của MakerDAO, Liquity vẫn khác biệt ở một số khía cạnh. Cho phép các khoản vay lãi suất 0%, hệ thống quản lý dự án bất biến và phi tập trung, hiệu suất sử dụng vốn cao, dễ dàng trả nợ và thu về tài sản, cùng cơ chế peg mạnh mẽ, Liquity mang đến cho người dùng trải nghiệm sản phẩm thật sự đơn giản và phù hợp.

Khởi đầu mạnh mẽ

Liquity thu hút được sự quan tâm của lượng lớn người dùng ngay khi vừa ra mắt, đạt mức TVL $1 tỷ chỉ trong 10 ngày. Lí do đằng sau nhu cầu khủng này, cũng như đợt phát hành LUSD khá thành công, có thể bắt nguồn từ phần thưởng dành cho người dùng tham gia Uniswap LP farming cho pool LUSD:ETH, diễn ra trong vòng 6 tuần từ ngày dự án ra mắt trên mainnet. Sau giai đoạn này, tổng nguồn cung của LUSD có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn chưa đủ dữ liệu để có thể nhận xét bất kỳ chiều hướng thay đổi nào cho dự án này.

1632382412745.png


Trong khi đó, Tỉ lệ Tổng tài sản Thế chấp (Total Collateral Ratio - TCR) đã giảm đột ngột trong đợt thị trường sụp đổ ngày 19/5. Dự án này đã ngay lập tức đảo ngược tình hình khi triển khai thanh lý vị thế nợ (collateralized debt position) các tài sản thế chấp dưới hạn. Xuyên suốt sự kiện này, tỉ lệ tổng tài sản thế chấp của dự án tăng vọt lên đến 500% trước khi ổn định ở mức bình thường mới - xung quanh 300%. Dù các dữ liệu hiện có giới hạn trong một sự cố của thị trường, nhưng cũng phần nào hé lộ đặc tính ngại rủi ro trong thiết kế của Liquity.

1632382422995.png


Những điều cơ bản về giao thức Cho Vay này

Ether là tài sản thế chấp duy nhất được cho phép trên protocol Liquity. Đội ngũ Liquity khẳng định rằng đây là một quyết định cần thiết trên con đường theo đuổi mô hình phi tập trung, với sứ mệnh đơn giản hóa trải nghiệm người dùng cũng như các mô hình kinh tế của protocol này. Ether là loại tài sản phi tập trung nhất trên hệ thống Ethereum, vì thế khi thế chấp dựa trên token này, LUSD của Liquity có thể được hỗ trợ tốt với mức độ phi tập trung cao hơn. Khi chỉ cho phép một nguồn thế chấp duy nhất là ETH, Liquity cũng giảm thiểu được độ phức tạp trong mắt người dùng.

Ngoài ra, Liquity còn sở hữu một cơ chế thanh lý tức thời dành cho các vị thế nợ thế chấp dưới hạn (Collateralized Debt Positions - CPD). Vị thế nợ thế chấp CPD này thực tế là một Vault cho phép người đi vay có thể rút ra tài sản để đảm bảo khoản vay của mình. Nếu như MakerDAO có Maker Vault, Liquity có Trove.

Một Trove gồm có hai bên cân đối. Một bên là khoản tài sản thế chấp ETH, và một còn lại là khoản nợ dưới dạng stablecoin của protocol - LUSD. Mức nợ tối thiểu được cho phép là 2,000 LUSD, và không có thời hạn để trả lại số nợ này, miễn là tỉ lệ thế chấp được duy trì trên mức tối thiểu. Người dùng có thể đóng Trove khi trả được hết số nợ.

Cơ chế Thanh lý và Stability Pool

Các nền tảng CDP hiện tại có 2 cách thanh lý các vị thế nợ vay dưới thế chấp: bán đấu giá hoặc bán ở giá cố định với một mức chiết khấu riêng biệt. Liquity cho rằng cả hai mô hình kinh doanh này đều có những nhược điểm nhất định. Mô hình đấu giá không được tối ưu hóa về hiệu suất thời gian trong khi giảm giá “bán tháo” lại không thể đạt được mức giá tối ưu vì động lực chính cho việc định giá không đi theo nhu cầu của thị trường mở.

Trên Liquity, những Trove vay dưới thế chấp sẽ được thanh lý tự động. Nếu như có Trove nào rơi xuống thấp hơn mức Tỉ lệ thế chấp tổi thiểu (Minimum Collateralization Ratio - MCR) 110%, protocol này sẽ ngay lập tức thanh lý vị thế đó. Quá trình này đều dựa trên thuật toán, không yêu cầu sự có mặt người mua hay người đấu giá để có thể hoàn thành giao dịch thuận lợi. Người vay đã bị thanh lý vị thế vẫn sẽ được giữ lượng LUSD còn lại, và tổng tài sản ETH thế chấp của họ sẽ được phân phối ngược trở lại Stability Pool.

Stability Pool là một quỹ bảo hiểm của protocol, đóng vai trò như là hàng rào phòng thủ tuyến đầu giúp giữ cho hệ thống vẫn trong khả năng thanh toán, khi đứng ra trả hết số nợ của các Trove bị thanh lý. Stability Pool này được tài trợ bởi những người đi vay khác khi họ thế chấp tài sản ETH của mình để phát hành LUSD, được gọi là “Stability Provider”. Sau đó những Stability Provider này sẽ gửi khoản vay LUSD của mình vào Stability Pool để hưởng lợi nhuận từ quá trình thanh lý.

Vì các Trove sẽ bị thanh lý khi tỉ lệ thế chấp bị rơi xuống dưới MCR, một lượng LUSD tương ứng với khoản nợ sẽ bị burn trong Stability Pool. Đổi lại, tài sản thế chấp của các Trove bị thanh lý sẽ được phân phối lại vào Stability Pool (như khoản thế chấp) để đảm bảo rằng tổng lượng cung LUSD được trở về mức ban đầu.

Kết quả của quá trình burn này là Stability Provider sẽ bị mất đi một số token LUSD đang có, nhưng sẽ được đền bù với phần thưởng từ khối tài sản thế chấp đã bị thanh lý, bởi vì họ là nhóm người dùng duy nhất có thể cung cấp thanh khoản cho Stability Pool.

Bởi vì các quá trình thanh lý diễn ra ngay lập tức một khi CDP ở mức thấp hơn 110%, các nhà Stability Provider có xu hướng thu về lượng LUSD cao hơn mức thế chấp mà họ đã cung cấp. Điều này cũng đồng nghĩa rằng mức phạt thanh lý cho các Trove sẽ bằng 10% giá trị bị khóa tại thời điểm bấy giờ.

Quản lý rủi ro

Trong sự kiện thị trường sụp đổ chớp nhoáng, các Trove vẫn tiềm ẩn những rủi ro vay dưới thế chấp. Khi thị trường hỗn loạn vào tháng 5/2021, hơn 300 Trove đã bị thanh lý vì ETH rớt giá đột ngột. 7.9% của Stability Pool đã được dùng để trả nợ cho các vụ thanh lý khi thu mua lại lượng ETH từ Stability Provider với mức giá trung bình $1916.91. “Chế độ Phục hồi” (Recovery Mode) này đã được kích hoạt 2 lần xuyên suốt giai đoạn thị trường đi xuống, cùng lúc đó, Tỉ lệ Tổng Thế chấp của hệ thống đã bị rơi xuống dưới mức 150%.

1632382436263.png


Một khi Chế độ Phục hồi được kích hoạt, điều kiện để đạt được tỉ lệ thế chấp tối thiểu ở mức 110% trở nên khó khăn hơn. Các Trove với tỉ lệ lên đến 150% có thể bị thanh lý dần theo mức độ thế chấp từ thấp đến cao. Trong trường hợp đó, người dùng với mức thế chấp thấp theo tự nhiên sẽ được khuyến khích để tăng cường vị thế thế chấp và gửi thêm tài sản vào Stability Pool.

Người đi vay mới sẽ không được phép trừ phi mức TCR tăng lên ở các Trove, ngoại trừ những Trove mới được mở trên mức ngưỡng 150%. Trong khi đó, thất thoát sẽ được giới hạn ở mức 110%, cho phép những người dùng bị thanh lý với tỉ lệ thế chấp cao hơn sẽ được nhận lại mức chênh lệch.

Trong trường hợp Stability Pool cạn kiệt, một kế hoạch dự phòng sẽ phân phối lại số nợ và số tài sản thế chấp cho tất cả những người đi vay còn lại trong hệ thống, tùy theo mức độ nợ và vị thế thế chấp của họ. Tình huống này có vẻ như ít xảy ra, khi tính tiện dụng của LUSD ảnh hưởng tích cực rất lớn đến lượng tài sản gửi vào trong Stability Pool.

1632382447869.png


Tính biến động của ETH cũng như chi phí gas cao để tạo ra token này là những biến số quan trọng để hiểu rõ hơn về các trường hợp thế chấp trọng điểm của protocol. Khi thay đổi các tham số này bằng các giả định giá trung bình của ETH qua từng khoảng thời gian khác nhau, người dùng có thể chạy ra những mô phỏng riêng biệt để đánh giá rủi ro thị trường Liquity.

Note: Gas là đơn vị đo lường năng lượng máy tính cần dùng để thực hiện được một giao dịch cụ thể trên network.

Để trợ cấp cho phí gas này, dự án phải đảm bảo cứ mỗi Trove mở ra sẽ lại có 200 LUSD được gửi cọc vào pool, như một khoản dự trù cho thanh lý sau này (Liquidation Reserve). Tài sản gửi cọc này sẽ được hoàn lại toàn phần theo các đợt trả nợ, nghĩa là chỉ có những Trove bị thanh lý sẽ bị mất phần cọc này. Như vậy, tổng giá trị dự án này phải bỏ ra để tiến hành thanh lý sẽ là 200 LUSD từ Liquidity Reserve cộng thêm 0.5% tài sản thế chấp trên Trove để trang trải chi phí gas.

Quá trình thanh lý Trove này sẽ diễn ra theo từng đợt để giảm thiểu tổng chi phí gas. Tuy nhiên, quá trình này khiến cho việc phân phối lại số tài khoản thu được từ việc thanh lý cũng sẽ khó khăn hơn. Nếu như mỗi lần phân phối lại đều yêu cầu một giao dịch trên Ethereum, Layer 1 sẽ bị tắc nghẽn với hàng loạt lệnh hoàn trả cho các Stability Provider. Đội ngũ Liquity đã tận dụng các thao tác toán học để đem đến một thuật toán có khả năng mở rộng cao, giúp theo dõi và kiểm soát những thay đổi trong số dư của người dùng sau thanh lý.

Lãi suất vay 0% và LQTY staking

Cách bình ổn giá truyền thống đã và đang được Maker giới thiệu trên thị trường phần nào giống với cách một ngân hàng trung ương vận hành với nhiều khoản vay có lãi suất khác nhau. Liquity, thay vào đó, cho ra mắt trong phân khúc DeFi concept lần đầu xuất hiện: vay-không-lãi-suất.

Bởi vì Liquity không có một bên cung ứng nào trên phương diện protocol, dự án này có thể hỗ trợ tốt cho concept lãi suất 0%. MakerDAO cũng có thể triển khai tương tự, nhưng họ cần tích lũy doanh thu từ lãi suất để có thể kiểm soát giá DAI, đây cũng chính là điểm nổi bật về sự khác biệt trong cơ chế ổn định giá của 2 protocol.

Khi tính lãi suất cho các khoản vay mà không cần trả phí cho bên cung ứng, MakerDAO tiềm ẩn khả năng tạo ra giá trị mạnh mẽ. Trong khi đó, Liquity lại tập trung mang đến cho người dùng/người đi vay những đề xuất giá trị phù hợp và công bằng hơn, đồng nghĩa với việc dự án này phải hy sinh lợi ích về giá trị tích lũy tạo ra cho token thứ hai trên nền tảng - LQTY, vì lãi suất đưa ra sẽ giúp đem đến nhu cầu lớn hơn cho LQTY.

Thay vào đó, LQTY sẽ được trao thưởng cho các Stability Provider khi stake token với mục đích tích lũy giá trị từ nguồn doanh thu phí của protocol. Tổng giá trị thưởng sẽ lại lần nữa được phân phối đến người dùng theo cổ phần sở hữu. Các chủ sở hữu LQTY có thể đơn giản stake token thông qua hợp đồng và sẽ không bị khóa lượng token đã stake. Token LQTY được stake này không dùng cho mục đích hỗ trợ hệ thống hay mục đích quản trị.

1632382459099.png


Kinh tế học đằng sau LQTY

100,000,000 token LQTY đã được mint khởi điểm. 35.3% lượng token này được giữ lại như là phần thưởng cho cộng đồng. Trong đó, 32% lượng dự trữ sẽ được phân phối đến các frontend của protocol, và từ đó được chia lại cho các Stability Provider như phần thưởng khích lệ. Việc phát hành token LQTY sẽ được triển khai theo cơ chế giảm một nửa hằng năm, để vừa đảm bảo lợi ích ưu tiên cho những người dùng tham gia sớm, vừa có thể giữ mức lợi nhuận tiềm năng cho những người chơi sau.

Tỉ suất lợi nhuận hàng năm APR của LQTY tạo ra từ lượng LUSD được gửi vào trong Stability Pool sẽ được tính xấp xỉ dựa vào công thức:

1632382469735.png


Phần lớn phân bổ của LQTY sẽ được dành riêng cho đội ngũ xây dựng - tư vấn (23.7%), và cho nhà đầu tư (33.9%), cả hai đều với thời hạn khóa tối thiểu 1 năm. Các nhân viên và nhà tư vấn của dự án cũng sẽ phải thực hiện giai đoạn vesting (khóa token). Lượng nhỏ LQTY còn lại sẽ một phần được phân bổ vào nền tảng Uniswap LP farming cho pool LUSD:ETH (đã kết thúc) và một phần được giữ lại như nguồn Dự trữ Cộng đồng (Community Reserve) hỗ trợ cho nguồn Tài trợ Thanh khoản (Liquidity Endowment), phục vụ mục đích phát triển hệ sinh thái. 6.1% khác sẽ được giữ lại cho các chi trả sử dụng của công ty với yêu cầu khóa tối thiểu 1 năm. Ngoài ra, khoảng 1% khác sẽ được dự phòng cho các Service Provider, cũng với yêu cầu khóa tối thiểu 1 năm.

1632382479141.png


Frontend phi tập trung

Liquity sẽ vận hành các frontend được tạo ra bởi các bên thứ 3, và liên tục khuyến khích các bên tham gia tạo ra frontend. Trong khi đó, đội ngũ Liquity sẽ tập trung hơn vào việc xây dựng sản phẩm cốt lõi. Chính sách frontend phi tập trung được ra mắt để tránh các trường hợp gây ra một điểm lỗi chung cho nhóm người dùng.

Để giúp cho quá trình triển khai các dự án borrowing đơn giản và dễ dàng hơn, Liquity cung cấp cho các bên một bộ công cụ phát triển phần mềm SDK hỗ trợ. Quá trình này được mở rộng cho tất cả mọi người để ai cũng đều có thể dựa theo nguyên tắc và cho ra đời các nền tảng borrowing trên Liquity. Với giá trị TVL hơn $2 tỷ, Liquity hiện thời đã và đang tập hợp được hơn 24 nhà điều hành frontend.

Một chức năng quan trọng của các nhà điều hành frontend là hỗ trợ cho việc phân phát phần thưởng LQTY. Liquity trao cho các nhà điều hành frontend lượng LQTY thưởng tương ứng với tỉ lệ TVL họ tạo ra trên tổng TVL của toàn bộ mạng lưới. Những nhà điều hành được phép chia lại mức thưởng này cho người dùng của họ tùy theo mong muốn, được gọi là “kickback”. Về phương diện kĩ thuật, chức năng này cho phép nhà điều hành chia lại lên đến 100% phần thưởng, để có thể dễ dàng thành lập nên cộng đồng lớn mạnh của riêng họ. Ngoại trừ Zerion, không nhà điều hành nào có kickback rate thấp hơn 95%. Nhìn chung, phần lớn các frontend đều có mức kickback tuyệt đối từ 99% đến 100%.

Cơ chế ổn định giá

Thay vì tính lãi suất cho các khoản vay, dự án này sẽ thu về một lần duy nhất phí phát hành dưới dạng token LUSD. Mức phí này thay đổi theo thuật toán, dao động từ 0.5% đến 5% và được đặt lại ở mức số 0 khi bật Chế độ Phục hồi. Tương ứng với phí phát hành, sẽ có một khoản phí chuộc lại cho mọi khoản vay, trả dưới dạng ETH, giúp cân bằng giá peg. Phí chuộc lại sẽ được giữ ở mức cao hơn so với phí phát hành để đề phòng các nhà giao dịch lợi dụng Liquity. Bằng cách này, các nhà đầu tư chênh lệch trên căn bản vẫn phải trả lại cho hệ thống một khoản doanh thu, trong khi người dùng được khuyến khích đi vay với mức phí phát hành thấp hơn.

Thuật toán để tính phí phụ thuộc phần lớn vào tỉ lệ chuộc lại, chính là tốc độ ETH được rút ra khỏi protocol khi người đi vay trả hết nợ để chuộc về tài sản thế chấp. Nhu cầu chuộc ra càng nhiều, mức phí phát hành cơ sở sẽ được hạ xuống để khuyến khích người đi vay tiếp tục vay, giữ cho mức peg vượt qua áp lực giảm giá.

Cơ chế ổn định giá được xây dựng xung quanh giá peg, cho thấy một điểm khác biệt quan trọng giữa token DAI của MakerDAO và token LUSD. LUSD được đặt giới hạn trên (hard cap) hiệu quả ở mức $1.10/LUSD, tại đây người dùng có thể dễ dàng mua bán chênh lệch token này.

Nếu như LUSD được mua bán trên thị trường với mức giá cao hơn $1.10, các nhà giao dịch có thể gửi ETH vào pool và mint với mức nợ tối đa 110%, từ đó tiếp tục bán ra LUSD ở thị trường bên ngoài. Bằng cách này, nhà giao dịch sẽ được đảm bảo lợi nhuận thu về sau khi trả hết nợ ở bước cuối cùng. Vì vậy, có thể nói cơ chế mua bán chênh lệch này chịu trách nhiệm cho cả ranh giới giá trần và giá sàn của LUSD, đem đến một khía cạnh mới mẻ cho protocol.

Liên quan đến mức peg $1/LUSD, khi LUSD được mua bán ở mức cao hơn $1, việc chuộc lại tài sản sẽ hợp lý hơn trong mắt người đi vay, vì họ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi đóng vị thế nợ. Trong khi đó, mức 1 LUSD = 1 USD sẽ luôn được giữ cân bằng bên trong protocol ở mọi thời điểm, không có nguồn cung cấp dữ liệu giá cho LUSD ở thị trường ngoài như Uniswap hay Curve Finance. Nói cách khác, Liquity chỉ nhận dữ liệu giá ETH:USD từ Chainlink. Vì thế, nếu như LUSD rơi xuống dưới mức $1/LUSD ở thị trường bên ngoài, người đi vay có thể mua LUSD từ thị trường, chuộc lại ETH và lại bán tiếp ETH để hưởng mức lợi nhuận không hề rủi ro.

Cuối cùng, điểm đáng chú ý chính là Liquity hoạt động bất biến và không có quản trị, nên việc can thiệp vào cách các dữ liệu giá oracle hoạt động là không thể. Nếu như dữ liệu giá ETH bị hư hỏng hoặc đóng băng, hệ thống được thiết kế để hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người.

Kết luận: Liquity có phải một lựa chọn thay thế khả thi trong phân khúc Borrowing của DeFi?

Không nghi ngờ gì, Maker đã chứng minh được vị thế của bản thân là một trong những stablecoin mạnh mẽ nhất và là thị trường borrowing số 1 trong DeFi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đề xuất giá trị của Liquity mà đang mang đến là một lựa chọn thay thế hấp dẫn. Bất chấp khác biệt về cấp độ protocol, Liquity có thể thu hút nhóm người dùng mục tiêu lớn với đa dạng khẩu vị rủi ro trên DeFi.

Trove với tỉ lệ thế chấp thấp có thể tận dụng đòn bẩy cao hơn, trong khi những người đi vay thế chấp cao có thể giúp ổn định protocol và nhận về các phần thưởng từ việc thanh lý. Điều này giúp tạo nên một hồ sơ người dùng cân bằng, giữa những nhà đầu cơ và những nhà đóng góp giá trị lâu dài. Với sứ mệnh đem đến cho người dùng trải nghiệm đơn giản, Liquity có thể thu hút một nhu cầu lớn tham gia vào DeFi khi cho phép mở khóa ETH ở quy mô rộng.

Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm FXCE Crypto.
 

Đính kèm

Bài viết liên quan
Xem nhiều nhất

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên